Nội dung công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầmnon

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 34)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầmnon

BDCM là một việc không thề thiếu của người GV trong suốt quá trình công tác. Mỗi GV cần phải có một trình độ chuyên môn vững chắc, sâu rộng. Vì vậy, GV cần được bồi dưỡng những kiến thức cập nhật. Đối với những GV chưa đạt trình độ chuẩn thì được bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định. Trên cơ sở những kiến thức chuyên môn chắc chắn mới thể hiện kỹ năng sư phạm nhuần nhuyễn. Có nghĩa là người GV có một trình độ chuyên môn vững vàng, kiến thức sâu sắc, toàn diện là cơ sở cho việc cải tiến phương pháp dạy học và hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm. Việc bồi dưỡng để hoàn thiện kỹ năng sư phạm là cần thiết và phù hợp với khả năng của các trường, là hình thức phổ biến thường làm ở các trường.

Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN bao gồm: + Bồi dưỡng kiến thức:

Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục MN, về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi MN; Các kiến thức cơ sở chuyên ngành; Các kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục MN.

+ Bồi dưỡng những kỹ năng về chăm sóc - giáo dục trẻ:

Bồi dưỡng về kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ theo năm học, tháng, tuần; lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục

tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ.

Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ như: tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ; tổ chức bữa ăn, giấc ngủ; rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ; phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

Bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho GVMN

Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ: tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp; sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; quan sát, đánh giá và có phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ phù hợp.

BDCM nghiệp vụ: Soạn, giảng, kỹ năng bảo quản thiết bị dạy học; làm đồ dùng tự tạo và khai thác và sử dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học

Bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp: Tự đánh giá, tự học và giải quyết vấn đề

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý: Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá học sinh theo bộ chuẩn giáo dục qua các tiêu chí, xây dựng môi trường lớp học

Bồi dưỡng kỹ năng quản lý lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ; Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động CS-GD trẻ; sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích CS-GD; Quản lý và sử dụng hiệu quả hồ sơ cá nhân, nhóm, lớp. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm; Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn; Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ; Giao tiếp,

ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác.

Bồi dưỡng nhằm phát triển khả năng quan sát và đánh giá sự phát triển trẻ em của GVMN

+ Bồi dưỡng thực hiện chuyên đề:

Chuyên đề được hiểu là những vấn đề chuyên môn được đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó, góp phần nâng cao chất lượng CS-GD trẻ. Chính vì vậy, Hiệu trưởng cần có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trung vào những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều GV hoặc vấn đề mới theo chỉ đạo của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lý luận và có kỹ năng thực hành chuyên đề tốt.

Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến

1.3.3. Hình thức công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Tùy theo nội dung và các điều kiện hiện có, các trường MN thường có các hình thức bồi dưỡng sau:

- Bồi dưỡng tại chỗ: Là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường, nơi GV công

tác, thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo theo từng trường hoặc cụm trường... Có nhiều hoạt động phong phú để bồi dưỡng GV theo hướng này:

+ Tổ chức cho GV dự giờ, thăm lớp lẫn nhau.

+ Tổ chức chuyên đề về phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. + Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học kì, mỗi năm học.

+ Các GV trong trường có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm việc theo cặp hoặc theo tổ. GV giỏi giúp GV còn yếu về chuyên môn, GV có kinh nghiệm giảng dạy giúp GV mới ra trường.

+ Tổ chức cho GV giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. + Tạo điều kiện cho GV tham dự các hội thảo, seminar

- Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVMN để họ

trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu không sẽ khó có thể dạy tốt chương trình mới.

- Bồi dưỡng thay sách: Là hình thức bồi dưỡng được tiến hành khi có

những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Loại bồi dưỡng này chủ yếu giúp GV có kiến thức mới, cập nhật những đổi mới trong chương trình về nội dung cũng như phương pháp giáo dục, kỹ năng sư phạm giúp cho đội ngũ GVMN có thể dạy tốt chương trình mới. Các đợt bồi dưỡng thay sách này thường diễn ra trong hè trước khi năm học mới bắt đầu.

- Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu: Với các yêu cầu như: Phát

huy hình thức tự BD, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận; Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp; Chú trọng sử dụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học. BD là loại hình của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Trong BD, việc tự bồi dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổ chức và có sự tác động đúng hướng của quản lý. BD tập trung chỉ có hiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡng của người học.

Như vậy, tùy theo nội dung và các điều kiện hiện có, các trường MN thường có các hình thức bồi dưỡng sau:

+ Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở và phòng GD&ĐT huyện;

+ Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở GD&ĐT và phòng GĐ&ĐT của huyện;

+ Trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ;

+ GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp);

1.3.4. Phương pháp công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Phương pháp bồi dưỡng GV là khâu đột phá có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Do vậy cần chú trọng những phương pháp: - Đổi mới phương thức học tập của các GV trong các chương trình bồi dưỡng theo hướng tập trung vào hoạt động của GV với phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính. Lôi cuốn, hướng dẫn cho GV tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập với sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn, luôn phát hiện, tìm tòi, không cứng nhắc, gò bó, rập khuôn theo những gì đã có trong tài liệu.

- Tăng cường tổ chức theo nhóm môn học trong từng tập thể sư phạm, nêu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, có chuyên gia giải đáp... Tạo điều kiện cho GV được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chương trình, đối mới phương pháp dạy học- giáo dục.

Do vậy, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN cần chú trọng đến:

+ Thuyết trình của báo cáo viên;

+ Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành; + Nêu vấn đề kết hợp thảo luận theo nhóm;

+ Nêu vấn để, giáo viên nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo;

+ Kết hợp thuyết trình với hoạt động trải nghiệm thực tế cho giáo viên MN;

+ Phối hợp các phương pháp khác.

