Xuất biện pháp rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúccho trẻ 4-5 tuổi thông

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 64 - 76)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3. xuất biện pháp rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúccho trẻ 4-5 tuổi thông

thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.

Dựa vào các cơ sở trên chúng tôi xây dựng một số biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. Các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ nhận biết, xử lí và có những cảm xúc tích cực, phù hợp với mỗi tình huống và hoàn cảnh. Như vậy, các biện pháp sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp để mang lại hiệu quả cao trong việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.

2.3.1. Biện pháp 1: Cho trẻ nhận diện cảm xúc tích cực, tiêu cực thông qua các mặt cảm xúc (cười, buồn, phẫn nộ,...).

a. Mục đích

- Giúp trẻ hoàn toàn có thể nhận diện và cảm nhận được những cảm xúc tích cực như vui mừng, phấn khởi, háo hức lẫn tiêu cực như thất vọng, lo lắng, buồn bã, ghen tị, sợ hãi, tức giận và xấu hổ...

- Việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ thông qua các mặt cảm xúc cần phải được rèn luyện thường xuyên nhiều lần, nội dung phong phú sẽ giúp cho kĩ năng nhận biết cảm xúc của trẻ ngày càng được thuần thục và để củng cố cho trò chơi đóng vai theo chủ đề.

b. Cách tiến hành

- Trước khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề trong phần thỏa thuận chơi, cô sẽ gây hứng thú cho trẻ về cảm xúc tích cực, tiêu cực bằng thẻ cảm xúc.

Cô chuẩn bị các thẻ sticker sau đó gây hứng thú cho trẻ bằng cách đưa ra các thẻ sticker và cùng trẻ diễn tả lại sticker đó. Ví dụ: Cô dơ sticker tức giận

và diễn tả lại bằng khuôn mặt (2 lông mày nhíu lại, mặt gằm xếch lên, miệng mím chặt, mắt nhìn vào một điểm nhất định), khi cô làm thì cả lớp cùng làm theo cô. Tương tự với các sticker cảm xúc khác, cô dơ thẻ lên trẻ sẽ diễn tả lại biểu cảm đó. Trẻ sẽ nhận biết được biểu hiện của các cảm xúc của bản thân dễ dàng hơn.

Hoặc cô sẽ là người diễn tả cảm xúc và trẻ sẽ là người nhận biết cảm xúc, cô làm mẫu 2-3 lần sau đó cho trẻ lần lượt diễn tả cảm xúc của các sticker và các bạn còn lại sẽ là người nhận biết cảm xúc đó.

Ví dụ: Cô diễn tả khuôn mặt vui: miệng cười tươi, mắt sáng híp lại, khuôn mặt rạng rỡ,... trẻ sẽ là người quan sát biểu cảm của cô và dơ thẻ sticker cảm xúc tương ứng, qua cách chơi này trẻ sẽ học được cách nhận biết cảm xúc của người khác.

- Cho trẻ nhận diện cảm xúc trong các hoạt động ngoài giờ (hoạt động chiều, đón trẻ)

Trong giờ đón trẻ, cô sẽ cho trẻ nhận biết cảm xúc bằng cách dán các trạng thái cảm xúc ngoài cửa, khi đến lớp trẻ thấy vui thì sẽ chạm vào mặt cười và đập tay với cô giáo, trẻ mệt sẽ chạm tay vào mặt cảm xúc buồn, trẻ cảm thấy hạnh phúc sẽ chạm tay vào mặt cảm xúc hạnh phúc và ôm cô giáo,... Qua hoạt động này sẽ tạo cho trẻ không khí vui vẻ khi đến lớp và nhận biết được cảm xúc của bản thân một cách dễ dàng.

- Sử dụng các câu hỏi sau để giúp trẻ nhận biết cảm xúc: Cô cho trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân và nhận xét cảm xúc của các vai chơi khác bằng cách dán các sticker lên bảng cảm xúc của cô.

Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi “gia đình”, sau khi chơi cô sẽ đặt ra câu hỏi cho trẻ nhận diện cảm xúc như:

+ Con cảm thấy như thế nào khi tham gia trò chơi này?

+ Nhân vật bố con cảm thấy như thế nào? Vui hay buồn? + Nhân vật chị con thấy buồn hay vui nào?

Sau mỗi một câu hỏi cô sẽ cho trẻ trả lời bằng cách gắn các sticker thể hiện trạng thái cảm xúc của trẻ lên bảng cảm xúc.

c. Điều kiện vận dụng

- Việc xây dựng biện pháp này cần phải dựa trên đặc điểm phát triển của quá trình tâm lí trẻ em.

