Khái niệm công tác bồidưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Khái niệm công tác bồidưỡng chuyên môn

Bồi dưỡng chuyên môn là làm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu

cầu lao động nghề nghiệp.

Theo quan niệm của tổ chức UNESCO: "Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp".

Tác giả Nguyễn Minh Đường cho rằng "Bồi dưỡng có thể coi là một quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường xuyên được xác định bằng một chứng chỉ".[10]

Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vận dụng để bù đắp kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu phát triển của xã hội, thường được xác định bằng chứng chỉ. Do đó bồi dưỡng có những yếu tố cơ bản là: Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn qua hình thức học tập đào tạo nào đó; bồi dưỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phương thức thực hiện; đối tượng được bồi dưỡng phải có một trình độ chuyên môn nhất định, cần được bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ, để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt được hiệu quả công việc đang làm. "Bồi dưỡng" thường gắn với hoạt động dạy học nhằm bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả người dạy và người học. Xét về mặt thời gian thì đào tạo thường có thời gian dài hơn, nếu có bằng cấp thì bằng cấp chứng nhận về mặt trình độ, còn bồi dưỡng có thời gian ngắn và có thể có giấy chứng nhận đã học xong khoá bồi dưỡng. Tuy nhiên khái niệm đào tạo và bồi dưỡng chỉ là tương đối.

Xét một cách khác, bồi dưỡng được xác định như một quá trình làm biến đổi hành vi, thái độ con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập. Việc học tập nảy sinh trong quá trình tự học, giảng dạy, giáo dục và quá trình lĩnh hội kinh nghiệm từ tài liệu học tập.

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chính là quá trình bổ sung “bồi đắp” những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng sư phạm, cập nhật những cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái cũ còn phù hợp.

Qua những khái quát trên, chúng tôi quan niệm:“Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non là những tác động có mục đích, có tổ chức của các lực lượng bồi dưỡng đến giáo viên mầm non giúp cho giáo viên hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)