Tăng cường các hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 50)

a. Mục đích

HĐNT là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được. Không gian ngoài trời có nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trong phòng không thể đáp ứng được. Trong đó không gian ngoài trời cũng là một môi trường cực kì lí tưởng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường mầm non.

Việc được trải nghiệm, được hoạt động cùng với thiên nhiên ngoài trời mang

lại cho trẻ rất nhiều cảm xúc tích cực mà không hoạt động nào có thể mang lại được. Trẻ được chơi, được khám phá, được trải nghiệm trong môi trường tự nhiên. Hơn nữa trẻ còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động mà trẻ chưa từng được làm, chưa từng được thấy hay chỉ được nghe qua hoặc được xem người lớn làm thôi.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài trời là một việc cần thiết và cần

được tổ chức thường xuyên ở trường mầm non cho trẻ. Thông qua các hoạt động trải nghiệm ngoài trời mà giúp trẻ thêm hứng thú khi bước vào các hoạt động.

b. Cách tiến hành

Trước khi tiến hành các hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kĩ về địa điểm mà trẻ được hoạt động sao cho phải phù hợp với chủ đề và phải an toàn cho trẻ. Giáo viên phải tìm hiểu về cảnh quan, môi trường, khí hậu, địa điểm nơi mà trẻ hoạt động ở đó. Cô cũng cần chuẩn bị hay săp đặt sẵn những sự vật mà trẻ sẽ phải khám phá nó trong hoạt động trải nghiệm.

Ví dụ: Trong một số hoạt động xếp hình bằng hoa lá, cô sẽ cho trẻ nhặt lá cây làm nguyên liệu cho mình thông qua hoạt động trải nghiệm mà cô tổ chức cho trẻ. Trẻ sẽ được tham gia vào hoạt động lao động nhặt lá vàng rơi trên sân trường và nhổ cỏ trong vườn rau. Sau khi được nhặt lá và nhổ cỏ trẻ sẽ dùng chính những thứ đó làm vật liệu. Trẻ vừa được tham gia lao động giúp bảo vệ môi trường thêm sạch đẹp, vừa được trực tiếp tìm kiếm nguyên liệu cho hoạt

động của mình. Hơn nữa trong quá trình trẻ thu nhặt vật liệu thì trẻ cũng được tìm hiểu về các đặc đểm của nó về màu sắc, hình dạng.

Hay như trong một hoạt động trải nghiệm khác cô cho trẻ đi tham quan cánh đồng lúa đang mùa thu hoạch. Không những trẻ được trực tiếp nhìn thấy cây lúa như thế nào, các bộ phận, đặc điểm của cây lúa ra sao mà trẻ còn được thu nhặt bông lúa. Qua hoạt động này trẻ hiểu thêm về giá trị của cây lúa, hiểu được để thu hoạch được những bông lúa các bác nông dân đã phải vất vả lao động như thế nào.

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời thì giáo viên cần đặc biệt chú trọng đến kế hoạch tổ chức hoạt động. Trong đó nó bao gồm sự chuẩn bị và trình tự các hoạt động sẽ diễn ra và cách giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động.

Ví dụ: Trong hoạt động cho trẻ trải nghiệm hoạt động lao động nhặt lá vàng rơi và nhổ cỏ trong bồn hoa hay vườn rau thì trước tiên cô phải xem hoạt động về đề tài gì. Địa điểm trải nghệm là sân trường có lá vàng rơi hay không. Nếu không có thì cô sẽ có biện pháp khắc phục là xếp sẵn lá vàng ở dưới sân để trẻ có thể hoạt động. Còn nếu như trời mưa thì hoạt động sẽ được tổ chức như thế nào. Khi tổ chức sẽ bắt đầu từ hoạt động gì trước, có cần phải chuẩn bị những dụng cụ gì khi trẻ tham gia hoạt động. Tất cả sẽ được lên kế hoạch cụ thế và chi tiết nhất.

c. Điều kiện vận dụng

- Để trẻ có nhiều hoạt động trải nghiệm bổ ích và ý nghĩa thì giáo viên cần phải tâm huyết và nỗ lực rất nhiều. Giáo viên phải tìm kiếm được nhiều hoạt động trải nghiệm mới mẻ hơn, nhiều địa điểm hơn để kích thích hứng thú và tò tò của trẻ.

- Giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Làm sao để trẻ được tham gia vào hoạt động một cách thoải mái nhất, hứng thú nhất mà không bị gượng ép. Tạo cho trẻ được một tâm thế hứng khởi trước khi bước vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

- Ngoài ra giáo viên cũng cần đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động treri nghiệm ngoài trời. Giáo viên cần tìm hiểu và loại bỏ tất cả những tình huống có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng trẻ.

2.2.4. Thường xuyên cho trẻ tham gia vào lao động bảo vệ môi trường

a. Mục đích

- Hình thành ở trẻ thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự thân thiện với môi trường xung quanh.

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, hướng trẻ tới cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, bảo vệ cái đẹp.

b. Cách tiến hành

Nhất thiết phải cho trẻ hiểu được ngay từ nhỏ rằng môi trường xung quanh nơi trẻ sống và phát triển. Môi trường không tốt thì cuộc sống con người sẽ không tốt. Mỗi cá nhân đều phải có nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng môi trường ngày một tốt đẹp hơn. Tuy nhiên phải hành động ngay khi có thể. HĐNT là thời điểm thích hợp nhất để trẻ thể hiện thái độ với môi trường – thái độ tích cực, thái độ mang giá trị thẩm mĩ.

Trước khi tổ chức buổi hoạt động ngoài trời, giáo viên cần tìm hiểu để biết quang cảnh vườn trường. Khi tổ chức cho trẻ lao động ngoài trời, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ hoạt động lao động đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ.

Lao động đối với trẻ mầm non là những nhiệm vụ đơn giản như: nhặt lá cây rụng, thu gom rác, lau lá cây, trang trí bồn hoa, sắp xếp các chậu cây cảnh,… hay mỗi ngày (tuần) có một đội “Hoa bé ngoan” sẽ theo dõi và thống kê xem một buổi hoạt động ngoài trời có bao nhiêu bạn thể hiện hành vi đẹp (hoặc câu nói hay) đối với cảnh vật và con người xung quanh bé. Mỗi ngày sẽ có một nhóm (lớp) tuổi mẫu giáo được giáo viên phân công lao động khi tham gia hoạt động ngoài trời. Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn, môi trường đẹp chính là sản phẩm và công sức của các em. Mỗi ngày được vui chơi và ngắm nhìn những thành quả lao động ấy sẽ giúp trẻ trân quý những người lao động và thêm yêu lao động.

Ví dụ: Cô sẽ cho trẻ chăm sóc cây trong vườn trường, trẻ sẽ nhặt lá cây, lau lá cây, nhổ cỏ và tưới nước cho cây... hay vệ sinh trên sân trường như nhặt lá rụng, thu gom rác, sắp xếp chậu cây cảnh,…

Tùy theo môi trường, nội dung của buổi hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể tổ chức lao động theo tập thể hoặc theo nhóm. Hình thức lao động tập thể là tổ chức cho tất cả lớp cùng lao động . Khi tổ chức hình thức lao động này, giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch trước, suy nghĩ cách thức tổ chức, sắp đặt các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho các nhóm phải rõ ràng ngắn gọn để trẻ có thể tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng. Trong quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ, giáo viên phải bao quát, giúp đỡ kịp thời các nhóm và cá nhân trẻ. Đồng thời giáo viên có thể cùng tham gia lao động với trẻ. Cuối buổi lao động, giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được chiêm ngưỡng thành quả lao động của mình, tạo cho trẻ cảm giác sung sướng, hài lòng và mong muốn được làm tiếp, tránh những lời nhận xét làm mất hứng thú, vui sướng được làm của trẻ. Thông thường với một hoạt động lao động tập thể giáo viên tổ chức trọn vẹn trong một buổi hoạt động ngoài trời.

c. Điều kiện vận dụng

- Giáo viên cần phải linh hoạt, sắp xếp trình tự các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của trường.

