4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về lĩnh vực liên quan đến đề tài
4.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Những năm qua, do tính đặc thù cao nên trong nƣớc rất hiếm có những đề tài nghiên cứu về chất lƣợng của dấu vết máu phục vụ giám định hình sự.Mới đây, công trình nghiên cứu lý luận về vai trò của dấu vết máu: luận án tiến sỹ của Lê Quốc Huy, Học viện Cảnh sát nhân dân có tên “Nghiên cứu dấu vết sinh vật trong hoạt động điều tra tội phạm” đƣợc tiến hành năm 2012. Đề tài đã bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận cơ bản về dấu vết sinh vật nói chung và dấu vết máu trong hoạt động điều tra tội phạm.. Tuy nhiên đây là công trình nghiên cứu mang tính lý luận, đặc biệt trong hoạt động điều tra qua các công tác: phát hiện, ghi nhận, thu lƣợm, bảo quản, đánh giá, giám định dấu vết sinh học nói chung. Đề tài chƣa đi sâu về các vấn đề kỹ thuật sinh học đề đánh giá về các dấu vết sinh vật và dấu vết máu phục vụ giám định sinh học hình sự.
Năm 2006, Công trình nghiên cứu “Bảo tồn Ex-situ vật liệu sống và xây đựng cơ sở dữ liệu cho các tàng thƣ an ninh” đƣợc tiến hành bởi ThS. Trần Minh Đôn và các cộng sự, Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ,
Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Công an. Đề tài có sử dụng đối tƣợng nghiên cứu là khoảng trên 200 mẫu máu thu ở hiện trƣờng các vụ án hình sự hoặc các đối tƣợng phạm tội. Các mẫu máu đƣợc bảo quản trên các vật mang khác nhau và lƣu giữ tại nhiệt độ âm sâu. Các mẫu bảo quản đƣợc theo dõi đánh giá định kỳ hàng năm bằng kỹ thuật phân tích gen: tách ADN, thực hiện phản ứng PCR sử dụng mồi của 9 locus đa hình STR (hệ AmpF/ STR Profiler Plus) và điện di phân tích sản phẩm PCR. Qua kết quả điện di có thể đánh giá đƣợc sự tồn tại của ADN trên mẫu sinh phẩm lƣu giữ. Tiến hành lấy sác xuất 5 mẫu trong số mẫu bảo quản của từng năm. Kết quả phân tích trên (thực hiện năm 2006) đối chiếu với kiểu gen đã phân tích ban đầu (các năm 2002, 2003, 2004, 2005) cho thấy tất cả các mẫu máu lƣu để bảo tồn vẫn đảm bảo phục vụ cho giám định gen (vẫn phân tích đƣợc kiểu gen). Đây chỉ là một phần nhánh của đề tài, nên chƣa đi sâu nghiên cứu đƣợc cụ thể một số điều kiện về vật lý, hóa sinh ảnh hƣởng đến chất lƣợng ADN. Chƣa đánh giá cụ thể về chất lƣợng của kiểu gen thu đƣợc, mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá là có phân tích đƣợc kiểu gen hay là không, mà chƣa đƣa ra đƣợc con số định lƣợng ADN tổng số sau tách chiết, chất lƣợng của hồ sơ kiểu gen thu đƣợc khi phân tích thể hiện bằng số alen còn, mất, tỷ lệ nhiễu…
Qua nghiên cứu các công trình ở trong và ngoài nƣớc có liên quan tới đề tài, chúng tôi nhận thấy chƣa có công trình nghiên cứu nào về sự tác động của yếu tối môi trƣờng lên chất lƣợng của dấu vết máu phục vụ công tác giám định sinh học đặc biệt là giám định gen trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
Chƣơng II
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu: