Huy động và sử dụng vốn trong các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu “Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của vấn đề này (Trang 31 - 35)

III. VẬN DỤNG LÝ LUẬN TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ

2. Huy động và sử dụng vốn trong các ngân hàng thương mại

hàng thương mại

2.1. Khái quát vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hàng thương mại

- Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh:trong nền kinh tế thị trường bất kì doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn . Đối với NHTM vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu , là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nếu không có vốn NHTM không thể kinh doanh được.

- Vốn quyết định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng: vốn quyết định đến vấn đề mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng và các hoạt động khác của NHTM .Vốn tự có dùng để mua sắm trang thiết bịm góp vốn liên doanh. Là căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ

- Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường: một NHTM có thể thu hút được nhiều khách hàng khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường , uy tín của ngân hàng biểu hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng khi họ yêu cầu. Nếu có vốn thì khả năng thanh toán sẽ cao uy tín ngân hàng cũng được nâng cao từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường

- Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại: với một ngân hàng quy mô , trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề để thu hút vốn đồng thời khả năng về vốn la điều kiện tiền đề để mở rộng khối lượng tín dụng và quy đinh mức lãi suất cho vay từ đó tạo ưu

thế trong cạnh tranh và giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hình thức liên doanh

Tóm lại: Vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.2. Thực trạng huy động vốn ở ngân hàng thương mại hiện nay

Sau 14 năm đổi mới hoạt động huy động vốn ở các ngân hàng thương mại nước ta đã đạt được một số kết quả : mức huy động tín dụng ngày càng tăng . Trong bối cảnh thị trường chứng khoán, trái phiếu….còn hạn hẹp thì ngân hàng thương mại đã giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , cung cấp dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển tạo điều kiện thu hút khách hàng, góp phần tạo điều kiện luân chuyển vốn nhanh hơn do đó tiết kiệm được chi phí lưu thông . Cơ cấu mạng lưới ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển , thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc đa dạng hóa dịch vụ cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiện bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn, thách thức trong vấn đề huy động vốn

Trong giai đoạn hiện nay xu hướng hội nhập là không thể tránh khỏi, sự gia nhập vào thị trường vốn của ngân hàng ngày càng nhiều đối thủ đặt các ngân hàng thương mại vào sự cạnh trạn ngày càng gay gắt. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đầu tư vốn vào kỹ thuật, cải tiến phương thức quản trị, hiện đại hóa hệ thống thanh toán mới có thể theo kịp tình hình phát triển và làm ăn có hiệu quả

- Hiện nay các dịch vụ của ngân hàng thương mại còn nghèo nàn, đơn điệu , tính tiện ích chưa cao , chưa thuận lợi và cơ hội cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc tiếp cận và sử dụng vốn còn ít. Bên cạnh đó phần lớn các Ngân hàng thương mại còn thiếu chiến lược kinh doanh thiếu hiệu quả và bền vững . Hoạt động kiểm tra, kế toán, kiểm toán còn yếu thiếu tính độc lập , hệ thống thông tin báo cáo tìa chính và quản lý

còn khác biệt so với hệ thống kế toán ngân hàng thế giới do đó không phản ánh đúng đánh giá đầy đủ hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường

- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trong thấp, nguồn tiền gửi của cư dân còn nhỏ , nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi với lãi suất cố định tuy ổn định song dễ dẫn đến rủi ro về mặt lãi suất. Vốn điều lệ trong các ngân hàng thương mại còn bé, tỷ trọng vốn đầu tư nhỏ, độ an toàn trong các ngân hàng thương mại chưa cao => khả năng huy động vốn còn hạn chế

- Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng làm cho mức chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra ngày càng thu hẹp .Do cạnh tranh lãi suất huy động vốn tăng cao trong khi lãi suất cho vay lại tăng chậm, khoản chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thấp. Do lo lắng đồng tiền bị mất giá nên khách hàng đến rút tiền để đầu tư các lĩnh vực khác ngày càng đông , trong khi số người gửi tiền giảm điều này đã gây khó khăn cho vấn đề huy động vốn ở các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay

2.3. Thực trạng sử dụng vốn ở ngân hàng thương mại hiện nay

Trong những năm gần đây bối cảnh kinh tế nước ta xuất hiện nhiề thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tín dụng. Nền kinh tế đang từng bước tăng trưởng , khá tiêu biểu la hoạt động xuất nhập khẩu.Đặc biệt tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả,thủy sản…..là những thuận lợi cho vôn tín dụng của ngân hàng thương mại. Môi trường vĩ mô cho hoạt động tín dụng dần dần đi vào ổn định, rõ ràng và an toàn hơn.

