KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1 Kết quả đo trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 55 - 60)

- Phát triển tình cảm xã hộ

3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1 Kết quả đo trước thực nghiệm

3.6.1. Kết quả đo trước thực nghiệm

3.6.1.1. Sự nhận biết những yêu cầu của các chuẩn mực ở các vai trong trò chơi lắp ghép, xây dựng của trẻ mẫu giáo lớn trước thực nghiệm

Dựa vào tiêu chí đánh giá và thang đánh giá về những yêu cầu chuẩn mực tôi thu được kết quả đo trước thực nghiệm ở bảng sau:

Bảng 3.1: Sự nhận biết những yêu cầu của các chuẩn mực đạo đức ở các vai của trẻ mẫu giáo lớn

Nhóm trẻ Số trẻ Các mức độ (%) X δ Mức độ 1 (3 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (1 điểm) Đối chứng 20 10% 30% 60% 1.50 0.60 Thực nghiệm 20 10% 35% 55% 1.55 0.59

Sau khi đo trước thực nghiệm của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhìn vào bảng 3.1trên đây đã thấy trước thực nghiệm: Nhận biêt những yêu cầu của các chuẩn mực đạo đức đạo đức của trẻ của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.

- Về sự nhận biết những yêu cầu của các chuẩn mực hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội: Tôi tiến hành cho trẻ đóng một số trò chơi như: “Xây dựng ngôi nhà tình thương”, “Xây dựng công viên xanh”, “Xây dựng trường mầm non”… sau đó xây dựng hệ thống câu hỏi để hỏi trẻ. Dựa vào câu trả lời của trẻ, giáo viên nhận xét đánh giá nhận thức của trẻ về các chuẩn mực đạo đức.

Ví dụ:

+ Con xây ngôi nhà tình thương để làm gì? + Con xâu vòng này tặng ai?

+ Con dự định xây trường mầm non có những gì?

+ Con trồng nhiều cây hay ít cây ở công viên của mình? Vì sao? + Khi chơi con sẽ giúp đỡ bạn bằng cách nào?

Qua khảo sát tôi thấy nhận thức của trẻ về các chuẩn mực hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội còn yếu.

Ở nhóm đối chứng: chỉ có cháu Ngọc Anh là trả lời rõ ràng và hầu như trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra nên được đánh giá ở mức độ cao (chiếm tỷ lệ 10%). 30% trẻ trong nhóm chỉ trả lời đúng một trong số câu hỏi. 60% trẻ còn lại trong nhóm không trả lời chưa sát với câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Ở nhóm thực nghiệm; tôi đánh giá chỉ có 2 cháu đạt ở mức độ cao (3 điểm, chiếm 10%) về sự nhận biết yêu cầu của chuẩn mực hành vi ứng xử rong các mối quan hệ xã hội. Tương đương với nhóm đối chứng: 35% trẻ đạt ở mức độ 2(2 điểm) và 55% trẻ chỉ đạt ở mức độ thấp.

Điểm trung bình của nhóm đối chứng ( XĐC = 1,50 điểm) và của nhóm thực nghiệm (XTN = 1.55 điểm) tương đương nhau nhưng cũng chỉ dừng ở mức độ trung bình.

Độ lệch chuẩn ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau. Độ lệch chuẩn ở nhóm đối chứng là: 0.60, ở nhóm thực nghiệm là: 0.59

3.6.1.2. Thái độ của trẻ trong quá trình tham gia lắp ghép, xây dựng trước thực nghiệm

Dựa vào tiêu chí đánh giá và thang đánh giá về những yêu cầu chuẩn mực tôi thu được kết quả đo trước thực nghiệm ở bảng sau:

Bảng 3.2: Thái độ của trẻ trong quá trình tham gia lắp ghép, xây dựng

Nhóm trẻ Số trẻ Các mức độ (%) X δ Mức độ 1 (3 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (1 điểm) Đối chứng 20 10% 30% 60% 1.50 0.60 Thực nghiệm 20 10% 25% 65% 1.45 0.63

Sau khi đo trước thực nghiệm của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhìn vào bảng 3.2 trên đây đã thấy trước thực nghiệm: Thái độ của trẻ trong quá trình tham gia lắp ghép, xây dựng của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.

Phần lớn trẻ chưa có thái độ tích cực, tự giác trong khi chơi cũng như trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Có trẻ không chào cô giáo, bố mẹ khi lên lớp, khi ra về… một số trẻ cũng đùn đẩy việc cất dọn đồ chơi sau khi chơi.

Sau khi quan sát và ghi chép, tôi thu được kết quả ở bảng 3.2:

Ở nhóm đối chứng: 10% trẻ dược đánh giá ở mức độ 1; 30% trẻ ở mức độ 2 và tới 60% trẻ cũng ở mức độ 3.

Ở nhóm thực nghiệm: 10% trẻ ở mức độ 1; 25% trẻ ở mức độ 2 và tới 65% trẻ cũng nằm ở mức độ 3.

