Số lượng và tổng thu từ khách du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Số lượng và tổng thu từ khách du lịch

Giai đoạn 2016-2019, theo báo cáo của Sở du lịch Hà Nội, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng khá nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân ước đạt 10,1%/năm, trong đó khách quốc tế là 21,2%/năm. Cụ thể: Năm 2016, khách du lịch đến Hà Nội đạt 21,83 triệu lượt, năm 2018 đạt 26,30 triệu lượt và ước tính năm 2019 đạt 28,945 triệu lượt khách. Về tổng số lượng khách du lịch, tính đến năm 2019, đạt tỷ lệ 96,49% so với chỉ tiêu đề ra vào năm 2020. Tuy nhiên, đến năm 2020 ngành du lịch bị ảnh hưởng, thiệt hại rất lớn, số lượng khách du lịch đến Hà Nội chỉ bằng 30% so với năm 2019 (đạt 8,65 triệu lượt khách).

42

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: lượt khách Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Khách quốc tế 4,020,306 5,270,959 6,005,268 7,025,351 1,020,000 Khách nội địa 17,820,010 18,707,140 20,296,000 21,920,000 7,630,000 Tổng số 21,830,316 23,978,099 26,301,268 28,945,351 8,650,000 (Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội)

Tốc độ tăng trưởng tổng thu từ khách du lịch bình quân ước đạt 17,6%/năm... Đặc biệt, chất lượng du lịch của Hà Nội có nhiều tín hiệu tốt khi thời gian lưu trú bình quân khách du lịch cao hơn (bình quân 3,67 ngày) và mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch đến Hà Nội là 118 USD. Hà Nội được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá, bình chọn nằm trong top các điểm đến hấp dẫn trong khu vực và thế giới, đồng thời nhận nhiều giải thưởng và đề cử danh giá.

Biểu đồ 2.1: Tổng thu từ khách du lịch của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 -2020

62,032

72,509 77,480

103,807

24,920

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

tỷ đồn

g

43

(Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội)

Tuy nhiên, năm 2020, dưới sự tác động của dịch Covid-19 gây tác động bất lợi hàng đầu tới ngành du lịch của thủ đô do thực hiện các quy định giãn cách xã hội trong các đợt dịch đã diễn ra, do đứt gãy chuỗi dịch vụ từ vận chuyển (hàng không, đường bộ) - cơ sở lưu trú - hoạt động sự kiện, lễ hội, vui chơi giải trí... Số lượng lớn các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch phải tạm dừng hoạt động; nhiều lao động ngành du lịch phải nghỉ việc, chuyển đổi lĩnh vực hoạt động. Vì vậy, số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa cũng như doanh thu của ngành du lịch thành phố Hà Nội đã giảm đáng kể.

Song các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã nỗ lực cao nhất để giảm thiểu tác động của dịch; chủ động cơ cấu lại thị trường, sản phẩm, năng lực quản trị; tiếp tục duy trì vị trí cạnh tranh và khẳng định là một lực lượng du lịch trong những đơn vị đầu tầu cả nước, sẵn sàng để bước qua khó khăn, sớm đạt mục tiêu phục hồi và phát triển nhanh, bền vững thời gian tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)