Kết quả đo đầu ra sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 60 - 68)

- Phát triển tình cảm xã hộ

3.6.3. Kết quả đo đầu ra sau thực nghiệm

3.6.3.1. Sự nhận biếtnhững yêu cầu của các chuẩn mực hành vi ở các vai sau thực nghiệm

Dựa vào tiêu chí đánh giá và thang đánh giá về những yêu cầu chuẩn mực tôi thu được kết quả đo đầu ra ở bảng sau:

Bảng 3.5: Sự nhận biết những yêu cầu của các chuẩn mực hành vi ở các vai sau thực nghiệm

Nhóm trẻ Số trẻ Các mức độ (%) X δ Mức độ 1 (3 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (1 điểm) Đối chứng 20 15% 45% 40% 1.75 0.60 Thực nghiệm 20 30% 55% 15% 2.35 0.57

Sau thời gian thực nghiệm, biểu hiện các mặt đạo đức khi tham gia trò chơi lắp ghép, xây dựng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng sự nhận biết những yêu cầu của các chuẩn mực hành vi ở các vai trong trò chơi. Cụ thể là:

- Ở nhóm đối chứng có 15% số trẻ đạt mức độ 1, trong khi đó nhóm thực nghiệm có 30% số trẻ đạt mức độ này.

- Số trẻ đạt mức độ 2 ở cả hai nhóm có sự tương đương: 45% ở nhóm đối chứng và 55% ở nhóm thực nghiệm.

- Tuy nhiên, số trẻ đạt ở mức độ 3 của nhóm thực nghiệm là 3 trẻ (tỉ lệ 15%) trong khi nhóm đối chứng tỉ lệ này là 40%.

- Điểm trung bình của nhóm đối chứng là: X ĐC = 1.75 chỉ ở mức độ trung bình của nhóm thực nghiệm có sự vượt trội hơn hẳn X TN = 2.35 .Điều này cho thấy nhận thức của trẻ về các chuẩn mực hành vi đạo đức có sự tiến bộ rõ rệt, trẻ nắm được ý nghĩa xã hội của hành vi, biết tránh những điều sai trái.

- Độ lệch chuẩn ở nhóm đối chứng cao hơn nhóm thực nghiệm nghĩa là độ phân tán mức độ biểu hiện đạo đức của trẻ nhóm đối chứng cao hơn, không đồng đều như nhóm thực nghiệm.

Như trong trò chơi “Xây dựng trường mầm non”

Ở nhóm thực nghiệm: Trẻ biết mối quan hệ chủ - thợ, đồng nghiệp - đồng nghiệp. Chuẩn mực đạo đức bản thân phải thế nào với người khác, khi nói chuyện phải như thế nào? Bản thân khi nói chuyện với mọi người như thế nào? Ứng xử như thế nào với người khác là ngoan, là đáng khen… Cháu Văn Lộc sau khi thực nghiệm đã biết những người đồng nghiệp phải giúp đỡ, hợp tác với nhau…

Ở nhóm đối chứng:

Trong khi chơi trẻ ít giao tiếp với nhau, chưa biết tạo ra sự linh hoạt và liền mạch trong vật liệu, trẻ chưa nhận biết được các chuẩn mực đạo đức của các nhân vật.

3.6.3.2. Thái độ của trẻ trong các mối quan hệ xã hội sau thực nghiệm

Dựa vào tiêu chí đánh giá và thang đánh giá về những yêu cầu chuẩn mực tôi thu được kết quả đo đầu ra ở bảng sau:

Bảng 3.6: Thái độ của trẻ trong quá trình tham gia lắp ghép, xây dựng sau thực nghiệm Nhóm trẻ Số trẻ Các mức độ (%) X Δ Mức độ 1 (3 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (1 điểm) Đối chứng 20 15% 50% 35% 1.80 0.60 Thực nghiệm 20 25% 55% 20% 2.05 0.58

Sau thời gian thực nghiệm, biểu hiện các mặt đạo đức khi tham gia trò chơi lắp ghép, xây dựng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng về thái độ của trẻ trong quá trình tham gia lắp ghép, xây dựng. Cụ thể là:

Thái độ của trẻ trong quá trình lắp ghép, xây dựng (bảng 3.6).

- Số trẻ đạt được ở các mức độ 2 và 3 cũng rất cao ở nhóm đối chứng (chiếm 85%) 80% là con số mà trẻ nhóm thực nghiệm đạt được ở mức độ 1 và 2. Do đó điểm trung bình của nhóm thực nghiệm (X TN = 2.05 ) cao hơn rất nhiều so với điểm trung bình của nhóm đối chứng (X ĐC = 1.80 ).

Ở nhóm thực nghiệm, trẻ có ý thức tự giác cao hơn. Trước thực nghiệm chỉ có một số ít trẻ thu dọn đồ chơi hoặc do sự phân công của cô giáo thì ở giai đoạn sau thực nghiệm rất nhiều trẻ chủ động thu dọn đồ chơi, đồ dùng hoặc nhặt rác bỏ vào thùng rác, nhặt khăn mặt khi khăn mặt bị rơi mà không cần có sự nhắc nhở của cô giáo.