- Các hình mô phỏng các mặt cảm xúc ( vui, buồn, phẫn nộ,...) phải thể hiện đúng và rõ các biểu hiện của cảm xúc đó.

- Giáo viên gây hứng thú, giúp trẻ hiểu và nhận biết cảm xúc một cách chính xác.

2.3.2. Biện pháp 2: Trang trí các góc chơi, lớp học bằng tranh ảnh về các loại cảm xúc để trẻ nhận biết.

a. Mục đích

- Giúp trẻ nhận diện được các trạng thái và khuôn mặt của các loại cảm xúc thông qua các mặt cảm xúc, tranh ảnh,...

- Gây được hứng thú cho trẻ giúp trẻ dễ dàng nhận biết các loại cảm xúc khác nhau.

b. Cách tiến hành

Khi sử dụng biện pháp này, ở mỗi góc chơi giáo viên trang trí hình ảnh các loại cảm xúc ( vui, buồn, tức giận,..) bằng các hình ảnh thể hiện rõ nét nhất để khi cho trẻ nhìn trẻ sẽ biết ngay đó là cảm xúc nào. Đồng thời cô cũng tạo ra những khoảng mở để trẻ được hoạt động tích cực và chủ động ở từng góc bằng cách cho trẻ gắn các sticker thể hiện cảm xúc vào hình ảnh ở các góc chơi.

Mỗi góc chơi cô sẽ trang trí các khuôn mặt vui,buồn, hạnh phúc, thất vọng,...và đặt câu hỏi cho trẻ:

- Khuôn mặt vui:

+ Con có nhận xét gì về khuôn mặt này? + Khi nào thì các bạn vui?

+ Khuôn mặt vui có đặc điểm gì?

+ Cô miêu tả khuôn mặt vui (Miệng cười tươi, mắt sáng híp lại, khuôn mặt rạng rỡ…) và cho trẻ thể hiện khuôn mặt vui.

+ Cho trẻ xem các hoạt động khiến trẻ vui (Chơi cùng bạn, được cô giáo yêu mến, được bố mẹ chơi cùng, được cho quà…)

+ Khi vui thì có bạn cười to, có bạn lại cười mỉm.

+ Cô cho trẻ quay mặt vào nhau và thể hiện niềm vui trên khuôn mặt của mình.

- Khuôn mặt buồn:

+ Theo các bạn thì khi nào chúng mình cảm thấy buồn nhỉ?

+ Cho trẻ xem hình ảnh (Bị mẹ phê bình, các bạn không cho chơi cùng, ở nhà một mình…)

+ Khuôn mặt khi buồn có đặc điểm như thế nào?

(Mắt nhìn xuống, miệng mếu, khuôn mặt trông nặng nề…)

- Khuôn mặt tức giận:

+ Các bạn tức giận vào khi nào? (Cho trẻ xem một số hình ảnh khiến trẻ cảm thấy tức giận)

+ Khi tức giận khuôn mặt của chúng mình như thế nào? (2 đầu lông mày nhíu vào, mắt gằm xếch lên, miệng mím chặt…).

+ Các con có nhận xét gì về khuôn mặt này? + Khuôn mặt khóc có đặc điểm gì?

+ Cô miêu tả khuôn mặt khóc (mí mắt cụp xuống, miệng mếu, nước mắt chảy ra)

+ Cho trẻ xem hình ảnh (bị ngã, bị bạn đánh,...)

Bảng 2.7. Bảng minh họa các khuôn mặt cảm xúc cho trẻ

Khuôn mặt cảm xúc Biểu hiện

Vui Miệng cười tươi, mắt híp lại, khuôn mặt rạng rỡ.

Buồn Mắt nhìn xuống, miệng mếu, khuôn mặt trông

nặng nề.

Tức giận Lông mày nhíu lại, trừng mắt, miệng mím chặt.

Khóc Mí mắt cụp xuống, cơ miệng mở ra, nước mắt

chảy.

Lo lắng Lông mày nhíu lại, khuôn mặt như mở to mắt và

thu cằm lại.

Ngạc nhiên Nhướng mày, mắt mở to, miệng mở rộng

=> Tóm lại: Qua việc trang trí góc chơi nổi bật hấp dẫn, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi, tôi thấy trẻ trong lớp rất thích mỗi khi tới lớp, đến giờ chơi trẻ đã mạnh dạn tự mình nêu nên ý kiến khi muốn chơi ở góc nào, không cần cô phải chỉ dẫn hay áp đặt như trước nữa.

