2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
2.2.8.4. Sổ cái TK152, TK153 65
Cơ sở lập sổ: căn cứ vào nhật ký chung hoặc nhật ký mua hàng, kế toán phản ánh vào sổ cái TK152, TK153 và cuối tháng cộng sổ cái các TK để ghi vào bảng cân đối số phát sinh
- Biểu ( S2.23): Sổ cáo TK 152
Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá Xã Vạn Thắng – huyện Nông Cống – tỉnh Thanh Hoá Mẫu số: S03b – DN QĐ số 15/2006/QĐBTC Ngày 20/03/2006 của BT- BTC SỔ CÁI TK152: NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 12 năm 2012 ĐVT: 1.000đ Chứng từ Diễn giải NKC TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Trg Dg Nợ Có Số dư 01/12/2012 6.400 Số PS 12/2012 PNK377 05/12 Mua lề sóng PL 331 36.000
PXK375 05/12 Xuất kho lề sóng cho bộ phận nghiền
621 32.084
PNK383 08/12 Mua hộp giấy PL 112 26.600
PXK380 08/12 Xuất kho hộp giấy PL 621 22.875
PNK377 08/12 Mua nứa giấy 331 2.400
PXK375 08/12 Xuất kho nứa giấy 621 2.800
Cộng PS tháng 12/2012 65.000 57.759
Số dư 31/12/2012 13.641
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
- Biểu ( S2.24): Sổ cái TK 153
Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá Xã Vạn Thắng – huyện Nông Cống – tỉnh
Mẫu số: S03b – DN
QĐ số 15/2006/QĐBTC Ngày 20/03/2006 của BT- BTC
Thanh Hoá SỔ CÁI TK153: CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 12 năm 2012 ĐVT: 1.000đ Chứng từ
Diễn giải NKC TKĐƯ Số tiền
Số Ngày Trg Dg Nợ Có
Số dư 01/12/2012 4.400
Số PS 12/2012
PNK382 06/12 Nhập kho quần áo BH 112 38.700
PXK379 7/12 Xuất kho quần áo BH 6273 32.250
PNK385 9/12 Nhập kho mũ bảo hộ 111 6.000
PXK382 9/12 Xuất kho mũ bảo hộ 8.000
PNK386 10/12 Nhập kho gang tay cao su 111 300
PXK383 10/12 Xuất kho gang tay cao su 6273 700
Cộng PS tháng 12/2012 45.000 40.950
Số dư 31/12/2012 8.450
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.2.9. Kiểm kê, đánh giá NVL – CCDC tồn kho.
Công ty tiến hành kiểm kê 04 lần trong năm, vào các thời điểm 0h ngày 01 tháng 01; 0h ngày 01 tháng 04; 0h ngày 01 tháng 07 và 0h ngày 01 tháng 10 hằng năm. Mục đích của kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá là xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư ở kho, tại thời điểm kiểm kê, làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, sử dụng vật tư thừa, vật tư thiếu và ghi vào sổ kế toán . Biên bản kiểm kê vật tư bao gồm cả chữ ký của
trưởng ban và các uỷ viên. Mỗi kho được kiểm kê lập một biên bản riêng. Vì kiểm kê là một phương pháp kế toán nhằm kiểm kê tại chỗ, thông qua kiểm kê để xác định về năng lực thực sự của công ty về sử dụng và bảo quản vật liệu nào đó cũng như vật tư toàn bộ hiện có, tại thời điểm kiểm kê, để từ đó giám đốc có những quyết định hợp lý trong công tác sản xuất kinh doanh.
Biên bản kiểm kê được lập thành 2 bản + 1 biên bản giao cho phòng kế toán. + 1 bản giao cho thủ kho.
Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê và các uỷ viên cùng ký vào biên bản và ghi rõ họ tên.
