6. Bố cục của luận văn
1.2.3. Quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách nhằm đánh giá lại toàn diện từ khâu lập, quyết định dự toán, khâu chấp hành dự toán và khâu kế toán, xác định chính thức số thu, chi, bội chi NSNN, số tồn NSNN chuyển sang năm sau [16]. Do vậy, quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN tuân thủ quy trình quyết toán NSNN bao gồm các bƣớc: lập, xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, thẩm tra và phê chuẩn báo cáo quyết toán.
Quyết toán chi thƣờng NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Số liệu quyết toán NSNN chính xác, đầy đủ và trung thực và có xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nƣớc; nội dung báo cáo quyết toán NSNN phải đúng nội dung ghi trong dự toán đƣợc giao và theo mục lục NSNN. Quyết toán các khoản chi thƣờng xuyên yêu cầu phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính theo mẫu biểu quy định và gửi kịp thời các loại báo cáo đó đến các cơ quan có thẩm quyền. Quy trình quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN gồm các bƣớc sau:
Bước 1: Các đơn vị sử dụng NSNN lập báo cáo quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN và gửi Phòng TC-KH thành phố để xét duyệt, thẩm định.
Bước 2: Phòng TC-KH thành phố tiến hành xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN; ra thông báo xét duyệt, đánh giá báo cáo quyết toán năm gửi các đơn vị sử dụng
Bước 3: Trên cơ sở báo cáo số liệu của Kho bạc Nhà nƣớc và kết quả xét duyệt báo cáo quyết toán chi thƣờng xuyên của đơn vị dự toán, Phòng TC- KH thành phố thực hiện tổng hợp quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN cấp thành phố vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp thành phố trình UBND thành phố xem xét; đồng thời gửi Sở Tài chính, Ban Kinh tế của HĐND thành phố để thẩm tra, cho ý kiến và hoàn thiện báo cáo quyết toán NSNN thành phố. UBND thành phố trình báo cáo cho Thƣờng trực HĐND thành phố xin ý kiến trƣớc khi trình vào kỳ họp của HDND thành phố giữa năm.
Bước 4: HĐND cấp thành phố thảo luận, ban hành Nghị quyết phê chuẩn báo cáo quyết toán NSNN thành phố.
Tiêu chí đánh giá quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN: Báo cáo quyết toán có đúng mẫu biểu, mục lục và nội dung chi thƣờng xuyên theo quy định; việc nộp báo cáo quyết toán có đúng thời gian quy định; Công tác thẩm tra, xét duyệt của cấp trên có kịp thời. Công tác phê chuẩn quyết toán có đúng quy định.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác chi thƣờng xuyên NSNN
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân [18]. Hoạt động của Thanh tra đƣợc thực hiện theo định kỳ kế hoạch, đột xuất hoặc yêu cầu chỉ đạo của cấp trên về giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân [18].
Hoạt động thanh tra Tài chính cần chú trọng kiểm tra việc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn đã đƣợc ban hành; tính đúng đắn, hợp lý trong việc quản lý NSNN (chấp hành công tác lập, trình dự toán thu chi ngân sách nhà nƣớc; công tác phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc; công tác quản lý nguồn thu; công tác quản lý chi; việc quyết toán thu chi NSNN…) và đƣa ra các kết luận đúng, sai, biện pháp xử lý và kiến nghị thực hiện nhằm ngăn chặn những thiệt hại, sai sót có thể xảy ra.
Ngoài cơ quan Thanh tra thì HĐND thành phố giám sát việc thực hiện chi thƣờng xuyên NSNN; Cơ quan Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, hƣớng dẫn về công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN thành phố Quy Nhơn; thực hiện công khai tài chính ngân sách, giám sát cộng đồng theo quy định pháp luật.
Tiêu chí đánh giá: Số cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm; Số cuộc có kiến nghị xử lý vi phạm về kinh tế; số tiền sai phạm kiến nghị thu hồi NSNN; số tiền sai phạm đã thu hồi vào NSNN; số vụ kiến nghị xử lý hình sự.-