Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 33)

thôn ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thơn ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lƣu, trao đổi thƣơng mại trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Dân số gần 300.000 ngƣời, diện tích tự nhiên 28.636,5 ha, trong đó đất nơng nghiệp 3.868 ha, đất lâm nghiệp 12.092,5 ha, đất chuyên dùng 5.403,2 ha và đất ở 1.052,4 ha. Trong những năm qua, tốc độ phát triển các khu cơng nghiệp và q trình đơ thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân ngày càng thu hẹp, thiếu đất canh tác, cần đƣợc ĐTN và giới thiệu việc làm trong các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều địa phƣơng của thành phố vẫn giữ đƣợc lợi thế phát triển về cây lƣơng thực, thực phẩm nhƣng trình độ canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập bấp bênh, rủi ro cao. Để nơng dân có kỹ thuật thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh lƣơng thực, ổn định xã hội, việc ĐTN cho nông dân là việc làm quan trọng, cấp bách.

tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, Thông tƣ liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT- BTTTT ngày 12/12/2012 của Liên Bộ: Lao động - TB&XH, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thƣơng, Thông tin và Truyền thông về hƣớng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 2072/QĐ-CTUBND ngày 13/9/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bình Định đến năm 2020; UBND thành phố Quy Nhơn đã ban hành Kế hoạch số 12/KH- UBND ngày 05/3/2013 triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” trên địa bàn thành phố phạm vi ở các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Phƣớc Mỹ và các phƣờng Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Phú, Nhơn Bình [47].

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề) năm 2020 là 49,8%, năm 2015 là 52,5%, dự kiến đến năm 2020 đạt 60%. Kết quả thực hiện mục tiêu Đề án giai đoạn 2016-2020: Giai đoạn 2016 - 2019, toàn thành phố đào tạo nghề đƣợc 491 học viên trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 03 tháng, có 336 nữ; trong đó đào tạo nghề phi nơng nghiệp 334 học viên, đào tạo nghề nơng nghiệp 157 học viên. Đối tƣợng 1 có 130 ngƣời (chính sách 01 ngƣời, hộ nghèo và cận nghèo 74 ngƣời, khuyết tật 07 ngƣời và bị thu hồi đất 48 ngƣời). Riêng năm 2020, đào tạo nghề cho 200 học viên trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới ba tháng; trong đó đào tạo nghề phi nông nghiệp 100 học viên và đào tạo nghề nông nghiệp 100 học viên. Đối tƣợng 1 có 50 ngƣời.

Cơng tác đào tạo nghề cho LĐNT luôn đƣợc quan tâm thực hiện, các địa phƣơng đã phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tổ chức các lớp đào tạo nghề và cấp chứng chỉ, chứng nhận trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 03 tháng nhƣ: Mây tre đan, kỹ thuật chế biến món ăn, hàn điện, chăn ni-thú y, mộc dân dụng, nuôi trồng thuỷ sản… và các lớp

tập huấn chế biến hải sản, khuyến nơng, khuyến ngƣ, v.v… từ đó đã tạo điều kiện cho nhiều hộ dân có việc làm nâng cao thu nhập góp phần cho việc hồn thành tiêu chí 14.3 tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của các xã đạt chuẩn nông thơn mới năm 2018 bình quân là 51,01% (3.152 ngƣời/6.179 ngƣời). Cả 04/04 xã đều đƣợc UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn đạt chuẩn nông thôn mới (xã Phƣớc Mỹ, Nhơn Lý năm 2015; xã Nhơn Hải năm 2016 và xã Nhơn Châu năm 2017).

