9. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
Yếu tố nhận thức của CBQL, giáo viên về công tác BDCM cho giáo viên. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công
tác chuyên môn cho giáo viên. Khi mỗi nhà quản lý và giáo viên có ý thức nâng cao chuyên môn cho chính bản thân mình.
Yếu tố năng lực thực hiện các chức năng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN của Ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường là lực lượng giữa vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu và cách thức tổ chức các hoạt động BDCM cho GVMN, định hướng cách phát triển chuyên môn cho GVMN đi đúng hướng.
Yếu tố năng lực báo cáo của đội ngũ báo cáo viên, khả năng xây dựng nội dung bồi dưỡng, kỹ năng trình bày, báo cáo trước tập thể, nội dung và cách thức đánh giá sau bồi dưỡng Người báo cáo viên phải là người đi đầu trong các công tác bồi dưỡng phải thực hiện lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của người học và thu hút người học vào các HĐ của mình thì mới thay đổi nhận thức và hành động của giáo viên.
Yếu tố bồi dưỡng chuyên môn hiện có của đội ngũ GVMN tại các trường. Tính tự giác, chủ động, khả năng tự học của giáo viên. Nếu đội ngũ giáo viên nhà trường đồng đều về năng lực thì việc xây dựng các nội dung bồi dưỡng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở các trường vẫn có sự chênh lệch về trình độ khả năng tự học, tự phấn đấu vươn lên nhất là xét theo khía cạnh độ tuổi và thâm niên công tác. Do đó, việc phát huy bồi dưỡng theo nhóm, tổ hoặc tự bồi dưỡng sẽ là một biện pháp tốt cho tình trạng này.
Yếu tố phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường. Đây là yếu tố tạo nên sự gắn kết giữa các HĐ của HĐ bồi dưỡng, sự đồng lòng luôn tạo nên sức mạnh, giúp cho các HĐ bồi dưỡng diễn ra nhịp nhàn và hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 1
Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển giáo dục. Trong nhà trường đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Muốn có được đội ngũ GV vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, người CBQL phải luôn luôn có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV về rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, BDCM nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm. Người CBQL phải có trách nhiệm BDCM, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Hơn nữa loại hình GDMN là loại hình giáo dục tự nguyện không bắt buộc. Vì vậy, để thu hút trẻ tới trường mầm non, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, giúp trẻ phát triển về mọi mặt như trí tuệ, thể lực. Việc Quản lý công tác BDCM cho GV ở các trường sẽ giúp GV nâng cao trình độ nhận thức, kĩ năng sư phạm, phát huy được những mặt tích cực khắc phục những tồn tại, yếu kém góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng nhu cầu thời đại.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.1.1. Quá trình khảo sát
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng; thực trạng về quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá qua số liệu đã điều tra thực trạng. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Đề tài luận văn tập trung khảo sát các nội dung như sau:
Thứ nhất, tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Thực trạng về mục tiêu của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non
Thực trạng về nội dung công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non
Thực trạng về hình thức công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non
Thực trạng về phương pháp công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non
Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non
dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Gồm những nội dung sau:
Thực trạng quản lý mục tiêu chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định Thực trạng quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Thực trạng quản lý các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
2.1.3. Đối tượng khách thể khảo sát
Đối tượng khảo sát là CBQL và GVMN. Cụ thể là 16 CBQL và 99 GVMN đang tham gia công tác ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
- Sử dụng phương pháp khảo sát chủ yếu bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến về thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động BDCM cho GVMN.
- Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp phỏng vấn được thực hiện với các đối tượng là CBQLvà giáo viên các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định nhằm bổ sung thêm kết quả thu được từ việc điều tra.