Trường hợp kiểm kê phát hiện NVL hư hỏng, mất mát, căn cứ vào biên bản kiểm kê. Tài sản thiếu sẽ được hạch toán vào TK 138 chờ xử lý, và tuỳ từng cách xử lý để hạch toán. Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa NVL công ty hạch toán vào TK 338 chờ xử lý.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁY LAM SƠN THANH HOÁ
3.1.Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, công ty CP giấy Lam Sơn Thanh Hoá- tiền thân là Nhà máy giấy Lam Sơn, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, đóng góp nhiều vào công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, cũng như công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa.
Bước vào thời kỳ đổi mới, làm quen với môi trường cạnh tranh mới, cũng như các doanh nghiệp trong nước khác, công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Song , công ty đã nhanh chóng khắc phục được những khó khăn đó và vươn lên mạnh mẽ. Quy mô sản xuất của công ty được mở rộng, dây chuyền sản xuất được đầu tư nâng cấp, chất lượng sản phẩm tăng, thị trường của công ty được mở rộng, uy tín của công ty không ngừng tăng lên. Sản phẩm của công ty không chỉ được biết đến trong tỉnh mà còn vươn ra thị trường trong nước.
Cùng với sự lớn mạnh về quy mô sản xuất và cơ sở vật chất thì trình độ quản lý của công ty cũng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý ngày càng cao. Để có thể phát huy tiềm năng và lợi thế của mình, công ty luôn tìm các biện pháp để nâng cao trước hết là nâng cao hiệu quả quản lý đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, công ty cần sử dụng các biện pháp, công cụ quản lý khác nhau, trong đó, tổ chức công tác kế toán là một trong những công cụ hiệu quả và dễ tác động nhất. Công tác kế toán NVL có vai trò quan trọng trong tổ chức công tác kế toán nói chung. Với mục tiêu là sử dụng có hiệu quả các NVL đặc biệt là đối với NVLchính, vì nó là thành phần quan trọng cấu thành nên thực thể sản phẩm. Tổ chức tốt công tác kế toán NVL là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng NVL, giảm chi phí, hạ giá thành, góp phần hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nói chung. Cũng như các doanh nghiệp khác, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà công tác kế toán NVL của công ty CP giấy Lam Sơn Thanh Hoá còn một số hạn chế, tuy nhiên xét một cách toàn diện thì công tác kế toán NVL của công ty đã đáp ứng được những yêu cầu quan trọng của quản lý.
3.1.1. Ưu điểm
- Về bộ máy kế toán và đội ngũ kế toán viên
Một trong những ưu điểm của công tác kế toán tại công ty CP giấy Lam Sơn Thanh Hoá là: công ty có được đội ngũ cán bộ kế toán trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc. Quan hệ giữa các nhân viên kế toán trong công ty rất tốt: đoàn kết, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong việc. Thường xuyên được tổ chức đào tạo, bổ sung kiến thức, kỹ năng mới cho từng người. Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với quy mô, yêu cầu quản lý, phù hợp với trình độ khả năng của từng người. Về tổng thể, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL – CCDC nói riêng của công ty không có nhiều sai lệch so với chế độ kế toán hiện hành phần nào đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
- Về áp dụng kế toán máy
Việc áp dụng kế toán máy đã giúp cho công tác kế toán giảm bớt khối lượng công việc, gọn nhẹ quá trình từ xử lý chứng từ, vào sổ sách kế toán và lập các báo cáo. Vì khi sử dụng kế toán máy thì kế toán viên chỉ việc nhập thông tin vào máy tính còn các khâu tính toán số liệu, vào các sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp và lên các báo cáo đều do máy tính tự động làm một cách chính xác và nhanh chóng. Không những thế việc áp dụng kế toán máy còn cho phép kế toán xem xét các số liệu, tìm kiếm hay sửa chữa dễ dàng, cho phép in ra các báo cáo, sổ sách tại thời điểm bất kỳ phục vụ cho yêu cầu quản lý, giúp các nhà quản lý ra quyết định kịp thời và chính xác.
