6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.7.2. Những yếu tố khách quan
Đó là những yếu tố bên ngoài HS, tác động vào xúc cảm của HS bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Các yếu tố đó bao gồm:
* Nhóm yếu tố thuộc về GV (cách ứng xử, mối quan hệ giữa GV và HS, phƣơng pháp giảng dạy, đánh giá của GV, nội dung và hình thức tổ chức giảng dạy...).
Cách ứng xử của GV với HS: đó là cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cƣời, ngôn ngữ..., thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, nhiệt tình của GV đối với HS. Một số nghiên cứu cho thấy, lời yêu cầu lịch sự của GV gợi ra những xúc cảm tích cực từ HS và sau đó ảnh hƣởng đến ý định tuân thủ của trẻ.
Mối quan hệ GV- HS có liên quan đến phản ứng xúc cảm của một đứa trẻ với môi trƣờng lớp học. Trong các trƣờng tiểu học, GV là ngƣời có uy tín mạnh mẽ nhất đối với HS trong lớp học và nguồn gốc của sự tập trung mạnh nhất của xúc cảm.
Đánh giá của GV đối với HS, GV không công bằng, có định kiến, chƣa đồng cảm với những khó khăn gặp phải của HS, dễ dàng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (tức giận, thờ ơ,…) đối với HS có tác động lớn đến xúc cảm của HS. Ở độ tuổi này, khả năng tự đánh giá của trẻ mới bắt đầu đƣợc hình thành, nếu ngƣời lớn thƣờng xuyên chê trẻ là kém cỏi, vô dụng, yếu đuối..., thì đứa trẻ sẽ tự nhiên tin vào điều đó. “Sự khiển trách HS” của GV có thể tác động tiêu cực đến bầu không khí lớp học và điều này càng giữ những HS với khó khăn, thất bại “về mặt tâm lý” (nhƣ thiếu hụt động cơ hoặc tự ý thức thấp) và có biểu hiện XCTC trong học tập và trong quan hệ với Thầy/ Cô và bạn bè.
* Nhóm yếu tố thuộc về gia đình
- Cách ứng xử và phong cách giáo dục của gia đình. Không phải tất cả trẻ em đều có sự chăm sóc và giáo dục an toàn với cha mẹ, có một số trẻ sống trong môi trƣờng gia đình không thuận lợi và một số trẻ đã bị tổn thƣơng với các trải nghiệm.
Một số trẻ đƣợc cha mẹ chăm sóc, chiều chuộng, chỉ dạy trong những năm mẫu giáo và sau này, trong khi những trẻ khác sống với lo âu, trầm cảm, hoặc thiếu vắng tình cảm của cha mẹ. Một số cha mẹ nói về xúc cảm, nhận ra chúng ở con cái của họ, và đề xuất mô hình và cách thức để ứng phó với những xúc cảm tiêu cực.
- Điều kiện kinh tế của gia đình, trẻ sống trong tình trạng nghèo khó có thể thiếu thốn các đồ dùng học tập, sách, vở,...gây khó khăn trong khi tham gia HĐHT, không thuận lợi khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, gây ra XCTC, ở HS có biểu hiện bực bội, khó chịu, tức giận...Ví dụ, trong tình huống trẻ phải đi mƣợn bạn và bạn không cho mƣợn, hoặc bị bạn chê cƣời. Những HS này bắt đầu cảm thấy khác với những trẻ khác và sự khác nhau này có thể làm cho trẻ mất tự tin và có thái độ tiêu cực với học tập.
* Nhóm yếu tố thuộc về bạn bè và bầu không khí lớp học
Tập thể học sinh và bầu không khí lớp học cũng có một vai trò lớn trong việc phát triển xúc cảm trong học tập ở HSTH. Đối với HSTH, nhóm nhỏ cùng vui chơi, học tập với nhau có ảnh hƣởng rất quan trọng. Bầu không khí lớp học đƣợc phân biệt bởi các trạng thái tình cảm nói chung, trong đó xác định các hành động diễn ra trong môi trƣờng đó.