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thơn ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Thị xã An Nhơn là đơ thị mới ở phía Nam của tỉnh Bình Định, đƣợc thành lập vào cuối năm 2011 theo Nghị quyết số 101/NQ-CP của Chính phủ; cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 22km, Thị xã An Nhơn là nơi giao nhau của các tuyến giao thông huyết mạch của cả nƣớc và khu vực. Thị xã có diện tích 292,6 km2, có 108 thơn, khu vực; dân số khoảng 200.159 ngƣời; Trong đó dân số khu vực nơng thơn 111.007 ngƣời chiếm khoảng 55,46%, dân số khu vực thành thị 89.152 ngƣời chiếm 44,54%. Lực lƣợng trong độ tuổi lao động khoảng 152.715 ngƣời chiếm 76,3% dân số. Trong những năm qua nền kinh tế của thị xã đƣợc tăng trƣởng và phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có khoảng hơn 4.100 cơ sở hộ kinh doanh, tăng 510 cơ sở so với năm 2019. Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở các cụm công nghiệp và các điểm công nghiệp đã giải quyết việc làm thƣờng xuyên hàng năm cho hơn 6.000 lao động. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp bình qn hàng năm đạt 17,28%. UBND chú trọng củng cố và phát triển làng nghề truyền thống. Tồn thị xã hiện có tổng số 18 làng nghề, với 2.344 hộ sản xuất và 4.595 lao động, góp phần ổn định việc làm và thu nhập. Sản phẩm làng nghề từng bƣớc đƣợc đứng vững trên thị trƣờng thông qua việc tham gia các Hội chợ thƣơng mại trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm đặc trƣng tiêu biểu nhƣ gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, Làng bún song thằn Nhơn Phúc, Rƣợu Bầu đá Nhơn Lộc, mai vàng Nhơn

An… không ngừng phát triển và nâng cao giá trị thƣơng hiệu. Đã xây dựng nhà trƣng bày sản phẩm sản phẩm làng rèn Tây Phƣơng Danh - Đập Đá [48].

Qua nhiều năm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm - dạy nghề, đặc biệt là khi triển khai Đề án ĐTN cho LĐNT, An Nhơn đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, đã giải quyết việc làm mới cho hơn 12.500 lao động, số lao động trong độ tuổi qua đào tạo nghề có việc làm đạt trên 98,17%. Đặc biệt, nhờ đa dạng hóa các hình thức đào tạo, ngƣời lao động đạt đƣợc tiếp cận nhiều ngành nghề mới.

Đạt đƣợc kết quả trên, thị xã đã thực hiện dạy nghề cho LĐNT dƣới nhiều hình thức đó là dạy nghề tập trung tại các cơ sở dạy nghề; dạy lƣu động tại các xã, thôn, bản; dạy theo hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp. Điều đáng ghi nhận là, các cơ sở đã chuyển mạnh ĐTN cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn ĐTN với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng xã, phƣờng trong thị xã.

Thông qua ĐTN, nhiều lao động, đặc biệt là LĐNT, đã đƣợc trang bị nghề mới, đƣợc tiếp thu kiến thức kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động. Mặt khác, qua ĐTN, nông dân đã thực sự làm chủ đƣợc kỹ thuật, tự chủ đƣợc tay nghề và quan trọng hơn là có nghề để ni sống bản thân và gia đình. Để cơng tác dạy nghề cho LĐNT đạt kết quả cao, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trƣớng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về dạy nghề cho LĐNT; rà sốt lại tồn bộ chƣơng trình các nghề đào tạo cho LĐNT, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề xây dựng nội dung, chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và khả năng tiếp thu của LĐNT. Tỉnh cũng quan tâm tổ chức tốt các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề, bồi dƣỡng kỹ năng dạy nghề cho ngƣời dạy nghề; lựa chọn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện tham gia ĐTN cho LĐNT.

Để nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT, hằng năm thị xã đã tổ chức và cử tham gia các lớp tập huấn công tác điều tra, khảo sát và dự báo

nhu cầu học nghề của LĐNT cho cơng chức Phịng LĐ-TB&XH thị xã. Phòng LĐ-TB&XH đã hƣớng dẫn UBND các xã, phƣờng khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT. Bên cạnh đó, thị xã An Nhơn đã tập trung hồn thiện, nhân rộng các mơ hình dạy nghề cho LĐNT. Cơng tác dạy nghề cho LĐNT thời gian qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn ở thị xã, theo hƣớng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp. Đồng thời, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phƣơng; đặc biệt một số LĐNT sau khi học nghề đã trở thành hộ khá giả, giàu có.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghiên cứu về công tác ĐTN cho LĐNT ở một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Định, và một số địa phƣơng của nƣớc ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nhƣ sau:

Một là, ĐTN nói chung, ĐTN cho LĐNT nói riêng khơng thể thiếu vai

trị hỗ trợ QLNN, cần phải có sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị ở địa phƣơng. Thực tế cho thấy, địa phƣơng nào có sự quan tâm của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, địa phƣơng nào cơng tác ĐTN đƣợc quan tâm tồn diện từ cơ sở vật chất đến hệ thống tổ chức dạy nghề và đặc biệt có chính sách hỗ trợ cho ngƣời lao động thì hiệu quả của ĐTN đƣợc nâng cao.

