Giải pháp kỹ thuật thi công phần công tác cốt thép:

Một phần của tài liệu BIÊN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH MẪU (Trang 29 - 31)

Cốt thép cần được kéo, nắn và uốn thắng. Theo từng bước công việc cụ thể trước hết thống kê số lượng, chủng loại cốt thép cho từng hạng mục để đảm bảo nhu cầu cung cấp vật tư đầy đủ, thép mua về được sử dụng ngay tránh để tình trạng han gỉ.

Toàn bộ thép được gia công tại kho. Chúng tôi sẽ tổ chức để cán bộ giám sát đến kiểm tra vị trí kho gia công thép.

Toàn bộ thép kết cấu sau khi gia công phải đặt dưới mái che hoặc phủ tránh mưa và cao ít nhất 450 mm cách mặt đất được phân loại thành từng khu riêng biệt trong từng kho theo kích thước và chủng loại để nhận biết và sử dụng.

Cốt thép trước khi gia công phải được làm sạch bề mặt, không dính bùn đất, dầu, mỡ, vẩy sắt hoặc các lớp gỉ. Các thanh thép bị đè bẹp, bị giảm tiết diện do một nguyên nhân nào đó thì bị loại bỏ thay thế bằng các thanh thép khác

Nối buộc và hàn thép:

+ Đối với thép tròn trơn: Hàn tất cả các điểm giao nhau.

+ Đối với cốt thép có gờ: hàn tất cả các cốt thép ở hàn chu vi phía ngoài, các điểm còn lại ở giữa cách một hàng một theo thứ tự xen kẽ.

+ Đối với khung thép dầm hàn, hàn tất cả các điểm giao nhau. Liên kết hàn phải có bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quảng, không thu hẹp cục bộ, không có bọt, bảo đảm chiều dài, chiều cao đường hàn theo thiết kế.

+ Nối hàn theo TCVN 9392 - 2012, hàn hồ quang: Hàn chắp chéo (hai đầu thanh thép chống lên nhau và hàn 2 bên mỗi đoạn 10d cho mỗi bên hàn, sau khi hàn, thép được nén lại cho đồng trục. Hàn ốp sắt tròn (hai đoạn nối đối đầu nhau và dùng 2 thanh thép tròn có đường kính thanh ốp, thanh cần hàn rồi mới hàn như chắp chéo. + Không nối cốt thép ở những vị trí chịu lực và uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với cốt thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép gờ.

+ Chiều dài nối buộc của thép chịu lực khung và lưới thép không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo, không nhỏ hơn 200mm với cốt thép chịu nén.

+ Thép trơn cán nóng: Có chiều dài nối buộc vùng chịu kéo là 40d đối với dầm hoặc tường, 30d đối với các kết cấu khác, có chiều dài nối buộc vùng chịu nén là 20d đối với đầu cốt thép có móc, 30d đối với đầu cốt thép không có móc (d là đường kính cốt thép).

+ Thép có gờ cán nóng: Có chiều dài nối buộc vùng chịu kéo là 40d đối với dầm hoặc tường, 30d đối với các kết cấu khác, có chiều dài nối buộc vùng chịu nén

là 20d đối với đầu cốt thép có móc, 30d đối với đầu cốt thép không có móc (d là đường kính cốt thép).

+ Thép kéo nguội: Có chiều dài nối buộc vùng chịu kéo là 40d đối với dầm hoặc tường, 35d đối với các kết cấu khác, có chiều dài nối buộc vùng chịu nén là 20d đối với đầu cốt thép có móc, 30d đối với đầu cốt thép không có móc (d là đường kính cốt thép).

Vận chuyển và lắp dựng cốt thép:

+ Cốt thép từng thanh buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

+ Các khung, lưới cốt thép lớn có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.

+ Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại bộ phận lắp dựng sau.

+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bêtông.

+ Các con kê đặt tại vị trí thích hợp tùy theo mật độ lưới thép nhưng không lớn hơn 0,5m/1 điểm. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông.

+ Lắp dựng cốt thép : Bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật của thanh, khoảng cách các thanh, sự ổn định, độ dày lớp bêtông bảo vệ.

+ Việc lắp dựng cốt thép chờ cột dựa vào các tim mốc đã được xác định và đánh dấu trên bê tông lót. Khi cốt pha đã được lắp xong, để bảo đảm thép chờ cột không bị di chuyển khi đổ bê tông, chúng tôi dùng 4 thanh gỗ 4x6cm văng cổ cột.

+ Cốt thép được lắp đặt vào dầm theo phương pháp từng thanh, tiến hành rải thép theo đúng vị trí thiết kế và buộc lại với nhau bằng thép buộc.Cốt thép được kê cách ván khuôn bằng con bê tông đúc sẵn.

+ Để khỏi làm sai lệch hình dáng và vị trí cốt thép cần làm cầu công tác gỗ ván trước khi tiến hành công tác bê tông.

- Nghiệm thu cốt thép:

+ Trước khi tiến hành đổ bêtông cho các bộ phận công trình, đơn vị thi công báo cho kỹ sư giám sát và kỹ sư thiết kế đến kiểm tra cốt thép về kích thước, số lượng, chất lượng hàn buộc, sự ổn định, chiều dài thép chịu lực, độ dài nối thép, vị trí uốn cốt thép, lớp bảo vệ theo các qui định của hồ sơ mời thầu và TCVN hiện hành.

+ Nếu có sai sót gì hoặc thay đổi gì theo ý kiến của Chủ đầu tư phải thực hiện ngay trước khi đổ bêtông.

+ Cốt thép được giữ gìn sạch sẽ khi lắp dựng không bị dính đất bụi, bị gỉ sét. Nếu thép bị gỉ thì chúng tôi sẽ cho đánh gỉ hoặc sử dụng thép khác. Chúng tôi sẽ hạn chế mức tối đa việc làm dơ thép bằng cách bảo vệ cẩn thận che chắn đầy đủ trong quá trình gia công vận chuyển và lắp dựng nhật là thi công vào mùa mưa rất dễ bị sét gỉ.

+ Kiểm tra, nghiệm thu: đặt cốt thép xong trước khi tiến hành công tác mời chủ đầu tư, tư vấn giám sát, thiết kế kiểm tra, nghiệm thu cốt thép.

+ Kiểm tra hình dáng, kích thước cốt thép.

+ Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và biên bản về quyết định thay đổi.

+ Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn, gia công cốt thép.

+ Các biên bản về việc thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế. + Sổ nhật ký công trình.

Một phần của tài liệu BIÊN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH MẪU (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w