- Trẻ phải có hứng thú khi tham gia vào lao động ngoài trời.

2.2.5. Sử dụng vật liệu thiên nhiên phong phú, đa dạng hướng tới việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. dục thẩm mĩ cho trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Mục đích, ý nghĩa

Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ giáo viên chủ yếu vẫn sử dụng

giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu. Nhận thấy những nguyên liệu truyền thống này vẫn chưa phát huy tối đa khả năng tạo hình và giáo dục các bài học cho trẻ nên giáo viên cần sử dụng nhiều các nguyên vật liệu thiên nhiên để cho trẻ hoạt động. Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong quá trình trẻ tham gia hoạt động ngoài trời sẽ kích thích trẻ sáng tạo tìm tòi ra những điều mới lạ.

Nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú sẽ giúp trẻ hiểu hơn đặc điểm của thiên nhiên, vẻ đẹp của thiên nhiên và ý nghĩa của thiên nhiên với cuộc sống.

b. Cách tiến hành

Khi sưu tầm nguyên vật liệu, chúng tôi chú ý đảm bảo tính an toàn (không

độc, không nhọn, không có cạnh sắc), dễ cầm (kích cỡ phù hợp với tay trẻ), dễ bảo quản và cất giữ, dễ phục hồi hoặc sửa chữa vì khi chơi trẻ tiếp xúc trực tiếp với chúng. Đặc biệt đòi hỏi trí nhớ, sự tưởng tượng và óc quan sát của trẻ, tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu.

Để có nguyên vật liệu phong phú và đa dạng cô giáo cần tuyên truyền với

phụ huynh bằng các sản phẩm của trẻ ở lớp, viết thông báo về các nguyên vật liệu càn thu gom, tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu khác nhau. Sau đó phân loại, sắp xếp vào các giá, góc chơi.

Ví dụ: Sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên để xếp đàn cá

- Trong giờ hoạt động ngoài trời chủ đề “Thế giới động vật” giáo viên sẽ cho

trẻ nhặt các loại lá cây rụng ở sân trường để xếp đàn cá. Giáo viên cần chuẩn bị băng dính hai mặt, bút màu, giấy A4. Cách thực hiện như sau:

+ Cho trẻ quan sát bể cá ở sân trường

+ Trẻ nhận biết con cá và nêu được các bộ phận của con cá: thân, đầu, đuôi,

mắt,…

+ Cho trẻ xem mẫu gợi ý về đàn cá được xếp dán bởi nhiều loại lá cây khác

nhau

+ Hướng dẫn, gợi mở trẻ sử dụng các loại lá, hột hạt để xếp hình con cá: lá mít, lá hồng xiêm,… làm thân cá, lá mướp, lá gấc làm đuôi cá, sau đó gắn mắt cho các bằng các hạt đậu đen, đậu đỏ và xếp lá làm vẩy cá.

+ Trẻ thực hiện xếp đàn cá, cô giáo gợi cho trẻ vẽ thêm môi trường sống của

cá là nước, rong rêu, sỏi đá cho bức tranh thêm sinh động.

+ Nhận xét đánh giá một số bài đẹp và có ý tưởng sáng tạo. Để tăng hứng

thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động ngoài trời sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.

- Trong tiết học “ Xếp dán thuyền trên biển”, chúng tôi cho trẻ sưu tầm các loại lá cây khô, lá rụng trong giờ hoạt động ngoài trời. Trẻ sử dụng lá khô để xếp được rất nhiều con thuyền tạo thành những bức tranh thuyền trên biển.