* Nhóm yếu tố thuộc về yêu cầu của môn học
- Đặc điểm môn học: Đó là nội dung, tính chất, cơ cấu, sự sắp xếp chƣơng trình, thời khóa biểu học các môn học.
- Yêu cầu về điều kiện vật chất cần thiết để học có hiệu quả: bao gồm sách, vở, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học.
Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH nảy sinh và phát triển dƣới ảnh hƣởng qua lại của tổ hợp những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan nhất định. Trong phạm vi của luận án sẽ nghiên cứu các yếu tố về phía bản thân HS, các yếu tố liên quan đến GV, yếu tố liên quan đến gia đình, bạn bè và điều kiện học tập của HS có ảnh hƣởng đến những biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH.
Kết luận chƣơng 1
XCTC trong HĐHT của HSTH là những rung động thể hiện thái độ của HS đối với đối tƣợng có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân trong HĐHT hoặc yêu cầu học tập của GV và nhà trƣờng đƣợc thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ. Cấu trúc tâm lý của XCTC trong HĐHT của HSTH gồm 3 thành tố: tiếp nhận kích thích, đánh giá kích thích và hành vi biểu cảm.
Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH là sự biểu lộ ra bên ngoài những rung động thể hiện thái độ của HS đối với đối tƣợng có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc không đáp ứng yêu cầu học tập của GV và nhà trƣờng đƣợc thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ điệu bộ).
Những biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH đƣợc thể hiện qua hành vi ngôn ngữ (hét lên, quát to, tốc độ nói nhanh, giọng cục cằn; Khóc to tiếng, nói ngắt quãng; Nói bé, giọng yếu ớt, lắp bắp, không rõ lời; Nói lẩm bẩm, giọng chán nản, thất vọng; Nói chuyện thầm thì trong lớp…) và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt - Mặt đỏ, mắt mở to, lông mày rƣớn cong lên, trán nhăn; Mặt hơi tái, cơ mặt co lại, nhíu mày, mắt nheo lại; Mặt buồn, lông mày hạ thấp, mắt cụp xuống, môi trên chùng xuống; Mặt ngây ra, mắt nhìn thẩn thờ, mơ màng và cử chỉ điệu bộ - run khi đứng đọc bài, phát biểu trƣớc lớp; Đập tay xuống bàn, đặt mạnh sách, vở, đồ dùng học tập; Ném, xé, làm hỏng sách, vở, đồ dùng học tập; Viết nguệch ngoạc lên vở bạn, giật sách, vở, tranh chỗ ngồi; Dậm chân, tay vung vẩy; Chơi đồ chơi/ nghịch, gõ bút, chui gầm bàn..; Thu mình, rụt vai, co ngƣời lại; Đánh, đấm, đá, cắn…bạn; Quay đi chỗ khác, che mặt, che bài, tránh né sự tiếp xúc với GV…)
Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH có liên quan với những yếu tố thuộc về bản thân (thể lực, khí chất, ngôn ngữ, tính cách, trải nghiệm, ý chí…) và các yếu tố xã hội (giáo viên, gia đình, bạn bè, nội dung, chƣơng trình học…). Lứa tuổi HSTH đang ở giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách và trong nhận thức chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của xúc cảm. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực xúc cảm của HSTH.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Đặc điểm tình hình Trƣờng Tiểu học Vân Cơ
Giới thiệu về nhà trƣờng:
Năm học 2020-2021, nhà trƣờng tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung đề ra trong Kế hoạch về thực hiện về thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW, Hội nghị
lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, đẩy mạnh các
giải pháp toàn diện nhằm hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, năm cuối cùng thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết Đảng bộ thành phố Việt Trì lần thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020 và kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố giai đoạn 2016-2020;… Đồng thời, cũng là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đã và đang bị ảnh hƣởng chung của đại dịch Covid-19 tác động đến các hoạt động của nhà trƣờng nhƣng với tinh thần trách nhiệm cao, ý chí quyết tâm, ngành đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ vừa đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, vừa phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả.
