Nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA

Một phần của tài liệu “Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của vấn đề này (Trang 37 - 42)

III. VẬN DỤNG LÝ LUẬN TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ

3. Huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

3.2 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA

Từ khi tiếp nhận ODA (11/1993) tới cuối 2010, các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trên 64 tỷ USD với tốc độ trung bình hiện nay đạt gần 8 tỷ/ năm. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư: trong giai đoạn 2006 đến 2010, tổng ODA cam kết là 31.8 tỷ tăng 255 so với 5 năm trước. Các chương trình dự án tài trợ được ký kết đạt 20.1 tỷ USd, tăng 17.9% so với 5 năm trước, vốn giải ngân đạt 13.8 tỷ, tăng 17%. Có nhiều nhận định được đưa ra, Việt Nam là một nước đang phát triển, một thị trường, một nền kinh tế đang lên trong khi khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng. Vốn ODA vào việt nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng cũng có nhiều sự biến động. Viện trợ không hoàn lại giảm rõ rệt từ 20% xuống 7.9% trong khi đầu tư cho phát triển với lãi suất thấp trong thời hạn trả nợ dài tăng 70% tới 81%. Không thể nhìn nhận trên tổng nguồn vốn ODA nếu không có kế hoạch xem xét và sử dụng hợp lý, Việt Nam sẽ trở thành con nợ của thế giới.

b) Huy động và sử dụng và có hiệu quả vốn ODA

Sự chuyển giao các công trình nước ngoài xây dựng theo hợp tác song phương hay đa phương sau khi hoàn tất hoặc cơ bản hoàn thành cho phía Việt Nam, việc khai thác các công trình này tạo ra sự phát triển kinh tế phụ thuộc ở Việt Nam. Muốn có kết quả tốt từ các dự án này cần có mục tiêu và phương hướng ban đầu đúng đắn. Vốn ODA là nguồn phát triển cơ sở hạ tầng và các hạng mục đời sống. Việc sử dụng đúng chỗ đúng mục đích, thời gian là rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của nền kinh tế và khả năng trả nợ của nước ta.

Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản thúc đẩy quá trình tạo ra giá trị thặng dư, nhưng với nguồn vốn ODA thời gian của một vòng chu chuyển là rất dài. 10 năm, 20 năm, 30 năm…nó được đánh giá qua bộ mặt kinh tế xã hội – nơi nó đầu tư vào và được đánh giá bởi sự lớn mạnh kinh tế xã hội nơi được đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng. Sự tuần hoàn của nó kéo dài và lồng ghép song song. Đầu tư vào cái này để thúc đẩy cái còn lại. Nhìn chung cần khai

thác và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, làm cho vốn quay vòng nhanh và thu hồi được nguồn vốn ban đầu nhanh nhất có thể.

4.Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí doanh nghiệp

- Đổi mới và kiện toàn bộ máy quản lí từ trên xuống dưới, chỉ số thông qua đổi mới giúp chúng ta làm việc tốt hơn, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Thông qua đổi mới chúng ta xóa bỏ được cơ chế quản lí cũ, quan liêu, bao cấp chỉ biết đến các chính sách mệnh lệnh mà không có các biện pháp khuyến khích lao động, khuyến khích phát triển.

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lí. Chúng ta phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho họ, chỉ có làm như vậy mới đáp ứng được xu thế của thời đại. Một cán bộ quản lí có năng lực, có trí thức là điều kiện không thể thiếu được cho các doanh nghiệp.

- Cần nghiên cứu chuyển các tổ chức quốc doanh sang chế độ trách nhiệm hữu hạn, lấy vốn pháp định làm cơ sở cho việc xử lí các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp cũng giống như giữa các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

- Các doanh nghiệp cần phải có một chế độ quản lí tài chính công khai, có sổ sách ghi chép, tránh tình trạng lập các quỹ đen chi tiêu không đúng mục đích của các cán bộ quản lí.

- Tránh tình trạng sai sổ sách trong công tác kế toán, chỉ giao sự quản lí cho các cơ quan chuyên môn phụ trách, đảm nhiệm, các cơ quan cấp trên chỉ định hướng xem xét kế hoạch phát triển.

