Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội (Trang 92 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và

doanh nghiệp về phát triển du lịch bền vững

Trong các hoạt động du lịch và phát triển du lịch bền vững, cộng đồng dân cư đóng vai trò rất lớn bởi họ vừa là khách du lịch vừa là đối tượng phục vụ các dịch vụ du lịch, vừa góp phần tạo nên môi trường xã hội cho du lịch phát triển. Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững thì việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất cần thiết. Chính quyền địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước về vị trí, vai trò và động lực của hoạt động du lịch cho mọi chủ thể, đối tượng để tạo sự đồng thuận xã hội về phát triển du lịch theo hướng bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030

85

trên địa bàn Thành phố Hà Nội; triển khai sâu rộng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước về du lịch nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển du lịch, ngành, nghề du lịch trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội của thành phố đối với các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch.

Thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú đa dạng như truyền hình, báo chí, các clip giới thiệu các giá trị tài nguyên du lịch nổi bật của Hà Nội để người dân tự hào và đồng hành cùng chính quyền địa phương, vận động đội ngũ cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ và cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố thực hiện nếp sống văn minh; xây dựng phong trào ứng xử lịch sự, mến khách; xây dựng môi trường du lịch xanh, sạch đẹp, thân thiện, “mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”. Tích cực hưởng ứng các hoạt động du lịch vì lợi ích cộng đồng, vì sự phát triển của thành phố.

Tăng cường giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi…dù bằng cách nào cũng phải đảm bảo du lịch đem lại nguồn lợi thiết thực cho cộng đồng dân xư, huy động được cộng đồng dân cư xung quanh tham gia quản lý và gìn giữ tài nguyên, môi trường du lịch bền vững. Thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Đoàn Thanh niên tổ chức tuyên truyền cho người dân địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch, công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia vệ sinh môi trường tại các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn họ sinh sống.

Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách phục vụ cho công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tham gia vào hoạt động du lịch của thành phố, đồng thời cần hỗ trợ phương tiện và có chính sách đãi ngộ cho đội ngũ này.

86

Bên cạnh đó, là một trong những ngành kinh tế dịch vụ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, ngành Du lịch của thành phố Hà Nội cần nhanh chóng chuyển đổi số, quản trị thông minh để từng bước hội nhập và phát triển, vượt qua những khủng hoảng khó khăn trước mắt. Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong quản lý và thông tin du lịch, thông tin các điểm đến, các sản phẩm du lịch của các địa phương, hình thành được hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử liên thông giữa Trung ương, địa phương và có thể hỗ trợ được các doanh nghiệp khai thác, phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá và thông tin du lịch; xúc tiến hợp tác với các hãng công nghệ, hãng du lịch trực tuyến trong việc quảng bá du lịch; tổ chức các hội thảo, các hoạt động truyền thông về việc đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong quản lý, kinh doanh du lịch.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)