THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 49 - 51)

- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi lắp ghép, xây dựng thì giáo viên cần phải sưu tầm

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Xuất phát từ mục tiêu ngành học mầm non hiện nay và thực trạng về việc tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi xác định mục đích thực nghiệm là: Xem xét tính khả thi của một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn đó được đề xuất ở chương 2, nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học đó đề ra và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

3.2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM

Tôi chọn lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi A3 trường mầm non Hùng Vương - Phú Thọ làm lớp thực nghiệm. Sỹ số lớp là 45 cháu, trong đó có 20 bé gái và 23 bé trai. Các cháu đều mạnh khỏe, tâm sinh lý phát triển bình thường, bố mẹ các cháu là những người làm nông nghiệp, là công nhân, buôn bán tự do… ở địa phương.

Tôi chọn ngẫu nhiên 40 cháu chia làm 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để làm thực nghiệm.

- Nhóm đối chứng : 20 cháu - Nhóm thực nghiệm: 20 cháu Trong đó:

- Ở nhóm đối chứng tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng theo các biện pháp hiện hành.

- Ở nhóm thực nghiệm tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng theo các biện pháp đề xuất.

Trong hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đảm bảo cân đối về: - Mức độ nhân thức và phát triển.

- Số lượng trẻ nam nữ trong mỗi nhóm. - Cơ sở vật chất trong mỗi nhóm.

- Trình độ và năng lực giáo viên trực tiếp dạy trẻ. Tôi tiến hành thực nghiệm từ 12/2014 đến 03/2015. - Ưu điểm:

+ Trẻ rất thích chơi trò chơi lắp ghép, xây dựng vì nó thỏa mãi nhu cầu được vui chơi của trẻ.

+ Trong khi chơi, trẻ biết sử dụng trò chơi theo ý mình, có ý thức giữ gìn đồ chơi, biết tự phân vai chơi và biết tự cất đồ chơi gọn gàng sau mỗi buổi chơi.

+ Trẻ nắm được một số kỹ năng chơi, biết giao tiếp trong khi chơi. + Tất cả trẻ đều khỏe mạnh có tâm – sinh lý phát triển bình thường. Kính trọng cô giáo, yêu thương bạn bè. Trẻ được gia đình và nhà trường quan tâm. - Hạn chế:

+ Trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh nên vốn hiểu biết của trẻ cũng nghèo nàn, chưa phong phú. Do vậy, chủ đề chơi và nội dung chơi cũng rất hạn chế, không có sự sáng tạo.

+ Hành vi đạo đức của trẻ trong trò chơi còn yếu, do giáo viên chưa chú trọng đến viêc giáo dục đạo đức trong hoạt động vui chơi, chưa có biện pháp cụ thể để lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào trong nội dung vui chơi.

+ Phạm vi giao tiếp của trẻ còn yếu, chưa sử dụng tót ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ chơi theo ba bước:

+ Thỏa thuận trước khi chơi + Hướng dẫn trẻ chơi

+ Nhận xét sau khi chơi

Trước khi chơi, giáo viên cũng đàm thoại với trẻ, nhưng thực ra cô đã định sẵn các góc chơi cho trẻ rồi.

Khi tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi, giáo viên tiến hành đàm thoại một cách chung chung chưa sát với chủ đề.

Giáo viên chưa đặt ra tình huống để trẻ thể hiên hành vi đạo đức. - Kết thúc buổi chơi cô chỉ nhận xét chung chung và giải tán luôn. - Một số trẻ, do chưa được quan tâm nên trẻ vẫn còn hành vi thiếu văn hóa, tranh giành đồ chơi với bạn, những gì mà bạn đã xếp, ghép được. Nhiều trẻ còn lẩn tránh trong việc xếp dọn đồ chơi sau mỗi buổi chơi.

Nhận xét chung: Việc giáo dục đạo đức cho trẻ trong nhà trường luôn được đề cập tới, tuy nhiên hiệu quả đạt chưa đạt được kết quả như mong đợi. Vấn đề lồng ghép được giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi lắp ghép, xây dựng còn nhiều yếu kém.

3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng đã trình bày ở chương 2 vào năm trò chơi sau:

1) Xây dựng ngôi nhà tình thương 2) Xây dựng ngôi nhà tình thương 3) Xâu vòng tặng mẹ

4) Xây dựng công viên xanh 5) Xây dựng bệnh viện

Tôi chọn năm trò chơi trên làm thí nghiệm bởi vì:

- Hầu hết các trẻ đều thích các trò chơi này vì đây là những trò chơi có nhiều nhân vật, gây được hứng thú với trẻ.

- Các mối quan hệ giữa các nhân vật rất phong phú, đa dạng. Ở mỗi vật liệu thể hiện nội dung khác nhau, ở mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh khác nhau những yêu cầu biểu lộ hành vi khác nhau. Như vậy, trẻ có điều kiện trải nghiệm tập luyện các hành vi trong các điều kiện khác nhau từ đó nắm được chuẩn mực yêu cầu đạo đức của từng vai, hình thành thói quen biểu hiện hành vi đạo đức ở trẻ.

3.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ THANG ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM

Xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra theo yêu cầu cần đạt cho các mặt:

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 49 - 51)