- Quản lí sản xuất cần phải thấy rõ được số lượng, khối lượng và chất lượng của sản phẩm, tránh tình trạng sản xuất tràn làn, không tiêu thụ được sản phẩm.

- Sản xuất cần năng động, bắt kịp nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. - Quản lí đầu tư nguồn vốn có hiệu quả, có mục đích tránh tình trạng đầu tư không trọng điểm, không đem lại kết quả gây ra thất thoát ngân sách cho nhà nước.

- Quản lí người lao động là quản lí một thực thể sinh học chứ không phải là quản lí một cái máy chúng ta phải có các chính sách kinh tế để kích thích người lao động làm việc tốt hơn và có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Tư bản luôn luôn vận động qua 3 giai đoạn khác nhau qua mỗi giai đoạn tư bản lại tồn tại dưới một hình thức và làm trọn một chức năng nhất định. ở giai đoạn I tư bản tồn tại dưới hình thức tiền tệ và làm chức năng mua hàng hoá. ở giai đoạn II tư bản tồn tại dưới hình thức là tư bản sản xuất mà chức năng của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư còn ở giai đoạn III tư bản tồn tại dưới hình thức là tư bản hàng hoá chức năng của nó là thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. Các giai đoạn này diễn ra một cách liên tục không ngắt quãng. Chính từ quá trình vận động này ta rút ra được sự tuần hoàn của tư bản, sự tuần hoàn của tư bản nếu xem xét là một quá trình đổi mới và lặp đi lặp lại chứ không phải là một quá trình cô lập riêng lẻ thì được gọi là chu chuyển của tư bản. Khi nghiên cứu về quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản nó có một ý nghĩa to lớn trong quản lí doanh nghiệp ở nước ta.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa – nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập quốc tế. Để đạt được các mục tiêu kinh tế cần có một lượng vốn lớn và quá trình huy động, sử dụng vốn phải được tiế hành có hiệu quả. Việc vận dụng lý luận kinh tế chính tri Mác – Lênin mà trực tiếp là lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản vào quá trình huy động và sử dụng vốn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển.

Nước ta sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã thu được những kết quả to lớn đáng khả quan. Bộ mặt đất nước đã và đang thay đổi một cách nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trường kinh

tế hêt sức sôi động và cạnh tranh gay gắt do đó để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần kết hợp phân tích lý thuyêt tuần hoàn và chu chuuyển tư bản.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

NỘI DUNG 3 A. LÝ LUẬN TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ BẢN CỦA C.MAC. 3 I. TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN...3

1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản...3

1.1. Công thức chung của tư bản...3

1.2. So sánh hai công thức H-T-H và T-H-T...4

2. Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản...5

2.1. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản...5

2.2 Cách thức giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của TB...6

3. Lý luận tuần hoàn tư bản...7

3.1. Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hóa hình thái của tư bản. 7 3.2 Sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp...11

II. LÝ LUẬN CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN...13

1. Thời gian chu chuyển của tư bản...14

1.1 Thời gian sản xuất...14

1.2. Thời gian lưu thông...15

2. Số vòng chu chuyển của tư bản...15

3. Tư bản cố định và tư bản lưu động...16

3.1 Tư bản cố định...16

3.2. Tư bản lưu động...16

4. Tác dụng và phương pháp làm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản...18

B. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY...20

I. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ BẢN CỦA C.MÁC VÀO QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...21

1. Ứng dụng thực tế của học thuyết...21

2. Vai trò của việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả...22

III. VẬN DỤNG LÝ LUẬN TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ BẢN VÀO QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...23

1. Quá trình huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp...23

1.1. Huy động vốn trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay...24

1.2. Sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay...28

1.3 Giải pháp cho việc huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả...30

2. Huy động và sử dụng vốn trong các ngân hàng thương mại...31

2.1. Khái quát vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại...31

2.2. Thực trạng huy động vốn ở ngân hàng thương mại hiện nay...32

2.3. Thực trạng sử dụng vốn ở ngân hàng thương mại hiện nay...33

3. Huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài...35

3.1 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)...35

3.2 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA...37

4.Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí doanh nghiệp...39 KẾT LUẬN 40

Một phần của tài liệu “Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của vấn đề này (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w