Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hoá chất khử trùng đến khả năng sống của mẫu cấy.

Một phần của tài liệu hoàn thiện, triển khai công nghệ vi nhân giống trong sản xuất công nghiệp cây giống bạch đàn u6 và một số dòng bạch đàn urô có triển vọng khác tại quảng ninh (Trang 48 - 50)

mẫu cấy.

Đối với mỗi giống cây, mỗi loại mẫu cấy và tuỳ thuộc vào tình trạng của mơ ni cấy sẽ có nồng độ chất khử trùng, thời gian khử trùng thích hợp. Do đó, chúng tơi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của từng loại hố chất khử trùng đối với mẫu cấy dòng bạch đàn U29 E1.

Bảng 12.1: Ảnh hưởng của hoá chất khử trùng HgCl2 0,1% đến khả năng sống của mẫu cấy (sau 30 ngày vào mẫu).

CT

Thời gian khử trùng

(phút)

Số lượng mẫu

(mẫu) Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) Tỷ lệ mẫu chết (%)

Tỷ lệ mẫu sống (%) 1 3 90 46,7 0 53,3 2 5 90 23,3 10 66,7 3 7 90 16,7 40 43,3 4 10 90 0 86,7 13,3

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy:

Khi sử dụng hoá chất khử trùng là HgCl2 0,1%, nhưng thời gian khử trùng khác nhau, tỷ lệ mẫu sống đạt được là rất khác nhau. Nhìn chung, tỷ lệ mẫu nhiễm giảm dần khi thời gian khử trùng tăng lên, tỷ lệ mẫu chết thì ngược lại. Ở CT2, khử trùng mẫu U29E1 bằng HgCl2

0,1% trong thời gian 5 phút, kết quả cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất (đạt 66,7%).

Sau khi tiến hành thí nghiệm 1, nhận thấy tỷ lệ mẫu sống đạt được chưa cao chúng tơi tiến hành thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng Ca(HClO)2 10% đến khả năng sống của mẫu cấy.

Bảng 12.2: Ảnh hưởng của hoá chất khử trùng Ca(HClO)2 10% đến khả năng sống của mẫu cấy (sau 30 ngày vào mẫu).

CT Thời gian khử trùng (phút) Số lượng mẫu (mẫu)

Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) Tỷ lệ mẫu chết (%) Tỷ lệ mẫu sống (%) 1 10 90 54,8 0,0 45,2 2 15 90 25,1 47,4 27,5 3 20 90 0,0 100 0,0

Kết quả bảng trên cho thấy:

Khi sử dụng hoá chất khử trùng là Ca(HClO)2 10%, tỷ lệ mẫu nhiễm giảm khi thời gian khử trùng tăng lên. Ở công thức 1 khi sử dụng Ca(HClO)2 10% trong thời gian 10 phút tỷ lệ mẫu nhiễm 54,8%, tỷ lệ mẫu sống là 45,2%, khơng có mẫu nào chết. Ở công thức 2, khi tăng thời gian lắc Ca(HClO)2 lên 15 phút, tỷ lệ mẫu nhiễm giảm còn 25,1%, tỷ lệ mẫu chết tăng lên 47,4%, tỷ lệ mẫu sống đạt được thấp: 27,5%. Ở công thức 3, khi tăng thời gian lắc Ca(HClO)2 lên 20 phút, tỷ lệ mẫu chết là 100%, khơng có mẫu sống.

Từ kết quả thí nghiệm trên, chúng tơi nhận thấy tỷ lệ mẫu sống cao nhất đạt được là 45,2% khi sử dụng chất khử trùng là Ca(HClO)2 10% trong 10 phút.

Bảng 12.3: Ảnh hưởng của hoá chất khử trùng H2O2 5%đến khả năng sống của mẫu cấy (sau 30 ngày vào mẫu).

CT Thời gian khử trùng (phút) Số lượng mẫu (mẫu) Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) Tỷ lệ mẫu chết (%) Tỷ lệ mẫu sống (%) 1 5 90 74,6 0,0 25,4 2 10 90 51,1 13,3 35,6 3 15 90 38,9 40 21,1

Từ kết quả bảng trên cho thấy: Khi sử dụng hoá chất khử trùng là H2O2 5% tỷ lệ mẫu sống đạt được là rất thấp: Tỷ lệ mẫu sống đạt cao nhất ở công thức 2 là 35,6%, tỷ lệ mẫu nhiễm là 51,1% và mẫu chết là 13,3%. Ở công thức 1 tỷ lệ mẫu bị nhiễm là cao nhất: 74,6%, khơng có mẫu chết, tỷ lệ mẫu sống 25,4%. Ở công thức 3 tỷ lệ mẫu bị nhiễm giảm còn 38,9%, tỷ lệ mẫu chết tăng lên 40%, tỷ lệ mẫu sống là 21,1%.

Qua 3 thí nghiệm trên, chúng tơi nhận thấy sử dụng hố chất khử trùng là HgCl20,1% trong thời gian 5 phút là tương đối phù hợp cho dòng bạch đàn U29E1. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả vào mẫu chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của HgCl20,1% trong thời gian 5 phút với một số hoá chất khử trùng khác.

2) Xác định ảnh hưởng của hoá chất khử trùng HgCl2 (0,1%) trong thời gian 5 phút phối hợp với Ca(HClO)2 10% trong thời gian 5, 10, 15 phút đến khả năng sống của mẫu cấy.

Một phần của tài liệu hoàn thiện, triển khai công nghệ vi nhân giống trong sản xuất công nghiệp cây giống bạch đàn u6 và một số dòng bạch đàn urô có triển vọng khác tại quảng ninh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)