2 Biện pháp thi công hệ thống cấp thoát nước:

Một phần của tài liệu BIÊN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH MẪU (Trang 48 - 52)

Yêu cầu kỹ thuật vật liệu khi thi công hệ thống cấp nuớc:

Yêu cầu chủ yếu đối với đường ống cấp nước bên trong nhà là: bền, sử dụng được lâu, chống được sức va thủy lực và tác động cơ học tốt, ít mối nối phải được kín chắc, có khả năng uống cong và liên kết dễ dàng.

Các thiết bị thu thải nước thi công đúng theo đồ án thiết kế và các yêu cầu đã ghi trong hồ sơ mời thầu.

Trong thi công lắp đặt và vận hành đảm bảo ống kín chịu lực tốt không bị rò rỉ, không thấm tường, sàn.

Yêu cầu kỹ thuật khi lắp hệ thống đường ống dẫn nước:

Các ống cấp nước, ống thoát nước mái, ống thoát nước sinh hoạt đặt âm trong tường hoặc trong hộp kỹ thuật chỉ để lộ phần nối với thiết bị.

Ống đứng cấp thoát nước đặt trong hộp kỹ thuật.

Thi công hệ thống cấp thoát nước tiến hành song song với thi công phần thô (sàn, trần, tường) tránh phải đục phá sau này.

Tiến hành lắp đặt thiết bị trong nhà sau khi đã hoàn thành các công việc sau: Hoàn thiện sàn thô giữa các tầng, tường và các vách ngăn trên đó sẽ đặt thiết bị vệ sinh chứa các lỗ và rãnh trong móng, sàn tường và vách ngăn để đặt các ống.

Khi đã hoàn thiện sàn.

Trát xong mặt tường và trát vữa ở những nơi đặt ống .

Bảo đảm chiếu sáng kịp thời và khả năng lắp các dụng cụ điện. Khi đã lắp xong kính cửa và tường bao.

Thi công xây dựng xen kẽ với việc lắp đặt thiết bị vệ sinh tiến hành như sau: Thi công lớp lót sàn trát vữa trần và tƣờng.

Xây khối đỡ đặt phễu thu nước. Đặt ống và các giá đỡ. Thử áp lực các đường ống chống thấm cho khu vệ sinh.

Quét lớp sơn lót hay ốp gạch men tường hoàn thiện mặt sàn. Đặt giá đỡ chậu rửa mặt và các móc giữ bình xả nước.

Chèn kỹ các lổ trên sàn, tường cà các vách ngăn sau khi lắp đặt và điều chỉnh ống. Trát vữa thành rãnh đặt ống ngầm ở ngoài trước khi đặt ống.

Để có thể xả được nước đường ống chính, các đoạn ống nhánh và ống nối đến các thiệt bị khi thi công phải đặt ống với độ dốc 0.002->0.005m. Độ dốc ống hướng về phía ống đứng hoặc các vị trí tháo lắp được. Các vị trí thấp của mạng lưới đặt van xả hoặc các phụ tùng có nắp đậy để có thể mở ra khi cần thiết.

Không được đặt ống cấp nước trong rãnh thoát nước, ống thông hơi trong nhà.

* Biện pháp thi công hệ thống thoát nước:

Yêu cầu kỹ thuật:

Miệng lọc của ống và phụ tùng đặt dọc theo hướng ngược chiều dòng nước chảy.

Độ dốc của đường ống thoát nước bẩn và thoát nước mưa thi công theo thiết kế

Không được nối các thiết bị vệ sinh và các đoạn nằm ngang của ống đứng. Để làm sạch mạng lưới thoát nước sinh hoạt và thoát nước bẩn, toàn bộ nước bẩn trong nhà thoát ra hố ga, từ những hố ga này dẫn nước bẩn chảy vào giếng thấm

- Ống thoát nước mái đặt trong hộp kỹ thuật, ống thoát nước sinh hoạt đặt trong tường, sàn.

Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước sinh hoạt đặt riêng.

* Công tác nghiệm thu:

Việc nghiệm thu hệ thống cấp nước trong nhà được tiến hành sau khi có kết quả thử áp lực, kiểm tra bên ngoài và kiểm tra sự hoạt động của hệ thống.

Chú ý : Việc thử áp lực các hệ thống đường ống cấp nước được tiến hành trước khi lắp đặt các dụng cụ lấy nước.