- Về hệ thống danh điểm NVL
Công ty đã xây dựng được một hệ thống danh điểm NVL chi tiết cụ thể đến từng đối tượng NVL, với cách mã hoá như vậy, chỉ nhìn vào mã NVL ta cũng có thể biết được NVL đó thuộc nhóm nào, tên, quy cách của NVL.
Danh điểm được sử dụng thống nhất tại các bộ phận trong công ty đã có thuận lợi là tiết kiệm được thời gian, chi phí, đồng thời, nâng cao được hiệu quả quản lý và công tác kế toán của công ty.
- Về chế độ, chính sách liên quan đến kế toán NVL
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung là phù hợp với đặc điểm của công ty. Hình thức này dễ ghi chép, lại đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Với khối lượng lớn nguyên vật liệu, chủng loại phong phú, việc công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán là hoàn toàn hợp lý. Phương pháp này
cho phép công ty theo dõi được thường xuyên, liên tục tình hình biến động của NVL, để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Về công tác kiểm kê NVL:
Tại công ty CP giấy Lam Sơn Thanh Hoá, công tác kiểm kê vật tư được thực hiện theo từng quý. Làm như vậy công ty có thể theo dõi được kịp thời tình hình biến động của vật tư, xác định được số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn trong kho, vật tư thừa, vật tư thiếu là bao nhiêu để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Về thủ tục nhập- xuất kho NVL:
Với khối lượng NVL lớn, chủng loại đa dạng, công ty đã có nhiều biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ từ khây thu mua, dự trữ, bảo quản và xuất dùng. Trong khâu thu mua công ty có quy định chặt chẽ các thủ tục khi tiến hành nhập kho. NVL khi tiến hành nhập kho phải có một hội đồng kiểm nghiệm với đầy đủ các thành viên đại diện có liên quan, trong đó có một đại diện của phòng kế toán. Khối lượng nhập mua phải căn cứ vào kế hoạch, phải có: “ Tờ trình mua vật tư”, có “bảng đề nghị mức giá mua hàng hoá”. Trước khi kiểm nghiệm NVL các thành viên của hội đồng kiểm nghiệm phải căn cứ vào giá đã duyệt, các hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa hai bên. Với các thủ tục đó đã cho thấy công tác kế toán NVL là chặt chẽ, đảm bảo được yêu cầu quản lý.
Quá trình xuất dùng NVL phải thông qua xét duyệt yêu cầu sử dụng. Đối với NVL phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất của lãnh đạo, định mức tiêu hao NVL của phòng kỹ thuật…sau đó bộ phận kho mới được phép viết phiếu xuất kho cho những NVL có giá trị lớn. Còn đối với những NVL có giá trị nhỏ thì các thủ tục này chỉ cần thông qua phòng. Nhìn chung, có thể thấy công tác kế toán về thủ tục nhập- xuất là chặt chẽ, hợp lý, có sự liên kết giữa các phòng ban chức năng, tạo thuận lợi cho quản lý, theo dõi tổng quát và chính xác biến động của các loại NVL, cung cấp kịp thời về tình hình nhập- xuất- tồn kho NVL.
3.1.2. Nhược điểm
Với một khối lượng NVL lớn khác nhau (gồm: nguyên vật liệu chính, NVL phụ, phụ tùng thay thế…) nên ít nhiều công ty sẽ gặp phải những khó khăn trong quá trình theo dõi và quản lý. Và do một số nguyên nhân khác nhau nên công tác kế toán NVL tại công ty CP giấy Lam Sơn Thanh Hoá còn có những hạn chế nhất định.
- Thứ nhất: Về hệ thống chứng từ, sổ sách:
Trong kế toán xuất NVL, những nguyên vật liệu xuất để phục vụ sản xuất chung tại phân xưởng (ví dụ như: xuất NVL để xử lý môi trường…) đều được công ty hạch toán vào TK 621- chi phí NVL trực tiếp, trong khi theo chế độ hiện hành thì: chỉ những NVL xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, tức là những NVL đó phải trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm thì giá trị của nó mới được hạch toán vào TK 621. Còn những NVL xuất phục vụ sản xuất nhưng không trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm, mà là để phục vụ sản xuất chung thì giá trị của số NVL đó phải được hạch toán vào TK 627- chi phí sản xuất chung.
