Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện tây sơn tỉnh bình định (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

(1) Sự phát triển của du lịch

Đ y là đối tƣợng của QLNN du lịch trên địa phƣơng hay lãnh thổ nào đó. Hoạt động du lịch tốt thể hiện qua sự phát triển của du lịch. Khi du lịch phát triển quy m của nó ngày càng lớn hơn phạm vi mở rộng hơn và chất lƣợng cao hơn cũng nhƣ nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác đối tƣợng của QLNN du lịch vận động và thay đổi theo thời gian và theo quy luật kinh tế khách quan. Trong khi các quyết định của QLNN mang tính chủ quan chỉ có hiệu lực nếu phù hợp và có tính khoa học cao. Do đó QLNN du lịch cũng lu n phải đổi mới toàn diện từ hoạch định tổ chức điều hành tới kiểm soát và điều chỉnh. Chỉ có nhƣ vậy QLNN mới có hiệu lực thực sự.

(2)Kinh tế thị trường và xu thế hội nhập

Tác động của kinh tế thị trƣờng và xu thế hội nhập đòi hỏi QLNN về du lịch phải có sự gắn kết liên vùng liên quốc gia; đồng thời, phải điều chỉnh hệ thống chính sách pháp luật sao cho phù hợp với th ng lệ của quốc tế. Trong

quá tr nh quản lý của m nh nhà nƣớc chỉ tạo lập m i trƣờng thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển đúng hƣớng kh ng can thiệp s u vào hoạt động du lịch. Thêm vào đó v cơ chế thị trƣờng lu n biến động do đó đòi hỏi QLNN về du lịch phải thƣờng xuyên đổi mới để theo kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng mau lẹ và nhiều chiều của xu thế hội nhập.

(3) Sự biến động của các yếu tố vĩ mô

QLNN về du lịch ở địa phƣơng phải dựa trên cơ sở hệ thống cơ chế chính sách pháp luật đƣợc cụ thể hóa từ chính sách pháp luật chung của nhà nƣớc về du lịch và chiến lƣợc phát triển du lịch của quốc gia. Do vậy mọi sự thay đổi của cơ chế chính sách pháp luật và chiến lƣợc của quốc gia về du lịch đều có tác động nhất định đến QLNN về du lịch ở địa phƣơng.

(4) Các đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch

Với tƣ cách là đối tƣợng của QLNN về du lịch các cơ sở kinh doanh du lịch khách du lịch… tác động đến chủ thể quản lý đòi hỏi QLNN về du lịch phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với quy m cơ cấu nhu cầu và tr nh độ phát triển của nó. Ngoài ra cộng đồng d n cƣ địa phƣơng cũng là một trong những yếu tố có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch ứng với mỗi cộng đồng d n cƣ khác nhau có những tập tục truyền thống văn hóa khác nhau do vậy QLNN về du lịch cũng phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.

(5) Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Bảo đảm QLNN về du lịch có hiệu lực và hiệu quả th nh n tố bên trong này rất quan trọng. Nh n tố này đƣợc cấu thành bởi bốn thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nh n lực quản lý; (4) nguồn lực cho quản lý. Hoạt động QLNN về du lịch bản th n nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định QLNN. Quá tr nh này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đó số lƣợng điều kiện nguồn lực cũng quyết định tới chất lƣợng hoạt động của c ng tác quản lý nhà nƣớc về du lịch.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch cho huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương trong nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ đƣợc xây dựng từ thế kỷ thứ XVI và vẫn còn tồn tại gần nhƣ nguyên vẹn cho đến nay. Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lƣu giữ một nền tảng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ. Ngày 04 tháng 12 năm 1999, tại kỳ họp lần thứ 23 tổ chức tại Marrakesh (Maroc), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã c ng nhận Hội An là di sản văn hóa thế giới. Mặc dù là một thành phố có diện tích khá nhỏ của tỉnh Quảng Nam nhƣng Hội An đã biết phát huy triệt để tiềm năng thế mạnh về vị trí địa lý và các nguồn lực tổng hợp để có những bƣớc phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội.

Trong các thành công chung của thành phố Hội An thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch. Du lịch Hội An hiện nay không chỉ là một điểm nhấn của du lịch Việt Nam mà Hội An còn liên tiếp lọt vào các danh sách bình chọn về điểm đến của du lịch thế giới. Có thể tóm tắt một số bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra trong QLNN về du lịch ở thành phố Hội An nhƣ sau:

Một trong những điều kiện tiên quyết mà thành phố Hội An đã làm đƣợc để du lịch đƣợc phát triển đúng định hƣớng và có hiệu quả đó là có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan QLNN về du lịch từ Trung ƣơng cho đến địa phƣơng trong thời gian qua thành phố Hội An luôn nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, của Tổng cục Du lịch và các bộ ngành hữu quan, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng d n cƣ và các tổ chức quốc

tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ... Chính điều này đã góp phần hình thành và xây dựng nên một thƣơng hiệu du lịch Hội An nổi tiếng trong lòng du khách mỗi khi đến với thành phố này.

Trong công tác chỉ đạo điều hành chính sách phát triển du lịch, chính quyền thành phố đã có sự gắn kết hiệu quả các chƣơng tr nh đầu tƣ bảo tồn, phát triển kinh tế văn hóa giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn, phát triển kinh tế vùng biển đảo... cùng hƣớng đến mục tiêu giữ gìn di sản văn hóa thiên nhiên phát triển kinh tế du lịch theo nghị quyết của Đảng bộ HĐND thành phố là xây dựng “Thành phố Hội An - Thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch”.

Thêm vào đó chính quyền thành phố Hội An đã sớm thực hiện việc quy hoạch phát triển du lịch kịp thời đúng đắn, phù hợp với thực tiễn; đồng thời, quan tâm xây dựng chặt chẽ hệ thống văn bản pháp quy về phát triển du lịch, vừa tạo cơ chế hiệu quả trong công tác QLNN, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn.

Một trong những kinh nghiệm khác mà các địa phƣơng có thể học hỏi đƣợc từ sự phát triển của du lịch Hội An là chính quyền nơi đ y lu n chú trọng đến c ng tác đầu tƣ bảo đảm cơ sở hạ tầng nhƣ:Giao thông điện nƣớc, thông tin liên lạc nhằm hỗ trợ kịp thời cho phát triển du lịch đồng thời có chính sách thu hút các nguồn lực đầu tƣ th ng qua việc tích cực cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo m i trƣờng pháp lý cho các tổ chức kinh doanh tham gia hoạt động một cách thuận lợi nhất.

Kinh nghiệm phát triển du lịch tại Hội An đã cho thấy tầm quan trọng của việc định hƣớng và xây dựng kế hoạch phát triển du lịch một cách cụ thể, khoa học trong đó định hƣớng phát triển du lịch sinh thái vừa có thể đƣợc xem là bƣớc đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ m i trƣờng, vừa là cơ sở phát triển một loại hình kinh doanh của một địa phƣơng có nhiều tiềm năng. Điều quan trọng là định hƣớng phát triển du lịch sinh thái không chỉ dừng lại ở

mức độ ra chính sách mà cần xây dựng cụ thể các chƣơng tr nh và dự án hành động, bao gồm cả các điều kiện thực hiện, cách thức thực hiện các cơ quan có trách nhiệm và kinh phí tổ chức thực hiện.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang là thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất của Việt Nam. Các bãi biển dọc chiều dài thành phố và trên các đảo thuộc Vịnh Nha Trang nhƣ Hòn Tre Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Chồng - Vợ đều là những thắng cảnh tuyệt vời thu hút du khách trong và ngoài nƣớc. Du lịch Nha Trang còn thu hút khách bởi di tích Chămpa nổi tiếng là Tháp Bà Ponagar và các điểm tham quan thú vị trong thành phố nhƣ Chợ Đầm Chùa Long Sơn Nhà Thờ Núi và Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại). Nha Trang cũng tổ chức nhiều sự kiện du lịch đáng chú ý là Festival Biển Nha Trang với nhiều hoạt động vui chơi giải trí phong phú.

