Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 71 - 72)

6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

3.1.1. Cơ sở lý luận

- Xuất phát từ đặc điểm tâm lý, xúc cảm của HS đầu cấp tiểu học: Ở HS

đầu tiểu học, xúc cảm, tình cảm chi phối toàn bộ đời sống tâm lý trong nhân cách của trẻ. HS ở lứa tuổi này rất dễ xúc động, tình cảm, xúc cảm mang tính cụ thể, trực quan và giàu cảm xúc. Trẻ còn có tình cảm đặc biệt đối với những ngƣời thân trong gia đình và thầy cô giáo. PHHS và GV có thể dễ dàng quan sát thấy những

biểu hiện xúc cảm của HS. Một điều dễ nhìn thấy trong tính cách của trẻ là sự cả

tin. Trẻ tin tƣởng một cách tuyệt đối vào ngƣời lớn, sách vở và cả bản thân mình. Với trẻ mọi điều ở ngƣời lớn, nhất là Thầy/ Cô giáo nói ra đều đúng và chuẩn

mực. Ngoài ra, trẻ cũng thích bắt chƣớc ngƣời lớn, bạn bè, nhân vật trong phim,

trong sách...Vì thế, trẻ thực hiện các yêu cầu và nghe theo lời đánh giá của GV một cách vô điều kiện.

Giai đoạn lứa tuổi tiểu học (từ 6-11 tuổi) đƣợc đánh giá là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ mẫu giáo thành một HS phổ thông. Đối với trẻ lớp 1 và lớp 2, có những khó khăn cơ bản trẻ thƣờng gặp, đó là khó khăn liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới, khó khăn bắt nguồn từ tính chất quan hệ qua lại với GV và bạn bè và khó khăn trong việc hình thành xúc cảm tích cực, hứng thú với học tập. Những khó khăn này của HSTH chỉ đƣợc giải quyết trong quá trình học tập ở nhà trƣờng tiểu học nhờ sự giúp đỡ của GV.

GV có vị trí quan trọng nhất trong hoạt động dạy học và giáo dục trẻ ở nhà trƣờng tiểu học. GV tiểu học dạy tất cả các môn (9 môn) trong chƣơng trình giáo dục tiểu học. Ngoài ra, là ngƣời trực tiếp giáo dục trẻ trong toàn bộ thời gian làm việc trong ngày, vì vậy, GV có ảnh hƣởng rất lớn đến mọi mặt của trẻ, đặc biệt là xúc cảm của trẻ trong học tập.

Điều 5, 6 và 7 của Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học quy định cụ thể về nhân cách của GV tiểu học “không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của HS”, “Hết lòng giảng dạy và giáo dục HS bằng tình thƣơng yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo”. Ngoài ra, còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc GV phải nắm đƣợc những kiến thức về đặc điểm tâm lý, sinh lý của HSTH để đảm bảo cho việc tiến hành các hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tƣợng, đảm bảo việc thiết kế đƣợc môi trƣờng học tập hợp tác, thân thiện, tạo cảm giác an toàn, thoải mái và tự tin ở HS [16].

- Xuất phát từ vai trò của gia đình trong việc giáo dục xúc cảm cho trẻ: Môi

trƣờng gia đình tích cực tạo thuận lợi cho việc hạn chế XCTC và tăng cƣờng xúc cảm tích cực ở trẻ. Hàng trăm công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, cách đối xử trực tiếp của cha mẹ đối với con cái cũng nhƣ cách bố mẹ thể hiện tình cảm với nhau trƣớc mặt chúng có những hậu quả sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm tình cảm của chúng. Nguyên nhân sâu xa của hiện tƣợng này là do những xúc cảm (kể cả những xúc cảm thô sơ nhất) đã xuất hiện, không mất đi mà đƣợc in vào hạnh nhân (đƣợc lƣu giữ ở hạnh nhân) ngay cả vào lúc mà đời sống xúc cảm còn ở trạng thái thô sơ nhất, đứa trẻ chƣa thể nói lên những kinh nghiệm của nó bằng lời lẽ. Sau này, khi lớn lên, những kí ức đó đƣợc đánh thức dậy và tham gia (tích cực hoặc tiêu cực) vào đời sống tình cảm của mỗi ngƣời. Kết quả nghiên cứu từ những công trình khác nhau cho thấy, những đứa trẻ nào hoàn toàn không đƣợc quan tâm sẽ sớm trở nên hƣ hỏng, chúng thƣờng bộc lộ sự dửng dƣng và chán chƣờng, khi thì gây hấn, khi thì co mình lại…[23].

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)