6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.7.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân học sinh (tính cách, khí chất, ngôn ngữ, kinh
ngữ, kinh nghiệm ứng xử, khả năng tiếp nhận, phẩm chất ý chí, thể lực...)
Khí chất: Xúc cảm sẽ đƣợc biểu hiện sinh động hơn và với cƣờng độ lớn hơn ở HS có khí chất mạnh mẽ. Quan sát có thể thấy, những HS thuộc loại khí chất mạnh mẽ thƣờng nói to tiếng trong lớp học hoặc ngoài sân trƣờng, trên các sân chơi, có biểu hiện thái quá về xúc cảm trong khi chơi trò chơi, tranh luận hoặc nhiệt tình bảo vệ bạn bè. Trẻ ở dạng khí chất này rất dễ tức giận hoặc thể hiện sự phấn khích nhanh hơn và ở mức độ lớn hơn so với những trẻ khác.
Tính cách, ở lứa tuổi HSTH, điều dễ nhận thấy trong tính cách của các em là tính xung động trong hành vi, tức là khuynh hƣớng hành động ngay lập tức dƣới tác động của các kích thích bên trong và bên ngoài mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc.
Điều này đƣợc quy định, trƣớc hết, bởi sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi ở các em còn yếu. Sau nữa, tuổi của các em là tuổi sẵn sàng và hứng thú tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo mới. Đó cũng là điều kiện tạo nên sự nhạy cảm và khó kiềm chế xúc cảm ở trẻ.
Ngôn ngữ: Một số trẻ có vốn từ vựng biểu thị xúc cảm cao hơn hoặc có nhiều ký ức sống động về những trải nghiệm xúc cảm trƣớc đó thƣờng có xúc cảm tích cực hơn những trẻ khác. Ngƣợc lại, những trẻ có vốn từ biểu thị xúc cảm ít, thƣờng trải nghiệm xúc cảm khó khăn hơn và dễ có xúc cảm tiêu cực hơn những trẻ khác.
Một số trẻ ít có khả năng trong việc xác định yếu tố cụ thể gây nên xúc cảm, vì vậy chúng rất dễ biểu lộ những phản ứng không thích hợp trong các tình huống xã hội.
Sức khỏe, thể lực: Những học sinh có sức khỏe, thể lực yếu, thƣờng khó tập trung chú ý và dễ mệt mỏi, gây ra xúc cảm tiêu cực (căng thẳng, chán nản, thờ ơ...) trong hoạt động học tập.