- Sau khi thu lại phiếu khảo sát tiến hành thống kê và xử lý các số liệu thu được, tiến hành phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Mức đánh giá các phiếu khảo sát theo thang điểm bậc 5 + Mức 1= 5 điểm: Tốt/ Rất cần thiết/ Rất thường xuyên + Mức 2= 4 điểm: Khá/ Cần thiết/ Thường xuyên
+ Mức 3= 3 điểm: Trung bình/ Tương đối cần thiết/ Tương đối thường xuyên
+ Mức 4= 2 điểm: Yếu/ ít cần thiết/ ít thường xuyên
+ Mức 5= 1 điểm: Kém/ Không cần thiết/ Không thường xuyên - Đồng thời đưa ra quy ước thang điểm như sau:
+ Từ 4,2 đến 5: Tốt/ Rất cần thiết/ Rất thường xuyên + Từ 3,4 đến 4,2: Khá/ Cần thiết/ Thường xuyên
+ Từ 2,6 đến 3,4: Trung bình/ Tương đối cần thiết/ Tương đối thường xuyên + Từ 1,8 đến 2,6: Yếu/ ít cần thiết/ ít thường xuyên
+ Từ 1 đến 1,8: Kém/ Không cần thiết/ Không thường xuyên + Tỉ lệ % + Trung bình cộng: 1 1 2 2 ... n n n x n x n x X N Trong đó: N = n1+ n2 + +nn x: điểm số của các mức độ
n: số lượng phiếu chọn ở mỗi mức độ
2.2. Khái quát chung về Tình hình phát triển kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội
Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định. Huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm 6 xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hoà, Canh Liên và thị trấn Vân Canh. Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, Phú Yên, Đông Nam giáp thị xã Sông Cầu, Phú Yên, phía Bắc giáp thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn, phía Đông giáp thành
phố Quy Nhơn, Đông Bắc giáp huyện Tuy Phước, phía Tây giáp huyện Kông Chro, Gia Lai.Vân Canh cách không xa Quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì. Từ Vân Canh, xuống Cảng Quy Nhơn, hoặc ngược lên đường 19, đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, tỉnh lộ ĐT 638 từ thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Hàng hóa từ Vân Canh ra Bắc, vào Nam, hay ngược lên Tây Nguyên đều thuận lợi và ngược lại.
Huyện Vân Canh Có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Chăm, dân tộc Kinh và dân tộc Ba Na. Dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hoà, dân tộc Ba Na tập trung ở các xã Canh Thuận, Canh Liên, Canh Hiệp với dân số chiếm trên 40% so với tổng dân số. Người Chăm (Chăm Hroi) ở Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng được chú ư trong cộng đồng người Chăm trong cả nước. Người Chăm ở Vân Canh sống xen cư với người Ba Na và người Kinh, họ có khá nhiều tên gọi khác nhau như Chăm Hroi, Chăm Đắc Rây, Hroi, Aroi, Chăm Đèo, Chăm Hơđang, ... Có thể gốc gác người Chăm ở Vân Canh vốn là người Chăm cổ. Những người Chăm cổ này sau sự kiện thất bại của Vương quốc Chiêm Thành ở thành Đồ Bàn đã chạy dạt lên đây rồi tụ cư lại. Trong quá trình sinh sống do tách biệt cộng đồng ban đầu, do ảnh hưởng của người Ba Na sống trước đó nên trong văn hoá của bộ phận Chăm miền núi này dần xuất hiện những yếu tố văn hoá mới. Cũng có thể người Chăm này vốn là nhóm người địa phương của người Chăm cổ có mặt ở Vân Canh trước đó. Trong quá trình phát triển đã mang yếu tố văn hoá của nguồn cội, đồng thời mang yếu tố văn hoá khác do môi trường sống tạo nên.
Huyện Vân Canh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp; trong đó, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến thể mới Delta đã gây ảnh hướng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của đại bộ phận
người dân ở tỉnh Bình Định, trong đó có huyện Vân Canh. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự hướng dẫn, giúp đỡ của các sở, ngành, cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và Nhân dân, các cấp, các ngành và sự phối hợp, tham gia tích cực, hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội huyện Vân Canh ra sức khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, triển khai quyết liệt các biện pháp đồng bộ, linh hoạt nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn huyện; thực hiện "mục tiêu kép" - vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh với tinh thần "chống dịch như chống giặc", vừa quyết tâm duy trì, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm đời sống của Nhân dân. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội huyện mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh kéo dài nhưng nhìn chung tiếp tục đạt được một số kết quả tích cực.
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản (giá so sánh năm 2010) năm 2021 là 998 tỷ đồng, tăng 0,4% so với kế hoạch năm.