- Trong giờ khám phá khoa học cho trẻ tìm hiểu về các loại hột hạt, giáo viên cho trẻ được nhặt, cầm, quan sát các loại hột hạt và cho trẻ nói lên tên gọi, đặc điểm của chúng: đó là hạt gì, hạt tròn hay hạt dài, hạt to hay hạt nhỏ, hạt có màu gì,… đồng thời cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình từ những loại hạt này có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau. Sau đó cô cho trẻ làm những bức tranh như tạo hình xếp hạt thành những con bướm, cánh của con bướm làm bằng hạt ngô, hạt đạu xanh, thân được gắn bằng hạt đậu đen, hay chiếc ô tô được gắn bằng hạt đậu đỏ, bánh xe được gắn bằng hạt đậu đen…

- Trong buổi dạo chơi tham quan cô cho trẻ chơi với nguyên vật liệu khác: sỏi, đá, cát, lá cây, vỏ ngao,… cô cũng giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm. Khi cho trẻ quan sát cây cối cô luôn chú ý hướng dẫn trẻ cát tỉa lá vàng, nhặt la rụng để làm những chiếc thuyền, làm đàn cá bơi hay làm con trâu từ lá bàng, lá mít, làm cái kèn, chong chóng từ lá chuối, làm bông hoa,…

Những đồ dùng giáo viên chuẩn bị cho trẻ làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ đâu trong khuôn viên trường. Với những nguyên vật liệu đó, cô và trẻ có thể thao tác, làm nên những con vật hay đồ dùng, đồ chơi hết sức sáng tạo và mang giá trị thẩm mĩ cao.

c. Điều kiện vận dụng

- Giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ, tích cực sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên mới mẻ hấp dẫn trẻ.

- Giáo viên cần bao quát, nắm bắt được nhu cầu hứng thú chơi của trẻ, giáo viên vừa là người hướng dẫn, vừa là người bạn đồng hành cùng trẻ giúp trẻ hứng thú với thế giới xung quanh trẻ.

* Kết luận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi đã đề xuất ra các biện pháp như trên nhằm phát huy việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời. Khi sử dụng các biện pháp này giáo viên phải chú ý đến điều kiện thực tiễn của địa phương và của nhà

trường. Mỗi biện pháp có một thế mạnh riêng trong quá trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên mỗi biện pháp chỉ phát huy tối đa tác dụng khi giáo viên biết phối hợp linh hoạt cùng với các biện pháp trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời. Vì vậy, việc sử dụng linh hoạt và hợp lí các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định hiệu quả của việc giáo dục thẩm mĩ.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 trình bày về các cơ sở đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời và đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.

- Biện pháp 1: Lựa chọn và thay đổi các nội dung hoạt động ngoài trời phong phú,đa dạng.

- Biện pháp 2:Sử dụng hình thức hoạt động nhóm và giao bài tập cho trẻ trong thời gian hoạt động ngoài trời

- Biện pháp 3: Tăng cường hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ

- Biện pháp 4: Thường xuyên cho trẻ tham gia vào lao động bảo vệ môi trường.

- Biện pháp 5: Sử dụng vật liệu thiên nhiên phong phú, đa dạng hướng tới việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

Các biện pháp trên có mối quan hệ qua lại với nhau, cần kết hợp linh hoạt vào việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với mục đích kiểm nghiệm lại hiệu quả thực tế của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời đã đề xuất ở chương 2. Đồng thời chứng minh sự phù hợp của kết quả thực nghiệm với giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Tổ chức tiến hành các biện pháp đã đề xuất thông qua các hoạt động ngoài trời hàng ngày của cô và trẻ ở trường mầm non.

3.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện 3.3.1. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm 3.3.1. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm

Biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời được thực nghiệm trên trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Hòa Phong– thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.

- Để kiểm tra thực nghiệm, chúng tôi chọn 2 nhóm trẻ trong đó

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 50)