Về cán bộ, giáo viên:
Bảng 2.1: Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trƣờng STT Tiêu chí đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ 1 Tổng số 54 100.00 2 Loại hình lao động 0.00 Biên chế 39 72.22 Hợp đồng 15 27.78 3 Chế độ làm việc 0.00 Cán bộ quản lý 2 3.70 Giáo viên 37 68.52 Nhân viên 2 3.70 4 Đạt chuẩn nghề nghiệp 0.00 Số đạt chuẩn 37 68.52 Trên chuẩn 36 66.67
Nguồn: Trƣờng tiểu học Vân Cơ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 54 ngƣời.
Hiện nay, tổng số biên chế: 39; trong đó lao động hợp đồng là 17 đồng chí với ¾ tỉ lệ 75% trên chuẩn, ¼ tỉ lệ 25% chuẩn.
Chế độ lao động là cán bộ quản lí: 02 ngƣời còn lại là giáo viên: 37 ngƣời Có 100% GV đạt chuẩn và 97,3% GV trên chuẩn nghề nghiệp.
Đối với nhân viên nhà trƣờng trong biên chế: 02 ngƣời (kế toán): 02; nhân viên vệ sinh: 02; 08 nhân viên chăm nuôi học sinh bán trú; 01 nhân viên y tế.
Đội ngũ CBGV - CNV có trình độ chuyên môn đạt 100% chuẩn và trên chuẩn. Đa phần GV yêu nghề, say sƣa chuyên môn, tinh thần tự học cao.
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giáo viên chƣa đủ cả về số tỉ lệ và cơ cấu (nhà trƣờng hợp đồng 04 ngƣời). GV mới ra trƣờng chƣa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Về chất lƣợng, quy mô giáo dục:
Bảng 2.2: Về chất lƣợng, quy mô giáo dục:
Stt Lớp Số lƣợng 1 Lớp 1 6 2 Lớp 2 5 3 Lớp 3 6 4 Lớp 4 5 5 Lớp 5 4
Nguồn: Trƣờng Tiểu học Vân Cơ Tổng số học sinh toàn trƣờng: 1071 em ( trong đó HS khuyết tật học hòa nhập: 8 em).
Nhìn chung mạng lƣới trƣờng, lớp đƣợc sắp xếp hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục. HS hoàn thành chƣơng trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ huy động 100%, tỷ lệ hiệu quả 95,7 %.
Thời gian qua, trƣờng đã thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp gắn với việc sinh hoạt câu lạc bộ buổi thứ hai đƣợc nhà trƣờng tổ chức thực hiện tốt nhƣ: Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trƣờng, giáo dục biển đảo, vẽ
tranh (Ý tưởng trẻ thơ, Nét vẽ xanh,…); giáo dục an toàn giao thông; các hoạt động
dã ngoại kết hợp học tập; xây dựng vƣờn trƣờng; âm nhạc dân tộc, hoạt động thể dục thể thao, bóng đá học đƣờng; giữ gìn vệ sinh trƣờng lớp sạch sẽ. Các hoạt động tập thể, ngoại khóa, trải nghiệm tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trƣờng xanh - sạch - đẹp; thực hiện tốt giáo dục thực hành tâm lý học đƣờng cho học sinh tiểu học, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe và làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phƣơng,… Nhà trƣờng đã quan tâm hơn việc tổ chức các hoạt động phát triển năng lực cho học sinh; tăng cƣờng các hoạt động phục vụ cộng đồng và hình thức hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm. Duy trì đẩy mạnh việc đƣa giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trƣờng thông qua tổ chức trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc, các
hoạt động thể dục thể thao (Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, Thành phố; hoạt động
tập thể dục buổi sáng, giữa giờ; võ cổ truyền,…).
- Thực hiện tốt việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, đẩy mạnh các phƣơng
pháp dạy học tích cực, phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột”; hoạt động nâng cao chất
lƣợng giảng dạy các môn và phân môn của tiểu học.
- Nhà trƣờng thực hiện tốt việc phòng chống dịch Covid-19 và nghiêm túc việc điều chỉnh nội dung, yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục theo chỉ đạo; thực hiện tốt việc giảng dạy trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ học kéo dài do dịch bệnh Covid-19.