Về trồng trọt,Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 2.575,2ha, đạt 52% so với kế hoạch, giảm 30% so với năm 2020. Trong đó: Diện tích cây lúa 1.472,6 ha, đạt 99,2% so với kế hoạch, giảm 0,04% so với năm 2020, sản lượng lúa 8.527,7 tấn1, năng suất đạt 57,9tạ/ha;diện tích cây trồng cạn là 1.102,6 ha, đạt 62,3% so với với kế hoạch
Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện khoảng hơn 22.361 con, trong đó: tổng đàn bò 13.124 con, giảm 725 con so với năm 2020, bò lai chiếm tỷ lệ trên 61% so với tổng đàn; tổng đàn dê 2.850 con, tăng 200 con so năm 2020; tổng đàn heo 6.387con, giảm 3.296 con so vớinăm 2020; tổng đàn gia cầm 55.665 con, giảm 3.035 con so vớivới năm 2020.
Về lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng được tăng cường. Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện theo Kế
hoạch số 36/KH-UBND ngày 24/3/2021 của UBND tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp 224 lượt qua Đài Truyền thanh cấp xã; tổ chức 22 đợt tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR có 1.725 lượt người tham dự; thực hiện giao khoán bảo vệ rừng 18.770,87 ha rừng cho hộ gia đình, cộng đồng địa phương,trong đó:khoán bảo vệ rừng thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững 1.495,9 ha, khoán bảo vệ rừng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số 17.274,86 ha.Tổng diện tích chăm sóc rừng trồng là 372,86 ha, trong đó: diện tích chăm sóc rừng phòng hộ 62,28 ha, chăm sóc rừng sản xuất 3.265,58 ha; tổng diện tích trồng rừng năm 2021 là 2.509,61 ha, trồng rừng phòng hộ là 45,99 ha, trồng rừng sản xuất 2.463,62 ha. Khai thác rừng trồng được 3.005,74 ha rừng, sản lượng đạt 270.516 tấn gỗ;
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giá so sánh năm 2010) ước đạt 624 tỷ đồng,tăng 2% so với kế hoạch năm. Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh hiện nay có quy mô 37 ha (phần bổ sung thêm 20 ha đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết); các ngành nghề thu hút đầu tư tại Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh bao gồm: Chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí; tiểu thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. Hiện nay đã thu hút đầu tư được 05 doanh nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 96,3% so với diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch chi tiết (Chưa bao gồm phần mở rộng 20 ha). Giá trị sản xuất dịch vụ (theo giá so sánh 2010) thực hiện 144 tỷ đồng, vượt 4,3% so với kế hoạch năm. Tổ chức tuyên truyền hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 trên địa bàn huyện
Ngành giáo dục đã tổ chức tốt việc dạy và học sau thời gian tạm dừng do dịch Covid-19, hoàn thành chương trình năm học 2020-2021 trước ngày 31/5/2021 đúng kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững và từng bước được nâng cao; các cuộc vận động lớn của ngành được triển khai thực hiện tốt. Kết quả xét duyệt hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp THCS 99,7%; triển khai tốt công tác phục vụ kỳ thi tốt
nghiệp THPT Quốc gia trên địa bàn an toàn, hiệu quả, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 90,11% tăng 2,25% so với năm học trước; đã chỉ đạo các trường tổ chức tổng kết năm học và tổ chức Ngày khai giảng năm học mới trong mùa dịch COVID-19 theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh. Các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường, đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 trong nhà trường; thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học,chương trình giáo dục phổ thông đổi mới lớp 1, 2 và lớp 6 được chuẩn bị kỹ lưỡng, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng PCGD các bậc học. Quy mô trường, lớp tiếp tục được củng cố và phát triển; công tác duy trì và nâng cao chất lượng đối với trường đạt chuẩn Quốc gia được quan tâm chỉ đạo, đến nay, toàn huyện có 08/19 trường đạt chuẩn Quốc gia, tỉ lệ 42,11% trong đó có 01/07 trường MN, 05/07 trường tiểu học và 02/05 trường THCS, so với năm 2019-2020, số trường chuẩn quốc gia tăng 02 trường (Mẫu giáo Canh Vinh và Tiểu học Canh Thuận) và giảm 05 trường do sáp nhập trường theo quy định. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng là 22 học sinh, tỉ