- Tranh ảnh trang trí phải rõ nét, bộc lộ được cảm xúc mà cô cần truyền đạt tới trẻ.

- Kích cỡ tranh đủ để trẻ có thể quan sát và tạo được hứng thú cho trẻ khi xem.

2.3.3. Biện pháp 3: Tạo các tình huống có vấn đề liên quan để dạy trẻ nhận biết cảm xúc bản thân và của người khác.

a. Mục đích

- Cung cấp cho trẻ những kỹ năng giải quyết tình huống về cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác.

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng nhận biết cảm xúc như: Nhận biết cảm xúc, gọi tên cảm xúc và biết cách xử lí để kiềm chế cảm xúc.

b. Cách tiến hành

Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần thực hiện:

- Cô trò chuyện với trẻ, tạo không khí học tập tích cực trước khi chơi.

Trẻ biết hiện tình cảm của mình qua nét mặt, lời nói, hành động, thậm chí trẻ có thể khóc và cười trước những tình huống tác động đến trẻ. Vì vậy cô giáo cần chú ý:

+ Tạo không khí nhẹ nhàng, gần gũi, ấm cúng, thoải mái trong các hoạt động của trẻ. Cảm giác an toàn, bình yên là điều kiện thuận lợi cho trẻ được là chính mình. Đồng thời, cô giáo cần phải đối xử công bằng, dân chủ đối với tất cả trẻ.

+ Luôn có cử chỉ nhẹ nhàng, tôn trọng trẻ, tin tưởng, chấp nhận trẻ, khéo léo lựa chọn những trò chơi, bài hát, đọc thơ, xem tranh, mô hình hoặc trò chuyện để dẫn dắt trẻ đi đến nhiệm vụ hoạt động nhận thức.

Ví dụ: Cô cho trẻ đóng vai làm bác sĩ và bệnh nhân, để gây hứng thú cho trẻ thì cô sẽ cho trẻ đọc bài thơ “Làm bác sĩ”.

+ Cô phải chủ động hoà mình với trẻ bằng cách tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp cùng xây dựng ý tưởng, tìm các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chung như một người bạn.

- Cô cho trẻ tự phân vai và nhận vai chơi và trở về góc đóng vai.

Sau khi kích thích được sự tập trung chú ý của trẻ, cô giáo cho trẻ phân vai và tự nhận vai chơi. Cô sẽ giải thích cho trẻ hiểu nhiệm vụ mà trẻ cần phải thực hiện trong vai chơi này.

Ví dụ 1: Trẻ chơi trò chơi “Bé làm đầu bếp”, một trẻ đóng vai đầu bếp, một vài trẻ trong vai phụ bếp và một vài trẻ đóng vai khách hàng, cô giáo cũng tham gia chơi với trẻ và đóng vai người ốm. Trẻ sẽ tự nghĩ ra các món ăn để bán cho khách hàng, trẻ biết phân chia công việc, biết cách hợp tác với nhau. Cô giáo tạo tình huống cho trẻ bằng cách đóng vai người phụ bếp bị ốm “đầu bếp ơi, hôm nay tôi bị ốm nên cho tôi xin phép nghỉ một chút nhé”. Người đầu bếp sẽ nhận ra rằng người bị ốm cần đến sự giúp đỡ của mình nên sẽ nấu một bát cháo để chăm sóc cho người bệnh. Khi đó trẻ sẽ dần dần học được cách quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho người khác.

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện học tập cho trẻ.

Để giúp trẻ thực hiện tốt các vai chơi thì cô giáo cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ để đóng vai cho cả cô và trẻ. Các phương tiện để trẻ sử dụng cần đảo bảo những yêu cầu sau:

+ Đảm bảo tính thẩm mỹ.

+ Đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ.

+ Phù hợp với yêu cầu của hoạt động và dễ sử dụng.

+ Cần tận dụng những phương tiện, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, trong thiên nhiên gần gũi xung quanh trẻ, không quá tốn kém.

Ví dụ: Trẻ đóng vai làm bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân thì cô phải chuẩn bị áo blue trắng, mũ có chữ thận, ống nghe, hộp thuốc,...

- Động viên, giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn

Trong quá trình hoạt động, cô giáo phải quan sát, bao quát trẻ,cô cần chủ động tham gia vào các vai chơi của trẻ, động viên, khuấy động không khí cùng trẻ, giúp đỡ trẻ đúng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể.

