Tỷ lệ mẫu sống đạt cao nhất khi lấy mẫu ở cây mẹ 24 tháng tuổi và đạt thấp nhất khi lấy mẫu ở cây 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao nhất khi lấy mẫu ở cây 6 tháng tuổi, đạt 69,9%, thấp nhất khi mẫu được lấy ở giai đoạn cây 24 tháng tuổi. Hiện tượng trên có thể được giải thích là khi cây lấy mẫu ở độ tuổi 6 tháng tuổi cành được lấy mẫu đang ở giai đoạn sinh trưởng nên khả năng bật chồi cao hơn (69,9%), còn ở cây 24 tháng tuổi, trong giai đoạn này cây đang tích luỹ sinh khối, có hiện tượng hố gỗ làm cho khả năng bật chồi kém (19,8%).
2) Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm lấy mẫu đến khả năng tái chồi của mẫu cấy. cấy.
Bên cạnh các yếu tố như lồi cây, loại mẫu cấy… thì tình trạng sinh trưởng của cây mẹ (yếu tố mùa vụ) cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tái sinh chồi của mẫu cấy. Để tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến các biến đổi sinh lý trong các mô, cơ quan đến khả năng tái sinh chồi in vitro cây bạch đàn U29E1, chúng tôi tiến hành thí nghiệm lấy mẫu ở các thời điểm khác nhau trong năm (mùa thu, mùa đông, mùa xuân). Sau khi vào mẫu 30 ngày, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 13.2 : Ảnh hưởng của thời điểm lấy mẫu đến khả năng tái sinh chồi của mẫu cấy (sau 30 ngày).
CT Thời điểm lấy
mẫu Tỷ lệ mẫu chết và nhiễm (%) Tỷ lệ mẫu sống (%) Tỷ lệ mẫu sống bật
chồi (%) Đặc điểm của chồi tái sinh 1 Vụ Thu 21,8 78,2 45,8 Chồi sinh trưởng bình thường, lá xanh 2 Vụ Đơng 12,9 87,1 19,3 trưởng chậm, bản lá nhỏ, Bật chồi kém, chồi sinh
xanh nhạt,
3 Vụ Xuân 29,4 70,6 69,3 Bật chồi mạnh, chồi khoẻ, sinh trưởng tốt