1.3.5. Các điều kiện hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Để giúp cho công tác BDCM đạt kết quả cao thì các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác này rất quan trọng. Các điều kiện hỗ trợ BDCM được chuẩn bị chu đáo sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động BDCM cho GVMN. Điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng như: Báo cáo viên, cơ sở vật chất, chế độ chính sách, chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Về báo cáo viên: Lựa chọn giảng viên có hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn, nắm vững nội dung bài giảng, có kinh nghiệm giảng dạy, khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn xác để truyền đạt đến GVMN nhằm giúp họ tiếp thu kiến thức, kỹ năng để bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn

- Về cơ sở vật chất: Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng sẽ góp phần vào sự thành công hoạt động này. Để triển khai nội dung thì cần phải có phương tiện hỗ trợ. Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và tự bồi dưỡng đã xây dựng, nhà quản lý phải nắm bắt được các nhu cầu về cơ sở vật chất cần hỗ trợ. Rà soát, kiểm tra, có kế hoạch mua sắm, huy động các nguồn hỗ trợ để bổ sung các trang thiết bị còn thiếu. Địa điểm tổ chức bồi dưỡng cần thuận lợi về giao thông, phòng học phù hợp, đầy đủ các trang thiết bị nghe, nhìn, đồ dùng học tập và được vận hành tốt; thời gian tổ chức phù hợp thì giáo viên sẽ tham dự đầy đủ và tập trung cao.

- Về chế độ chính sách: Nhà trường cần có cơ chế chính sách, chế độ ưu đãi, tạo điều kiện quan tâm, động viên, khen thưởng đối với HĐ bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, đối với báo cáo viên tham gia bồi dưỡng cũng như những GVMN tích cực tham gia HĐ bồi dưỡng. Đồng thời phải có phê bình, nhắc nhở và hình thức chế tài đối với những giáo viên không tham gia thực hiện công tác bồi dưỡng.

1.4. Lý luận về quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

1.4.1. Quản lý mục tiêu chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non mầm non

Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là mô hình kết

quả bồi dưỡng dự định đạt được. Việc xây dựng mục tiêu BD là vấn đề đặc biệt quan trọng. Mục tiêu BD là một phần của mục tiêu xây dựng người GVMN theo chuẩn nghề nghiệp mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Do vậy, Hiệu trưởng cần nắm rõ mục tiêu BDCM chính là góp phần xây dựng đội ngũ giáo

viên mầm non vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Quản lý BDCM cho giáo viên mầm non hiệu trưởng phải xây dựng được mục tiêu cụ thể của từng đợt bồi dưỡng và tổ chức thực hiện mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.

Trên cơ sở mục tiêu bồi dưỡng đã xác định, hiệu trưởng cần xây dựng, lựa chọn các nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Hình thức và phương pháp BDCM cho giáo viên mầm non phải hết sức linh hoạt, phù hợp với nội dung, với trình độ của giáo viên, lôi cuốn, hấp dẫn giáo viên, để họ tích cực tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng.

Quản lý BDCM cho giáo viên các trường mầm non là nhằm bảo đảm cho các hoạt động diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng trình độ và năng lực chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non.

+ Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên

+ Giúp giáo viên đáp ứng chuẩn ngạch giáo viên mầm non. + Nâng cao trình độ trên chuẩn cho giáo viên mầm non.

+ Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. + Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm.

Mục tiêu của hoạt động BDCM cho giáo viên các trường mầm non là giúp cho giáo viên nắm được kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Do vậy, quản lý mục tiêu hoạt động BDCM cho giáo viên là quá trình hiệu trưởng quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu; Quản lý quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện mục tiêu; Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm đạt được kết quả cao.

1.4.2. Quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non mầm non

Quản lý nội dung chương trình GDMN là thực hiện các chức năng quản lý như: Lựa chọn nội dung, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh

giá nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình ND-CS-GD trẻ đúng quy định góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Theo thông tư Số: 52/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường mầm non quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng ND-CS-GD trẻ em của nhà trường[6]

Để quản lý tốt nội dung chương trình BDCM cho giáo viên mầm non Hiệu trưởng cần:

+ Lựa chọn nội dung chương trình: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, nội dung BDCM cho giáo viên mầm non theo Thông tư số 51/2020/TT- BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [5]. Thực hiện chương trình BDCM cho giáo viên mầm non là một trong những nội dung thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của trường mầm non. Hiệu trưởng phải nắm vững và tổ chức hướng dẫn cho GV nghiên cứu để nắm vững chương trình, mục tiêu giáo dục của cấp học. Hiệu trưởng phải quản lý giáo viên từ khâu lên kế hoạch, nghiên cứu bài giảng, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm để đảm bảo việc thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN: Kế hoạch quản lý thực hiện chương trình GDMN là một loại kế hoạch trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu hoạt động của cô và trẻ trong việc thực hiện chương trình GDMN. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch BDCM theo phân phối chương trình, theo kế hoạch giáo viên đã xây dựng ngay từ đầu năm học.

+ Có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và nên tập trung vào những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đề mới nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó. Tổ chức kiến tập, dự giờ, trao đổi kinh nghiêm trong sinh hoạt chuyên môn một cách thường xuyên là rất cần thiết, để giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau.

Xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ.

+ Tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDMN: Là thực hiện chức năng quản lý về các hoạt động, thành lập tổ chức, sắp xếp bộ máy, tiếp nhận và phân bổ các nguồn lực, đặc biệt là nhân lực.

+ Chỉ đạo việc thực hiện chương trình GDMN: Để hiện thực hóa các mục tiêu, chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều chỉnh và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)