Xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5tuổi thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 43 - 45)

hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng.

Tuy nhiên việc tổ chức HĐNT vẫn chưa được giáo viên khai thác triệt để trong việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ, chưa phát huy được hết lợi thế của hoạt động ngoài trời đối với những cảm xúc tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ ở độ tuổi mầm non. Cụ thể:

- Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, giáo viên thường chú ý đến khả năng vận động của trẻ hơn là việc cho trẻ tìm hiểu và khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, hoặc chưa biết cách khơi gợi những cảm xúc tích cực cho trẻ.

- Mặc dù trẻ được giáo dục phải biết yêu thương và đối xử tốt với động vật, thực vật, song cơ hội trẻ được tham gia chăm sóc thiên nhiên qua giờ hoạt động ngoài trời thì chưa nhiều, không thường xuyên được trao đổi những kinh nghiệm hay chia sẻ những hiểu biết của mình về đối tượng. Theo đó việc bộc lộ những hứng thú và tình cảm của trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên còn bị hạn chế.

- Bên cạnh đó những phong trào hoạt động vì môi trường chưa được tổ chức thường xuyên như: lao động nhặt lá rụng, dọn vườn cây, sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên trang trí sân trường,… Do đó, chưa khuyến khích được trẻ tham gia hợp tác, giúp đỡ, chung sức cùng nhau bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng như hình thành thói quen giao tiếp, ứng xử, thể hiện hành vi văn hóa và thân ái với bạn bè, với mọi người.

- Nhiều trường mầm non và các lớp mẫu giáo chưa đủ điều kiện xây dựng sân chơi, hoặc không có vườn trường. Vì thế nhiều trẻ em vô cùng thiệt thòi khi ít có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên.

2.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời hoạt động ngoài trời

Dựa vào các cơ sở trên, chúng tôi xây dựng một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non. Trong thực tế khi tiến hành thử nghiệm, các biện pháp được thực hiện đồng bộ trong sự tương tác

hỗ trợ lẫn nhau một cách thống nhất. Như vậy, các biện pháp sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp để mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non.

2.2.1. Lựa chọn và thay đổi các nội dung hoạt động ngoài trời phong phú,đa dạng.

a. Mục đích

Việc lựa chọn chủ đề và thay đổi các nội dung hoạt động ngoài trời gắn với

việc giáo dục thẩm mĩ là tổ chức hoạt động ngoài trời theo hướng tích hợp giúp giáo viên tổ chức hoạt động một cách đạt hiệu quả cao. Giáo viên phải là người lên kế hoạch hướng dẫn và tổ chức hoạt động giúp trẻ hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu, khả năng của trẻ.

Khi giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ theo hướng tích hợp với

việc giáo dục thẩm mĩ trong các chủ đề thích hợp sẽ kích thích được trẻ hứng thú, say mê tìm tòi, khám phá.

b. Cách tiến hành

- Giáo viên chuẩn bị nội dung kiến thức trong các chủ đề đã lựa chọn phù hợp với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Kĩ năng, kĩ xảo của các hoạt động giáo dục có liên quan ở vùng kiến thức phù hợp nhất với yêu cầu của hoạt động ngoài trời mà trẻ phải thực hiện và thiết kế nội dung giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động ngoài trời.

Ví dụ: Trong chủ đề thế giới thực vật cô sẽ cho trẻ quan sát cây xanh, vườn rau trong trường, giới thiệu về tên gọi của các loài hoa, đặc điểm và màu sắc. Cô sẽ dạy cho trẻ dùng lá cây để làm tranh khô và làm các đồ vật như chong chóng, đồng hồ,…

Giáo viên không nên chỉ cho trẻ quan sát và tìm hiểu khám phá thiên nhiên mà cần kích thích hứng thú và cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ bằng việc tham gia vào các hoạt động như tạo hình, thơ, nhạc hay lễ hội. Tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và miêu tả vẻ đẹp của nó qua hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé dán, gấp hình,…) cũng như sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên để tạo hình, các nhà sư phạm sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo,

thị hiếu thẩm mĩ. Tranh xếp dán bằng lá, cánh hoa khô, các mô hình đồ chơi, đồ dùng bằng que, cành, sản phẩm chắp ghép từ sỏi đá,… sẽ cho trẻ nhiều cảm xúc thú vị, góp phần nâng cao hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình và kích thích trẻ cho ra đời những sản phẩm tạo hình độc đáo.

Những ngày lễ hội, các cuộc thi dành riêng cho trẻ ở trường mầm non cần được chuẩn bị chu đáo với sự tham gia của trẻ trong việc trang trí khuôn viên, cổng chào, sân vườn phía ngoài lớp học. Số trẻ tham gia đông thì sân khấu ngoài trời cũng là một địa điểm kích thích hứng khởi của trẻ. Cảm giác phấn chấn, vui vẻ, mong chờ được tham gia ngày lễ tết thiếu nhi, tết Trung thu, lễ Giáng sinh,… chính là những cảm xúc tích cực, thuận lợi cho quá trình giáo dục thẩm mĩ và bồi dưỡng tình cảm, lòng nhân ái cho trẻ đối với môi trường xung quanh. - Đảm bảo tiến trình hoạt động về nội dung, kiến thức và thời gian.

- Chuẩn bị điều kiện vật chất cho mỗi hoạt động tạo hình. Đảm bảo có đầy đủ về đồ dùng dùng cho trẻ để tăng hiệu quả giáo dục

- Cho trẻ thực hiện hoạt động tạo hình theo giáo án đã chuẩn bị.

- Điều chỉnh tư duy, kĩ năng, kĩ xảo của trẻ theo đúng hướng đã thiết kế để đảm bảo đầy đủ các nội dung tích hợp có trong bài học.

- Khen thưởng và động viên kịp thời với thành tích đã đạt được của mỗi trẻ để trẻ hào hứng với hoạt động vửa thực hiện và hứng thú hơn với hoạt động tiếp theo.

c. Điều kiện vận dụng

- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên chủ động thiết kế thời gian cho các hoạt động giáo dục và thường xuyên tổ chức trao đồi, rút kinh nghiệm.

- Cơ sở vật chất, nguyên liệu đồ dùng dạy học đầy đủ - Trẻ phải có hứng thú tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Có chương trình tài liệu hỗ trợ cho việc chuẩn bị giáo án và tiến hành hoạt động giáo dục của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 43 - 45)