Thực trạng về việc rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúccho trẻ 4-5 tuổi ở

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 55 - 59)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.1. Thực trạng về việc rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúccho trẻ 4-5 tuổi ở

một số trường mầm non.

2.1.1.1. Mục đích điều tra

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ, nâng cao mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi và hoàn thiện nhân cách cho trẻ.

2.1.1.2. Nội dung điều tra

- Điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi.

- Điều tra các hình thức mà giáo viên sử dụng để rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.

- Đánh giá mức độ rèn luyện kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.

2.1.1.3. Phương pháp điều tra

a) Phương pháp điều tra bằng Anket

Sử dụng phiếu điều tra Anket để khảo sát ý kiến các giáo viên đứng lớp của trường mầm non, thu thập thông tin cần thiết về thực trạng rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non thông qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp.

- Quan sát hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên ở trường mầm non.

- Quan sát những biểu hiện cảm xúc của trẻ trong trường mầm non.

- Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức cho trẻ chơi đóng vai theo chủ đề để rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. c) Phương pháp đàm thoại

- Sử dụng hệ thống câu hỏi, trao đổi, trò chuyện với giáo viên về sự cần thiết phải rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi và ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi.

- Trao đổi với giáo viên mầm non để thấy quá trình giáo viên tổ chức rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non.

2.1.1.4. Kết quả điều tra

a) Thực trạng nhận thức của giáo viên về kỹ năng nhận biếtcảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi

 Quan điểm của giáo viên mầm non về kỹ năng nhận biết cảm xúc của

trẻ 4-5 tuổi theo chuẩn 9 trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi.

Sau khi thu thập phiếu thăm dò ý kiến chúng tôi tiến hành tổng hợp quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi theo chuẩn 9 (có trình bày trong phụ lục) trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi. Và có được những kết quả như sau:

Bảng 2.1. Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi

Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi

Tần số Tỉ lệ (%)

a. Là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những người xung quanh. Biết kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh.

7 20

b. Là khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép.

4 11.43

c. Là khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay không thích của bản thân về vấn đề nào đó.Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngoài qua hành động lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết.

23 65.71

d. Ý kiến khác... 1 2.86

Tổng 35 100

Kết quả bảng 2.1 cho thấy, phần lớn giáo viên chưa hiểu đúng và đầy đủ về nội dung kỹ năng này. Có 65.71% giáo viên cho rằng kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi là “khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay không thích về vấn đề nào đó. Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngoài qua hành động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết”.

 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận

Bảng 2.2. Tầm quan trọng của việc rèn kỹnăng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi. Đánh giá Số lượng Tỉ lệ % Rất quan trọng 30 85.71 Quan trọng 5 14.29 Ít quan trọng 0 0.0 Không quan trọng 0 0.0 Tổng 35 100

Giáo viên có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi. Có 85.71% số phiếu cho rằng “rất quan trọng”. Trong khi đó, chỉ có 14.29% cho rằng “quan trọng” còn mức “ít quan trọng” và mức “không quan trọng” thì không có lựa chọn nào. Như vậy, mặc dù còn nhiều giáo viên chưa hiểu đúng và thật tốt về kỹ năng này, nhưng phần lớn đều nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của nội dung rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ.

b) Thực trạng về hình thức rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi.

Bảng 2.3. Các hình thức rèn kỹnăng nhận biết cảm xúccho trẻ 4-5 tuổi.

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %

Tổ chức một hoạt động dạy học cụ thể 5 14.29

Lồng ghép các hoạt động tại lớp 24 68.57

Để trẻ tự phát triển 3 8.57

Cho trẻ đi học lớp kỹ năng nhận biết cảm xúc 1 2.86

Ý kiến khác 2 5.71

Bảng 2.3 cho thấy giáo viên đã có nhiều hình thức giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Trong đó, đa số chọn hình thức “lồng ghép các hoạt động tại lớp” chiếm tỉ lệ 68.57%, các hình thức còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp “tổ chức một hoạtđộng dạy cụ thể” chỉ chiếm tỉ lệ 8.57%, “để trẻ tự phát triển” chiếm tỉ lệ2.86%. Qua phỏng vấn cô P.H (giáo lớp chồi trường mầm non Nông Trang) đã chia sẻ“chúng tôi thường tổ chức lồng ghép là chủ yếu còn hình thức tổ chức hoạt động dạy cụ thể sẽ rất khó, vì nội dung này trừu tượng, lại ít có tài liệu”. Ngoài ra, hình thức cho trẻ đi học lớp kỹ năng nhận biết cảm xúc chiếm tỉ lệ thấp nhất 2.86%.

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)