Khi nghiệm thu hệ thống đường ống cấp nước cần lập các văn bản sau: + Bản vẽ thi công và thuyết minh kèm theo

+ Những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công + Biên bản nghiệm thu các công tác khuất

+ Biên bản về thử áp lực và sự làm việc của hệ thống

Khi nghiệm thu hệ thống đường ống cấp thoát nước cần kiểm tra:

+ Sự phù hợp các vật liệu, phụ tùng và thiết bị đã sử dụng so với thiết kế và quy trình, quy phạm hiện hành.

+ Độ chính xác của độ dốc, độ vững chắc của đường ống thiết bị.

+ Hiện trạng rò rỉ của đường ống, các thiết bị lấy nước, các bình xả nước chậu xí

+ Sự làm việc của mạng lưới với máy bơm.

Khi nghiệm thu các hệ thống cần kiểm tra chính xác độ dốc đặt ống:

+ Các đường ống nhánh của hệ thống thóat nước đặt trong nền nhà, rãnh của sàn được thử áp lực trước khi lấp kín nó.

+ Thử mạng lưới thoát nước trong nhà bằng cách đổ đầy nước đến mức cao nhất của phễu thu nước, thời gian thử 10 phút không cho phép rò rỉ.

+ Độ kín của các mối nối.

Khi nghiệm thu hệ thống thoát nước sinh hoạt và thoát nước mưa cần lập các văn bản:

+ Toàn bộ các bản vẽ kèm theo thuyết minh và tên những người thực hiện có trách nhiệm sau khi tiến hành lắp đặt. Sự thống nhất và sự thay đổi giữa thiết kế và thi công.

+ Biên bản nghiệm thu các công tác khuất

+ Biển bản thử đường ống thoát nước sinh hoạt và đường ống nước mưa. Khi nghiệm thu hệ thống thóa nước bên trong và thoát nước mưa cần kiểm tra:

+ Sự phù hợp giữa hệ thống đã lắp với thiết kế và theo yêu cầu của qui phạm + Độ chính xác các độ dốc, các mối nối.

* Lắp đặt thiết bị vệ sinh:

Các yêu cầu cơ bản khi lắp đặt các thiết bị vệ sinh:

Khi lắp đặt các thiết bị kỹ thuật vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các mối nối phải kín, các chi tiết và mối đỡ trên toàn hệ thống phải chắc chắn.

+ Không có chỗ cong, chỗ gãy, nứt trên các đường ống dẫn nước và khí. + Đảm bảo thoát hết khí và dốc hết nước ra khỏi hệ thống khi cần thiết. + Đảm bảo độ dốc của đường ống thiết kế.

Trước khi đặt các đường ống phải kiểm tra đường ống có sạch hay không. Những phần để hở tạm thời của đường ống đã lắp cần có nút tạm, không được dùng nút bằng sợ gai, sợi đay hoặc sợi giẻ.

Các mối nối tháo lắp được của đường ống dẫn nước, dẫn khí van khóa, cửa kiểm tra, tẩy rửa phải đặt ở các vị trí thuận tiện cho việc sử dụng.

Khi đặt ống hở không được bố trí các mối nối ống trong tường, vách ngăn sàn và các kết cấu khác của ngôi nhà.

Khi lắp đặt thiết bị vệ sinh:

+ Ống ra của chậu xí phải nối trực tiếp với miệng loe của ống thoát hoặc nối bằng gang, chất dẻo giữa chậu xí và ống thoát. Miệng loe của ống thoát đặt dưới chậu xí có ống ra thẳng cần đặt ngang với mặt sàn.

+ Chậu xí cần gắng với sàn bằng xi măng hoặc dán bằng keo.

+ Mỗi thiết bị vệ sinh được nối vào mạng lưới thoát nước qua xiphong, nếu không có xiphong thì tùy vào kết cấu của thiết bị.

+ Khi lắp đặt chậu rửa: cho phép đặt 1 xi phông cho 1 nhóm chậu rửa, số lượng không quá 6 cái bố trí cùng 1 gian phòng. Hoặc cho 1 chậu rửa có nhiều ngăn. + Trước khi thử hệ thống đã lắp, đề phòng rác bẩn đóng lại trong xi phông đặt dưới các thiết bị vệ sinh. Cần phải tháo nút dưới xi phông (trừ xi phông chai) phải lèn chặt bằng đay gai tẩm bitum có quét sơn hay bằng cách đặt các vòng cao su để lèn chặt.

Khoảng cách từ đường ống chính đến van đặt trên đường ống đứng hoặc ống nhánh không được quá 120mm.

Đường ống đứng phải thắng đứng, độ lệch so với phương thẳng đứng khi đặt hở không được quá 2mm/1m

Đường ống phải gắn chặt vào kết cấu xây dựng của nhà hoặc bắt chặc vào các gối đỡ. Không được phép đặt đường ống lên giá gỗ, các mối hàn của đường ống không được tỳ lên gối tựa.