Ví dụ: Trong trò chơi gia đình, trẻ đóng vai phụ giúp bố mẹ nấu ăn nhưng không may làm vỡ bát của mẹ, khi đó người mẹ rất tức giận vì người con không biết nói lời xin lỗi, cô giáo sẽ hóa thân vào đóng vai người chị nhắc nhở người em là “kìa Bi, mẹ đang rất tức giận vì em đã làm vỡ bát của mẹ mà không xin lỗi mẹ đấy, em hãy mau xin lỗi mẹ đi”. Với sự tham gia của cô giáo thì trò chơi đóng vai sẽ có thêm nhiều tình huống bất ngờ, không khí chơi sẽ vui vẻ hơn, trẻ sẽ giải quyết được các khúc mắc trong việc nhận biết cảm xúc bản thân và cảm xúc của người khác.

Sau khi kết thúc giờ hoạt động góc, cô sẽ nhận xét và khen thưởng những bạn biết thể hiện cảm xúc đúng đắn, biết quan tâm và chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh. Cô giáo dục trẻ và cho trẻ thu dọn đồ đạc.

c. Điều kiện vận dụng

- Các tình huống của cô phải gắn liền với các hoạt động của trẻ hàng ngày trên lớp để trẻ dễ hình dung và nhận biết cảm xúc hơn.

- Khi trẻ gặp khó khăn về giải quyết tình huống thì cô giáo gợi ý, giúp trẻ nhận biết cảm xúc đúng đắn.

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ toàn bộ diễn biến của hoạt động, lường trước các tình huống xảy ra để có biện pháp xử lí phù hợp.

2.3.4. Biện pháp 4: Khen ngợi những cách thể hiện cảm xúc đúng đắn, tích cực đúng hoàn cảnh của trẻ.

Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Trong đời sống, khen ngợi giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.

b. Cách tiến hành

Điều quan trọng để tăng cường những hành vi tích cực của trẻ là khen ngợi khi trẻ diễn đạt cảm xúc thành lời. Khen ngợi những khi trẻ nỗ lực nói một cái gì đó. Một cách tuyệt vời để củng cố thói quen lành mạnh đó là sử dụng nguyên tắc khen thưởng. Ví dụ: Cộng điểm và hay thưởng cho con khi con biết đối phó với cảm xúc giận dữ bằng lời nói, thay vì hung dữ đạp phá hay đánh nhau.

Khi trẻ bày tỏ cảm xúc của mình thì giáo viên khen ngợi trẻ. Vì lời khen ngợi này của cô là nguồn động viên, đồng cảm giúp trẻ có thể tự chủ thể hiện cảm xúc. Vì đôi khi người trưởng thành chưa thể làm được điều này. Ví dụ: “Cô rất vui vì hôm nay bạn Bi đi học rất là ngoan, tự mình đi vào lớp và không còn khóc đòi mẹ bế vào lớp nữa.”

Để thực hiện biện pháp nàu giáo viên cần lưu ý:

- Lời khen cần đúng lúc: Một lời khen có tác động tích cực phải được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm. Đúng lúc vì nó không sớm, không muộn; đúng thời điểm trẻ cần một động lực thôi thúc để tiếp tục tin tưởng vào bản

thân “sẽ làm được”. Điều này, giúp trẻ tự tin hơn vào năng lực của chính

mình.

- Việc khen ngợi cần đúng nơi, đúng chỗ: Khen trẻ trước mặt mọi người,

hòa đồng với các bạn, dần dần bị cô lập. Trong bất kì hoàn cảnh nào, cũng khen ngợi trẻ khéo léo, tránh làm trẻ tự ti hoặc quá tự đại trước bạn bè.

- Lời khen cần cụ thể:Lời khen tích cực là động lực giúp trẻ cố gắng hơn

trong mọi hoạt động. “Sứ mệnh của lời khen” là tạo động lực trong quá trình

phát triển nhận thức của trẻ. Khi lời khen được diễn đạt với nội dung chân thực, cụ thể, nó còn có tác dụng hướng dẫn cho trẻ trong các hoạt động của mình. Hãy hạn chế những lời khen mang tính chung chung và phóng đại. Với một lời khen phù hợp, sẽ tiếp thêm “sức mạnh tinh thần” để trẻ hoàn thành tốt mọi việc của mình.

- Thể hiện sự đồng cảm với niềm vui của trẻ: Khi đứa trẻ xếp được miếng ghép vào đúng ô, chúng ngước lên nhìn côvà cười thật sung sướng, còn

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)