Hai là, để nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT cần XHH trên

tất cả các mặt; cần lựa chọn các tổ chức ĐTN phù hợp với yêu cầu và đặc điểm ĐTN cho LĐNT, trong đó chú trọng ĐTN tại chỗ và của các tổ chức khuyển nông, lâm, ngƣ và các tổ chức ĐTN ngay tại địa phƣơng.

Ba là, ĐTN cho LĐNT phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật

sự của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời, dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của ngƣời dân chứ khơng phải là các hoạt động có tính phong

trào, nhất thời. Đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần khảo sát nhu cầu học nghề của đối tƣợng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tƣợng để tổ chức các khố đào tạo phù hơp. Do đặc thù của sản xuất ở nơng thơn là có thể sử dụng lao động từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi lao động (theo quy định của pháp luật lao động) nên một số đối tƣợng chỉ có thể tham gia đƣợc các khố đào tạo ngắn hạn, nhƣng cũng có nhóm đối tƣợng (ví dụ, từ 16 - 24 tuổi) có thể và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn. Mặt khác, cần thiết phải phân các nhóm đối tƣợng trên trình độ học vấn. Đối với những ngƣời có trình độ học vấn thấp, họ có thể theo học các khố dạy nghề ngắn hạn. Ngƣợc lại, đối với những ngƣời có học vấn cao hơn (THCS, THPT) có đủ điều kiện có thể theo các khố học nghề ở trình độ trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.

Đối với nhóm đối tƣợng nơng dân đào tạo có thể làm nơng nghiệp hiện tại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngƣời nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khóa đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm của ngƣời nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của ngƣời dân để tổ chức khóa học cho phù hợp. Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng nơng nghiệp, các khóa học nên đƣợc tổ chức gắn với thời kỳ sinh trƣởng của vật nuôi, cây trồng. Điều này, địi hỏi việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chƣơng trình đào tạo, hình thức đào tạo, phƣơng thức đào tạo, phƣơng pháp truyền đạt.

Nhƣ vậy, ĐTN cho LĐNT có thể đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ dạy tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của các tập đồn, tổng cơng ty; dạy nghề lƣu động (tại xã, thôn); dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề. Phƣơng thức đào tạo cũng cần phải đa dạng hố, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng và điêu kiện của tùng vùng, nhƣ đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghể nghiệp (trung tâm dạy nghề, trƣờng trung cấp, cao đẳng nghề, các trƣờng

khác có tham gia dạy nghề); ĐTN lƣu động cho nông dân làm nông nghiệp hiện đại tại các làng, xã, thôn; dạy nghề tại nơi sản xuất, tại hiện trƣờng.

Cần tổ chức đào tạo thí điểm cho các nhóm đối tƣợng, với hình thức và phƣơng thức đào tạo khác nhau để tìm ra đƣợc những mơ hình đào tạo phù hợp nhất đối với các nhóm đối tƣợng LĐNT khác nhau. Nói cách khác, cần đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu của từng đối tƣợng học nghề ở nông thôn, làm tăng nguồn cung cho đào tạo, tạo sức hấp dẫn đối với ngƣời học và đặc biệt đáp ứng yêu cầu thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm cho ngƣời lao động.

Bốn là, ĐTN cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng NTM. Mục tiêu của ĐTN cho LĐNT là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm đƣợc việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngồi nơng thơn). Đây là vấn đề cốt lõi đối với ĐTN cho LĐNT, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp. Nếu không gắn đƣợc với việc làm thì ngƣời nơng dân sẽ khơng tham gia học nghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong q trình ĐTN rất cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác, có thể tạo cơ hội cho ngƣời học đƣợc tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc đƣợc ngay với nghề nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa các đối tác này thì ĐTN đạt đƣợc kết quả tích cực, LĐNT có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của họ đƣợc nâng lên, đạt kết quả giảm nghèo bền vững.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chƣơng 1, tác giả đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT bao gồm phân tích cơ sở lý luận về đào tạo nghề, lao động nông thôn, QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT. Đi sâu vào nghiên cứu sự cần thiết, nội dung QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT. Luận văn đi sâu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)