- Thứ hai: Một số NVL không sử dụng đến, vẫn còn để trong kho gây ứ dọng vốn: Cũng như phần lớn các doanh nghiệp sản xuất trong nước, trước đây, các dây chuyền công nghệ của công ty đều có được do nhập từ nước ngoài, chủ yếu là nhập từ Liên Xô (cũ) vàTrung Quốc. Sau một thời gian dài sử dụng các thiết bị này sẽ bị hư hỏng và số còn lại trở nên lạc hậu, không còn phù hợp để sản xuất sản phẩm nữa. Trước đây do các thiết bị ngoại nhập thường ít hoặc hiếm phụ tùng thay thế nên công ty đã tiến hành mua dự trữ, để xuất dùng dần phục vụ cho sản xuất, cũng như để sửa chữa máy móc, thiết bị. Hiện nay, công ty đã thay thế toàn bộ các dây chuyền công nghệ cũ đó bằng các dây chuyền công nghệ mới để nâng cao năng xuất lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Các đây chuyền công nghệ cũ đã được công ty thanh lý. Vì vậy toàn bộ các phụ tùng thay thế của các thiết bị cũ trở thành không còn cần thiết nữa trở thành NVL tồn kho lâu năm. Số lượng tồn kho này kế toán vẫn phải theo dõi, định kỳ tiến hành kiểm kê và ghi chép vào các sổ kế toán. Do tồn kho lâu năm nên một số NVL đã không còn sử dụng được nữa làm giá trị thực tế giảm đi rất nhiều. Mặc dù về số lượng không thay đổi. Hơn nữa, giá trị của các NVL này tương đối lớn, gây cho công ty một khó khăn là vốn bị tồn đọng tương đối lớn, làm cho chi phí cơ hội đối với số NVL này tăng. Không chỉ có vậy, mà công ty còn mất chi phí để bảo quản, quản lý, chi phí về nhân công, bến bãi…
Rất nhiều các NVL từ nhiều năm nay không có sự biến động nào, số lượng, giá trị tại các cột “ tồn đầu kỳ” và “ tồn cuối kỳ” trên sổ kế toán giữ nguyên, nhưng kế toán NVL vẫn phải theo dõi trên các sổ kế toán, lập báo cáo hàng tồn kho theo định kỳ, tiến hành kiểm kê như bình thường. Một số NVL phụ tùng thay thế như: Bi 113526, Bi 1212 +53612 + 22312, Cua roa gooc 3650*17 +3600+22, Cua roa gooc 4200*22+4000… Việc theo dõi bảo quản các NVL tồn kho lâu năm lại kém chất lượng là không cần thiết đối với
hoạt động SXKD, mà còn mang lại nhiều hạn chế, vốn bị ứ đọng trong thời gian dài, tốn kém về chi phí bảo quản, tốn thời gian, công sức cho công tác kế toán. Đây là vấn đề công ty cần sớm đưa ra biện pháp giải quyết nhằm sớm thu hồi vốn đầu tư ban đầu và giảm công việc kế toán không cần thiết cho kế toán viên.
- Thứ ba: Về phương pháp tính giá NVL xuất kho
Trong phương pháp tính trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho, công ty áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền và tính đơn giá bình quân cố định theo tháng. Thực tế tại công ty nghiệp vụ xuất là rất nhiều và phương pháp này làm cho khối lượng tính toán giảm nhưng lại chỉ tính được trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tại thời điểm cuối tháng nên không thể cung cấp thông tin kịp thời khi cần thiết vào các thời điểm trong tháng.
- Thứ tư: Về trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán
Công ty có đội ngũ nhân viên kế toán trẻ năng động nhiệt tình nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm thực tế, đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kế