7. Cấu trúc khóa luận
3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm
Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC trước TN.
Bảng 3.1: Mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trên hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm.
Đối tượng khảo sát Số trẻ Mức độ Tốt Khá Tb Yếu SL % SL % SL % SL % Nhóm đối chứng 30 3 10,0 9 30,0 14 46,6 4 13,3 Nhóm thực nghiệm 30 2 6,7 10 33,3 15 50 3 10,0
Từ bảng trên cho thấy: Hiệu quả của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm có sự chênh lệch nhau ở từng mức độ. Tuy nhiên sự chênh lệch không đáng kể.
Biểu đồ 3.1 : Mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trên hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm.
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và biểu đồ trên chúng ta thấy, trước thử nghiệm mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ khá và trung bình, sự chênh lệch giữa hai lớp không đáng kể. Điều này chứng tỏ trẻ đã nhận biết được cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả này có được là do trẻ đã sử dụng các giác quan để nhận biết cảm xúc và thể hiện cảm xúc. Song nhận thức của trẻ về nhận biết và thể hiện cảm xúc còn hạn chế. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 Tiêu chí ĐC TN
Bảng 3.2: So sánh mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở lớp TN và ĐC trước
thực nghiệm (tính theo tiêu chí)
Lớp Số trẻ
Tiêu chí đánh giá
TC1 TC2 TC3
TN 30 1.56 2.24 1.96
ĐC 30 1.0 2.16 2.0
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi sử dụng tranh bài tập tình huống đã tiến hành khảo sát ở chương 2, cùng với biện pháp quan sát trẻ trong giờ học và giờ chơi để tiến hành đo mức độ nhóm trẻ thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm. Việc khảo sát này được thực hiện ở 30 trẻ trong lớp thực nghiệm và 30 trẻ trong lớp đối chứng ở giai đoạn trước khi tiến hành thực nghiệm.
Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở lớp TN và
ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 TC1 TC2 TC3 ĐC TN
Mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ tính theo thời điểm thống kê ở hai nhóm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp. Tuy nhiên, các tiêu chí ở hai lớp có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể.
Qua kết quả đo đầu vào cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của không đồng đều ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng, độ phân tán khá cao, có trẻ đạt kết quả cao nhưng cũng có trẻ đạt kết quả rất thấp.
- Mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc ở các tiêu chí đánh giá của cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng còn thấp.
- Xét từng tiêu chí riêng lẻ cũng sẽ có sự phát triển không đều, có trẻ đạt kết quả cao song cũng có trẻ đạt kết quả thấp. Vì thế, độ lệch chuẩn trước thử nghiệm còn cao.