Những năm gần đây đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại là thay đổi cơ cấu thu nhập nhất là đối với các ngân hàng thương mại với quy mô lớn. Nhìn chung tỷ trong doanh thu từ hoạt động tín dụng giảm xuống ở hầu hết các ngân hàng, tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng sử dụng vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

đã thu được một số kết quả nhất định và vẫn đang đối mặt với những thách thức đáng lưu ý.

a) Một số kết quả đạt được

- 2/8/2000 Ngân hàng nhà nước chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại chủ động linh hoạt quy định lãi suất, cho vay theo quan hệ với khác hàng, lãi suất cho vay linh hoạt theo diễn biến cung cấp vốn , theo yêu cầu của thị trường và khách hàng làm cho hoạt động tín dụng được mở rộng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của các doanh nghiệp

- Hiện nay các ngân hàng thương mại đã quan tâm đến việc thiết kế các loại sản phẩm tín dụng bán ra, quan tâm đến sức mua của khách hàng như cho vay theo dự án BOT. cho vay trả góp,….tóm lại đã có nhiều loại cho vay cụ thể để khách hàng có cơ hội lựa chọn sản phẩm mà họ mong đợi

- Bên cạnh đó ngân hàng còn cho vay, phục vụ các đối tượng chính sách và chương trình phát triển kinh tế của chính phủ mang lại hiệu quả rõ rệt về mặt xã hội

b) Những vấn đề còn tồn tại

- Mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng còn chậm, mức tăng trưởng tín dụng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng vốn huy động do một số nguyên nhân như: các công ty làm ăn thô lỗ, phá sản, hàng loạt vụ án lớn đối với doanh nghiệp vay vốn bị đưa ra xét xử khiến ngân hàng e ngại không dám mở rộng cho vay như trước. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện khả thi nên khó tiếp cận với vốn ngân hàng ngoài ra một số ngành trước đây tăng trưởng thì nay lâm vào tình trạng khó khăn do biến động của thị trường hay rủi ro. Vì vậy ngân hàng khó khăn trong việc phát triển hoạt động tín dụng

- Từ 2/8/2000 khi doanh nghiệp nhà nước áp dụng điều hành theo lãi suất cơ bản dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất. Bên cạnh một số mặt tích cực cũng tồn tại một số lo ngại như hạ lãi suất theo kiểu phá giá theo đó nó chỉ thu hút được khách hành chứ không thu được lơị nhuận nó sẽ gây khó

khăn cho các ngân hàng có môi trường kém thuận lợi. Cạnh tranh các ngân hàng sẽ nới lỏng các điều kiện cho vay như vậy sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng.

- Rủi ro đối với hoạt động tín dụng có xu hướng tăng: tổng số vốn bị quá hạn tăng , xuất hiện các khoản dư nợ được điều chỉnh kì hạn…..Bên cạnh đó các loại hình cho vay của các ngân hàng thương mại còn nghèo nàn.Một số doanh nghiệp thương mại thường ít áp dụng phương thức luân chuyển mà chỉ cho vay theo từng món độc lập vì thế vốn tín dụng thường không tiếp cận kịp thời với đối tượng cho vay. Khách hàng có ít cơ hội lựa chọn , nhiều khách hàng cần vốn dài hạn nhưng bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn dẫn đến tình trạng lúng túng về tài chính

- Tuy tín dụng ngân hàng phục vụ cho các đối tượng chính sách nhưng vẫn tồn tại một số vướng mắc nhất là khả năng thu hồi vốn thấp, nợ quá hạn tăng.Ngoài ra còn một sô khó khăn về cán bộ tín dụng : tình trạng quá tải về cán bộ tín dụng , trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu “Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của vấn đề này (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w