Những năm gần đ y ngành dịch vụ du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố Nha Trang, hệ thống cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiện đại. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của thành phố Nha Trang đƣợc chú trọng và đẩy mạnh. Thành ủy Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, phòng, ban chuyên môn xây dựng các nghị quyết chuyên đề hoặc đề án nhƣ: Đề án quản lý vỉa hè, lòng đƣờng không vì mục đích giao th ng; Đề án quản lý các tuyến phố kinh doanh theo từng nhóm hàng, dịch vụ; đề án thu gom rác thải; đề án chăm sóc c y xanh; đề án về an ninh du lịch… trong đó phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, phòng, ban chuyên môn. Công tác phối hợp giữa các phòng, ban của thành phố Nha Trang và cấp phƣờng chặt chẽ, thông tin hai chiều, toàn diện. Thành phố Nha Trang có lực lƣợng thanh niên xung kích hơn 100 ngƣời, chốt trực 24/24 giờ trên các bãi biển, tuyến điểm du lịch làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đ thị.

Để có đƣợc những hiệu quả tích cực về phát triển du lịch, Thành phố Nha Trang đã có những biện pháp tích cực trong vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch. Chính quyền địa phƣơng đã x y dựng đƣợc các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch tổng thể l u dài trên cơ sở bảo vệ m i trƣờng an toàn cho du khách. Có chính sách tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

Bên cạnh đó chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đƣa c ng nghệ thông tin hiện đại vào quản lý du lịch. Thực hiện các chƣơng trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên đề, kết hợp những sự kiện thể thao, văn hóa lễ hội lớn trên toàn quốc và tham gia các hội trợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nƣớc và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch cho huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Từ kinh nghiệm hoàn thiện QLNN về du lịch ở các địa phƣơng nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với QLNN về du lịch trên địa bàn huyện T y Sơn tỉnh B nh Định nhƣ sau:

Thứ nhất, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều nƣớc trên thế giới và nhiều vùng trong cả nƣớc, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mỗi nƣớc, mỗi địa phƣơng đều có chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc để phát triển du lịch. Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển đƣợc xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời cũng cần quan t m đến việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.

sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh th nhu cầu của du khách càng phong phú đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng để thu hút du khách là một tất yếu cần đƣợc thực hiện tốt.

Thứ ba, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hƣớng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phƣơng. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đƣa du lịch huyện Tây Sơn phát triển.

Thứ tư, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phƣơng các vùng các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phƣơng các vùng các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tƣ quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch.

Thứ năm, quan t m đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở địa phƣơng. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tƣợng phục vụ là con ngƣời. Hơn nữa con ngƣời ở đ y kh ng chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nƣớc mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ đều phải đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Thứ sáu, thực hiện thƣờng xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch m i trƣờng tự nhiên và xã hội

của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về m i trƣờng, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử văn hóa kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch m i trƣờng tự nhiên và xã hội của du lịch.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1 luận văn tập trung nghiên cứunhững vấn đề cơ bản nhất liên quan đến QLNN về du lịch ph n tích chỉ ra các đặc điểm vai trò QLNN về du lịch; từ những vấn đề lý luận cơ sở thực tiễn để ph n tích các nội dung yêu cầu và chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về du lịch của chính quyền cấp huyện. Tham khảo một số kinh nghiệm thực tiễn QLNN về du lịch của một số địa phƣơng qua đó rút ra những kinh nghiệm cho c ng tác QLNN về du lịch trên địa bàn huyện T y Sơn trong thời gian đến.

Những vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến QLNN về du lịch ở Chƣơng 1 làm cơ sở đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn huyện T y Sơn ở Chƣơng 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện tây sơn tỉnh bình định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)