Khoảng cách giữa các điểm neo của đường ống thoát nước bằng nhựa PVC có miệng lọc trong trường hợp đặt ống nằm ngang không quá 2m, còn đối với ống đứng cần 1 điểm cố định cho 1 tầng nhưng không quá 3m. Khoảng cách neo cho cho các đường ống thoát bằng sành ko được lớn hơn 1.5m. Điểm cố định đặt dưới miệng ống loe.

Phiễu thu nước bẩn được đặt ở những chổ thấp của sàn và được chôn trong sàn đảm bảo nước không thấm qua chổ đặt ống. Mặt dưới của phiễu thu cần thấp hơn mặt sàn hoàn thiện hoặc thấp hơn đáy rãnh dẫn nước 5-10mm.

Các khu vệ sinh đặt trên bệ ngang mức với nền. Trước khi lắp đặt khu vệ sinh cần kiểm tra sao cho mép trên ống đứng rót nước của tầng dưới và bệ đang chuẩn bị lắp đặt cùng nằm trên 1 mặt phẳng. Khi tiến hành lắp đặt buồn vệ sinh sao cho trục ống đứng thoát nước giữa các tầng phải trừng nhau.

Việc quan sát bên ngoài cũng như việc kiểm tra thủy lực các đường ống dẫn trong trường hợp đặt hở phải tiến hành trước khi che phủ (đóng kín) chúng.

* Đặt van khóa:

Trên đường ống có bố trí van đóng, mở. Van chỉ được đặt trên đường đặt ống có đường kính ≥ 20mm.

Vòi lấy nước phải đặt cao hơn vành chậu rửa 200mm (tính từ mép vành chậu rửa đến trục ngang của vòi) kể cả trong phòng xí, vòi lấy nước ở phòng tắm (nếu có) đặt ở độ cao 800mm kể từ mặt sàn đến trục của vòi.

Trang bị thiết bị vệ sinh cho từng đối tượng thực hiện đúng thiết kế Lavabo đặt ở độ cao 0.8m so với mặt sàn.

Ống kiểm tra đặt cách sàn 1m.

* Biện pháp thi công hầm tự hoại:

Hầm vệ sinh thi công đảm bảo phân huỷ phân, thoát nước tốt, không có mùi hôi bay lên khu vực sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường lân cận.

Ta tiến hành đào đất theo đúng thiết kế, sau đó lắp dựng ván khuôn thép ống buy hầm, để đổ bê tông tại chỗ, sau đó ta tiến hành đổ bê tông buy hầm, chú ý nếu vị trí đào hầm không có mạch nước ngầm, nền đất khô ráo thì ta đào đất đến độ sâu thiết kế rồi đổ buy từ dưới lên trên, còn nếu tại vị trí nền đất có mạch nước ngầm cao hơn đáy móng thiết kế thì ta tiến hành đào đất 1m để đổ buy đầu tiên, sau đó đào đất phía trong lòng buy để trụt buy xuống từ từ rồi tiếp tục đổ các buy tiếp theo, kích thước đổ mỗi lần là 1m.

Trong quá trình đổ bê tông buy ta phải chừa các lỗ để gắn ống thoát phân, thoát nước sàn, ống thông hơi cho đúng theo hồ sơ thiết kế.

Hầm chứa và hầm lắng ta đổ bê tông đá 4x6 và đảm bảo hai hầm này không rút nước, sau khi thi công ta đổ nước vào hai hầm này đến vị trí như thiết kế, theo dõi mực nước vài ngày nếu nước không rút thì mới đảm bảo yêu cầu. Các hầm rút còn lại khi đổ bê tông chừa lỗ để rút nước ra đất tự nhiên, dưới đáy đổ đá dăm 4x6 làm tầng lọc theo thiết kế đảm bảo rút nước tốt.

Sau khi đổ xong các buy hầm ta tiến hành sản xuất lắp dựng nắp đan đậy, lắp dựng đan đậy khi đã được lắp đặt các ống kỹ thuật xong và được giám sát nghiệm thu hệ thống hầm rút.

Lắp đặt hệ thống ống thoát nước bể đứng thiết kế, đảm bảo hoạt động tốt, chú ý lắp ống thông hơi tốt để hầm không bị bí hơi và nước chảy tốt khi hoạt động.

Có bản vẽ hoàn công để làm tài liệu sửa chữa khi xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.

Một phần của tài liệu BIÊN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH MẪU (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w