* Công tác chuẩn bị:
Cốt pha đà giáo dùng để thi công là cốt pha định hình bằng thép. Những vị trí có kích thước không phù hợp với tổ hợp ván khuôn thép được khắc phục bằng ván khuôn gỗ.
Cốp pha đảm bảo phẳng, kín khít để không bị rò rỉ nước xi măng trong quá trình đổ bê tông. Cốp pha định hình bằng thép thường xuyên được bôi dầu để luôn được thẳng không bị cong và bị ẩm, rỉ sét. Các cốp pha luôn được vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng xong nhằm tránh bị hư và ảnh hưởng đến chất lượng bêtông đổ lần sau. Trước khi tiến hành lắp ráp panel định hình thì bề mặt panel tiếp xúc với bêtông đều được quét 1 lớp chống dính đảm bảo cho bề mặt của cấu kiện khi tháo dỡ cốp pha được phẳng, nhẵn.
* Giải pháp thiết kế cốp pha đối với các bộ phận công trình
Cốp pha móng :
+ Sử dụng tấm cốp pha định hình chuyên dụng với nhiều modul khác nhau. Thao tác đóng cốp pha sẽ nhanh hơn nhiều so với việc tháo lắp cốp pha khác, giúp rút ngắn được tiến độ thi công.
+ Cốp pha móng được ổn định bằng hệ gông, được cố định bằng hệ cây chống.
+ Tim móng phải được thường xuyên kiểm tra và cố định chắc chắn cốp pha móng theo tim đã xác định .
Cốp pha cột:
+ Cốp pha cột được ghép cùng một lúc.
+ Cột chữ nhật hay cột vuông sử dụng cốp pha định hình chuyên dụng được lắp dựng tại hiện trường.
+ Qui trình lắp dựng: dựng cốp pha, chừa lại 1 tấm cách chân 1,4 m để làm cửa để đổ bê tông.
+ Trước khi đổ bê tông vệ sinh ván khuôn, kiểm tra khe nối cốp pha để tránh không bị mất nước.
+ Sau khi lắp dựng dùng máy kinh vỹ, quả dọi, thước, ke vuông kiểm tra độ thẳng đứng, kích thước hình học cốp pha.
+ Khi đổ bêtông xong mỗi đợt, tiến hành đầm bêtông ngay lập tức. Cốp pha cột được ổn định bằng hệ cây chống chéo bằng thép và gông cổ cột.
Cốp pha dầm – sàn:
+ Sử dụng tấm cốp pha định hình bằng sắt V40x40x4 và ván ép.
+ Khoảng cách giữa các xà gồ, cột chống ván khuôn đáy dầm, ván khuôn sàn được lấy theo tính toán đủ điều kiện đảm bảo độ võng và điều kiện ổn định cột chống đảm bảo cho ván khuôn không võng.
+ Ván thành và ván đáy của dầm sàn được sử dụng bằng ván dày 20mm hoặc bằng cốp pha định hình.
+ Trước khi lắp dựng cốp pha tiến hành dùng máy thủy bình dẫn cốt chuẩn của công trình vào các cột đã đổ bê tông để lấy cốt cao độ của tấm sàn, đáy đà. Dùng máy kinh vĩ để vạch các tim trục.
+ Khi tiến hành lắp dựng cốp pha định hình cho sàn có kết hợp với đà gỗ và sử dụng cốp pha ván ép chuyên dụng cho dầm được lắp dựng.
+ Sau khi đóng xong toàn bộ hệ cốp pha được dọn vệ sinh sạch sẽ, nhất là vị trí cổ cột, việc nghiệm thu cốp pha phải được thực hiện nghiêm túc chặt chẽ, kiểm tra từng cây chống và từng thanh giằng. Cốt pha sàn vững chắc, có lan can bảo vệ.
Kiểm tra và nghiệm thu cốp pha:
+ Phải có biên bản nghiệm thu công tác cốp pha ngay trước khi đổ bêtông theo toàn bộ các yêu cầu mô tả ở trên. Trong đó phải chỉ ra kích thước, dung sai, chi tiết chờ sẵn, độ sạch, độ ổn định.
+ Khi đổ bêtông phải có thợ cốp pha trực thường xuyên tại công trường để sửa chữa khắc phục kịp thời các sự cố làm ảnh hưởng đến tim cos và chất lượng bê tông.
Tháo cốp pha:
+ Việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo được tiến hành sau khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế cho phép dưới sự đồng ý của tư vấn giám sát và chủ đầu tư.
+ Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bêtông.
+ Khi tháo cốp pha không được làm chấn động và rung kết cấu bêtông. Bảo đảm thời gian tối thiểu cần thiết kể từ khi đổ bêtông tới khi tháo cốp pha, đối với các thành phần kết cấu khác nhau phải tuân thủ theo qui phạm thi công bêtông.
+ Không được sửa chữa các lỗi của bê tông khi chưa có ý kiến tư vấn giám sát và chủ đầu tư.