- Thực hiện tốt các chuyên đề để đáp ứng cho Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.
- Các trƣờng đã đƣa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy cho học sinh, từ đó, giúp học sinh có các kỹ năng vận dụng trong cuộc sống.
- Tổ chức tốt các hội thi “Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi”, “Sáng tác truyện
Tiếng Anh”, Tài năng tin học trẻ”.
Thƣ viện, thiết bị trƣờng học: Trƣờng lớp khang trang, sạch, đẹp. Nhà trƣờng luôn đƣợc đón nhận sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, của địa phƣơng, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và nhân dân địa phƣơng.
Hiện nay, nhà trƣờng đƣợc trang bị đủ thiết bị dạy học theo danh mục đồ dùng dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, đồng thời từng bƣớc bổ sung, trang bị theo hƣớng đạt chuẩn tiên tiến, hiện đại. Phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở các trƣờng thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, góp phần làm phong phú, hiệu quả các tiết học.
Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng từng bƣớc đầu tƣ trang bị theo hƣớng đạt chuẩn, tiên tiến, hiện đại nhƣng vẫn chƣa thật sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hiện nay. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng còn khó khăn. Nhiều gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ có khó khăn đặc biệt (HS đƣợc miễn giảm 53 em).
Phụ huynh là công nhân nhiều (đi sớm về muộn) thời gian dành để quan tâm đến học tập của con còn hạn chế; ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập của các em.
Một bộ phận PHHS chƣa quan tâm nhiều đến việc học của con, còn “khoán” trắng cho nhà trƣờng.
2.2. Thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học học sinh tiểu học
2.2.1. Kết quả tổng hợp về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ của học sinh tiểu học tập qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ của học sinh tiểu học
Trong những năm gần đây, việc không kiểm soát đƣợc những cảm xúc tiêu cực của học sinh, nhất là học sinh bậc lớp 1, 2 đã dẫn đến những xung đột học đƣờng mà hậu quả của nó đã để lại những hệ lụy về tâm lý, sự an toàn trƣờng học. Kết quả phỏng vấn ý kiến của một số GV và PHHS trong nhà trƣờng cho thấy:
Biểu hiện của cảm xúc tiêu cực của HS lớp 1, 2 đa dạng. Trong phạm vi đề tài giới hạn biểu hiện XCTC của HS cụ thể:
Về nét mặt:
Khi trao đổi với GV và PHHS đa phần các ý kiến cho rằng: Nét mặt các em có cau có, chau mày, chán nản, khó chịu, suy tƣ, …
Ý kiến của cô N.T.H cho rằng: “Trong giờ học tiếng Anh, cô giáo yêu
cầu HS đọc theo cô, học sinh H.T rời khỏi chỗ ngồi, đi đến góc lớp để uống nước.
Cô giáo tức giận “nhăn mặt, cau mày, tay cầm thước đuổi HS xuống lớp, quát to:
“Cô đã bảo không đƣợc uống nƣớc trong giờ học cơ mà. Xuống, xuống chỗ ngồi
ngay! Cô bảo đến giờ ra chơi mới đƣợc uống nƣớc!”. H.T đi xuống lớp, chân dậm
mạnh, nhăn mặt, quay đầu lại, nói to: “Sao con không đƣợc uống nƣớc khi sắp hết
tiết mà phải đợi đến giờ ra chơi mới đƣợc uống ạ!”.
Một số em vào tiết học luyện chữ, hay đọc thƣờng thể hiện sự bồn chồn, nóng lòng có vẻ nhƣ đang vội vàng đi đâu đó không chú ý tới đối tƣợng mình đang nói gì.
Đặc biệt, có một số bạn không giao tiếp mắt. Khi đọc có em chỉ nhìn lƣớt qua và đọc “vẹt” mà không luyến láy hoặc nhấn mạnh nội dung trọng tâm.
Đối với HS lớp 1, 2 mặc dù các em đã qua tuổi mầm non nhƣng sự ngây thơ, hồn nhiên vẫn đƣợc thể hiện rõ đặc biệt trong học tập. Trƣớc các tình huống có em