Con số này cũng ở mức độ thấp, điều đó có nghĩa là trẻ chưa có sự tích cực, tự giác, những trẻ có thái độ đúng đắn cũng ít.

Ví dụ: Cháu Xuân Lâm còn nhút nhát, chưa tích cực, chủ động tham gia các hoạt động.

3.6.1.3. Hành viđúng đắn của trẻ trong quá trình tham gia lắp ghép, xây dựng

Dựa vào tiêu chí đánh giá và thang đánh giá về những yêu cầu chuẩn mực tôi thu được kết quả đo trước thực nghiệm ở bảng sau:

Bảng 3.3: Hành vi đúng đắn của trẻ trong quá trình tham gia lắp ghép, xây dựng Nhóm trẻ Số trẻ Các mức độ (%) X δ Mức độ 1 (3 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (1 điểm) Đối chứng 20 5% 35% 60% 1.45 0.60 Thực nghiệm 20 5% 40% 55% 1.50 0.62

Sau khi đo trước thực nghiệm của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhìn vào bảng 3.3 trên đây đã thấy trước thực nghiệm: Hành vi đạo đức của trẻ của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.

- Về các hành vi đúng đắn của trẻ trong quá trình tham gia lắp ghép, xây dựng.

Qua quá trình trẻ tham gia vào trò chơi và qua những biểu hiện hằng ngày của trẻ, có một số trẻ có những chuẩn mực hành vi đạo đức: biết xin lỗi, cảm ơn, biết nhường đồ chơi cho bạn, biết giúp đỡ mọi người….

Kết quả đánh giá: trẻ ở nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự thể hiện các hành vi đạo đức đúng đắn ở mức độ tương đương nhau.

Mức độ 1: 1 trẻ chiếm tỷ lệ 5% , mức độ 2 chiếm 35%; mức độ 3 chiếm 60%. Do quá trình trẻ được chăm sóc giáo dục tại trường và sự rèn rũa trong gia đình nên một số trẻ đó có những hành vi đạo đức đúng đắn. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ như vậy chưa nhiều. X ĐC = 1.50, XTN = 1.55. Như cháu Huyền Châu biết nhường đồ chơi, giúp đỡ bạn… có hành vi đạo đức rất đúng đắn, nhưng bên cạnh đó cháu Gia Linh còn tranh giành, chưa biết giúp đỡ bạn.

3.6.1.4. Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ ở nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm

Dựa vào tiêu chí đánh giá và thang đánh giá về những yêu cầu chuẩn mực tôi thu được kết quả đo trước thực nghiệm ở bảng sau:

Bảng 3.4: Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ ở nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm

Nhóm trẻ Số trẻ

Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ ΣX X 1 X 2 X 3 Đối chứng 20 1.50 1.50 1.45 4.45 Thực nghiệm 20 1.55 1.45 1.50 4.50 Ghi chú:

X 1 là điểm trung bình nhận thức cuả trẻ đối với các yêu cầu của các chuẩn mực hành vi đạo đức.

X 2 là điểm trung bình biểu hiện thái độ của trẻ đối với yêu cầu của các chuẩn mực hành vi đạo đức.

X 3 là điểm trung bình biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ.

- Kết quả đánh giá đạo đức của trẻ ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ sau:

1.5 1.5 1.45 1.45 1.55 1.45 1.5 1.4 1.42 1.44 1.46 1.48 1.5 1.52 1.54 1.56 TC1 TC2 TC3 Tiêu chí ĐT B Đối chứng Thử nghiệm

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:

- Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ mẫu giáo lớn trong trò chơi lắp ghép, xây dựng ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau và cũng thấp (bảng 3.4).

Điểm trung bình chung về mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chênh lệch không đáng kể. ΣX ĐC = 4.45 điểm, ΣX TN = 4.50 điểm.

Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ không đồng đều, thể hiện sự chênh lệch về mức độ biểu hiện đạo đức đó đạt được ở từng trẻ. Cao nhất là ở tiêu chí 1 với X1 = 1.50 ở nhóm đối chứng và 1.55 ở nhóm thủ nghiệm. X 2 và X 3

tương đương nhau ở cả hai nhóm và thấp hơn X 1. Sự không đồng đều này có thể là do sự đòi hỏi cao hơn của các tiêu chí so vơi độ tuổi và khả năng của trẻ.

Như vậy, từ kết quả đo trước thực nghiệm của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng tôi rút ra nhận xét như sau: Nhìn chung, mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ chỉ mới đạt ở mức trung bình. Kết quả ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương nhau. Qua quan sát hành vi của trẻ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong các bài tập khảo sát, tôi nhận thấy trẻ chưa thường xuyên chủ động trong công việc giúp đỡ bạn bè, cô giáo… điều đó

chỉ diễn ra ở trẻ khi có sự gợi ý của người khác. Mức độ biểu hiện đạo đức của trẻ cũng thấp, chủ yếu là ở mức độ 2 và mức độ 3.

Kết quả trên chứng tỏ mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục của ngành học.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 55 - 60)