Nhóm thực nghiệm: Trẻ rất sáng tạo trong khi chơi, nhập vai vào các nhân vật trong trò chơi. Anh Duy đóng vai “Bác thợ cả”, Minh Đức đóng vai “Chú phụ hồ”, Huyền Châu làm “người chuyên chở vật liệu”, Bác thợ cả và Chú phụ hồ làm động tác xây rất khéo… Anh Duy nghiêm trang chỉ đạo công trình như thật… Minh Đức cùng Kim Dung, Thùy Dương, Văn Lộc xây gõ nhộn nhịp. Sau khi chơi các trẻ hăng hái, nghiêm túc tham gia chơi, khi lắp ghép, xây dựng xong trẻ chủ động thu dọn đồ dùng, nhặt rác, mà không cần sự nhắc nhở của cô giáo. Đặc biệt là Xuân Lâm có tiến bộ rõ rệt, cháu không còn nhút nhát nữa mà rất hăng hái chủ động thu dọn đồ dùng sau khi chơi.

Ảnh 3.2: Bé lắp ghép, xây dựng “Trường mầm non”

Còn ở nhóm đối chứng: Trẻ biết phân công từng vai: “Bác thợ cả” Xuân Lâm đóng, Mai Tâm đóng “Chú phụ hồ” biết động tác khi xây đặt các viên gạch chồng lên nhau và giả vờ gõ gõ…

Trẻ ít giao tiếp với nhau, hành động thì đơn giản, không có sự sáng tạo, chưa tự nhiên và nhập vai vào nhân vật.

3.6.3.3. Hành vi đúng đắn của trẻ sau thực nghiệm

Dựa vào tiêu chí đánh giá và thang đánh giá về những yêu cầu chuẩn mực tôi thu được kết quả đo đầu ra ở bảng sau:

Bảng 3.7: Hành vi đúng đắn của trẻ sau thực nghiệm Nhóm trẻ Số trẻ Các mức độ (%) X Δ Mức độ 1 (3 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (1 điểm) Đối chứng 20 15% 50% 35% 1.80 0.57 Thực nghiệm 20 20% 55% 25% 1.95 0.55

Sau thời gian thực nghiệm, biểu hiện các mặt đạo đức khi tham gia trò chơi lắp ghép, xây dựng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở hành vi đúng đắn của trẻ sau quá trình lắp ghép, xây dựng. Cụ thể là:

Sau thực nghiệm, trẻ có thái độ hành vi đúng đắn hơn, ngoan ngoãn hơn, biết nhường nhịn không tranh giành đồ dùng, vai chơi của bạn, biết chào hỏi người lớn vào thăm lớp như cô hiệu trưởng, hiệu phó… mà không cần nhắc nhở, trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong lớp, xếp giá đồ chơi đúng nơi qui định và ngăn nắp. Như cháu Gia Linh không còn tranh giành đồ chơi của bạn nữa mà biết nhường vai, đồ chơi, cất gọn gàng đồ sau khi chơi xong mà không cần cô phải nhắc nhở.

Qua quan sát, ghi chép, đánh giá:

Nhóm đối chứng: 15 % trẻ đạt mức độ1 50% trẻ đạt mức độ 2 35% trẻ đạt mức độ 3 Nhóm thực nghiệm: 20% trẻ đạt mức độ 1 55% trẻ đạt mức độ 2 25%trẻ đạt mức độ 3

- Điểm trung bình của nhóm đối chứng là (X ĐC = 1.80 ) thấp hơn rất nhiều so với điểm trung bình của nhóm thực nghiệm (X TN = 1.95 ).

- Mức độ biểu hiện ở các mặt đạo đức của trẻ ở nhóm thực nghiệm đồng đều hơn nhóm đối chứng (δTN = 0.55 ; δĐC = 0.57 ).

3.6.3.4. Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ sau thực nghiệm

Dựa vào tiêu chí đánh giá và thang đánh giá về những yêu cầu chuẩn mực tôi thu được kết quả đo đầu ra ở bảng sau:

Bảng 3.8: Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ sau thực nghiệm

Nhóm trẻ Số trẻ Mức độ biểu hiện ΣX X 1 X 2 X 3 Đối chứng 20 1.75 1.80 1.80 5.35 Thực nghiệm 20 2.35 2.05 1.95 6.35

Từ bảng số liệu thể hiện mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm được minh họa ở biểu đồ sau: 1.75 1.8 1.8 2.35 2.05 1.95 0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 Tiêu chí ĐT B Đối chứng Thử nghiệm

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng.

- Sự chênh lệch về mức độ phát triển đạo đức của trẻ diễn ra ở tất cả các tiêu chí, trong đó, sự chênh lệch cao nhất ở tiêu chí 1.

- Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều cao hơn trước thực nghiệm:

+ Nếu trước thực nghiệm, điểm trung bình chung của nhóm đối chứng là 4.45 điểm thì sau thực nghiệm đó tăng lên 5.35 điểm, cao hơn trước thực nghiệm là 0.9 điểm.

+ Ở nhóm thực nghiệm, nếu trước thực nghiệm trung bình chung là 4.50 điểm thì sau thực nghiệm đó tăng lên 6.35 điểm, cao hơn trước thực nghiệm là 1.85 điểm.

- Sau thực nghiệm, mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.

* Từ bảng 3.8 ta thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng ở tất cả các tiêu chí.

Tổng điểm trung bình của nhóm đối chứng ở 3 tiêu chí là: ΣX ĐC = 5.35 Tổng điểm trung bình của nhóm thực nghiệm ở 3 tiêu chí là: ΣX TN = 6.35 Như trong trò chơi xây dựng “Công viên xanh”:

Nhóm thực nghiệm: Chơi trò chơi này, cả nhóm cùng thống nhất để Phương Linh làm “Người giám sát công trình” vì Phương Linh to, rõ ràng, tư thế tác phong dứt khoát, có khả năng chỉ đạo…Tiến Đạt, Minh Anh, Diệp Hoàng…đóng “người thợ xây”, Văn Hùng là “người chuyên chở vật liệu” Văn Hùng rất bạo dạn, nhanh nhẹn…Trẻ giao tiếp với nhau một cách thoải mái, tự nhiên như đang tham gia xây dựng thật, khung cảnh diễn ra nhộn nhịp như một công trình hiện thực chứ không phải trò chơi. Trẻ cùng nhau bàn bạc thống nhất từ xây dựng ý tưởng đến phân công công việc. Minh Anh còn sáng tạo tình huống nghỉ giải lao, mời mọi người uống nước…

Ảnh 3.3: Bé lắp ghép, xây dựng “Công viên xanh”

Nhóm thử đối chứng: Văn Sỹ là “người giám sát công trình”, Diệu Linh là “người chuyên chở vật liệu”, Mỹ linh, Ngọc Mai, Nguyên Phương là “thợ xây”. Sau khi cô giáo cho các nhóm bắt đầu chơi “người giám sát công trình” chưa biết vào vai của mình, chưa biết chỉ đạo, điều hành các thành viên. Trong nhóm chưa có sự trao đổi bàn bạc, trẻ còn thụ động, làm việc rời rạc…

- Trẻ lúng túng, lộn xộn giữa các phần của “công trình” chưa thành một thể thống nhất cô giáo phải hỗ trợ, giúp đỡ cho trẻ.

- Trẻ chưa biết sáng tạo thêm cho sinh động, hấp dẫn.

Như vậy, cùng chơi với nhau trong các vật liệu nhưng những biểu hiện về hành vi đạo đức của trẻ ở nhóm đối chứng khác với nhóm thực nghiệm.

Trẻ biết cách chơi có hành vi đạo đức chuẩn mực, nhưng mức độ chưa cao. Qua thực nghiệm tôi thấy hành vi đạo đức của trẻ thông qua trò chơi đã tiến bộ hơn rất nhiều so với trước thực nghiệm. Trẻ chơi thành thạo, sáng tạo ra nhiều ngôn từ, hành động chơi phong phú, phù hợp với cảnh, nhân vật trong vật liệu. Trẻ biết làm theo những chuẩn mực hành vi đạo đức, tránh những hành vi đạo đức sai lệch. Khi chơi trẻ không có những xung đột, tích cực giao tiếp, hợp tác hiệu quả giữa các vai chơi với nhau.

Qua quan sát tôi thầy rằng nội dung chủ đề của trò chơi được mở rộng và phức tạp dần nhưng ở nhóm đối chứng vẫn không đạt được mức độ phong phú như ở nhóm thực nghiệm, đặc biệt là khả năng nhập vai, khả năng thể hiện hành động và sự phối hợp các hành động chơi giữa trẻ với nhau.

Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn đã thực sự có tác động trong việc giúp trẻ biết điều chỉnh hành vi của mình trong quá trình tham gia vào trò chơi. Từ những kết quả trẻ ta thấy biểu hiện các giá trị đạo đức của trẻ cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng điều tăng lên so với trước thực nghiệm. Nhưng điều quan trọng hơn cả kết quả đo trước thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là ngang bằng nhau từ sau thực nghiệm, kết quả thu được của hai nhóm có sự thay đổi rõ rệt.

Từ những kết quả thu được chúng ta có thể khẳng định rằng: thực nghiệm đã có tác động tích cực đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). Nghĩa là, nếu được tác động bởi các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng một cách phù hợp và khoa học thì sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục đạo đức trong quá trình tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng cho trẻ mẫu giáo lớn.

Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.9: Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm

Nhóm trẻ Số trẻ

Mức độ biểu hiện đạo đức của trẻ

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 60 - 68)