Minh họa trên một số tác phẩm cụ thể trong chƣơng trình Tiếng

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 73)

ở Tiểu học

3.2.1. Bài thơ “Lƣợm”- SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2, trang 130, Chủ điểm Nhân dân

Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của quân xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh. Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lòng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ “Lƣợm”.

Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta cũng phải thấy được đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù. Nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé. Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ,

nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã miêu tả ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng”

Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ. Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lô không được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vô tình bị gió làm cho lệch. Trái hẳn với tính chất công việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường. Trong không khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh yêu đời vô tư,

ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé Lượm hiện lên hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận,tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây giờ mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ, hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ cậu Lượm hồn nhiên, đáng yêu, dũng cảm.

“Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao”

Công việc của cậu bé Lượm được thực hiện lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, đều đặn chứng tỏ chú là một cậu bé rất chăm chỉ, hết lòng vì công việc được giao. Chính ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: “cháu”, “chú bé”, “Lượm”... được thay bằng một đại từ ghép: “chú đồng chí nhỏ”. Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động dũng cảm của cậu bé, giống như một người chiến sĩ thực thụ. “Chú đồng chí nhỏ” ấy đã đến lấy phong thư bỏ vào bao để tiếp tục thực hiện công việc của mình.

“Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo”

Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù. Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả khó khăn, đó là trường hợp tác giả

đã hóa thân vào nhân vật của mình. Còn khổ thơ cuối, nhà thơ Tố Hữu đã đứng trở lại vị trí của người quan sát:

“Đường quê vắng vẻ Lúa trỗ đòng đòng Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng.”

Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp với tính cách, ngoại hình nhân vật. Không chỉ vậy sử dụng hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thực những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình.

Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh loạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh mà vô cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

3.2.2. Bài thơ “Chú ở bên Bác Hồ”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2, trang 16, Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc

Trong thời kì hậu chiến, chúng ta hân hoan vì những chiến tích lẫy lừng của quân và dân ta trước kẻ thù tàn ác. Chúng ta bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, tuy nhiên hình ảnh những người lính đã hi sinh quên mình vì độc lập tự do cho tổ quốc luôn làm chúng ta bồi hồi khi nhắc lại. Biết bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống nơi chiến trường bom đạn khiến người thân

không khỏi xót xa. Cũng giống như cô bé Nga trong bài thơ “Chú ở bên Bác Hồ” luôn thương nhớ về người chú đã hi sinh trong chiến tranh.

“Chú Nga đi bộ đội Sao lâu quá là lâu

Nhớ chú Nga thường nhắc Chú bây giờ ở đâu?”

Chú bộ đội là người ruột thịt của gia đình. Giữa hai chú cháu cũng có tình cảm riêng. Bé Nga càng quan tâm đến chú, quý trọng chú hơn vì chú là bộ đội. Chính vì thế, tác giả tập trung nói đến niềm thương nhớ của người cháu ở quê nhà đối với người chú ở chiến trường. Chú đi bộ đội sao lâu quá là lâu, cho nên cháu thường nhắc nhớ: “Chú bây giờ ở đâu?”. Cháu ngây thơ hỏi về những nơi bộ đội ta thường đến làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc:

“Trường Sơn dài dằng dặc? Trường Sa đảo nổi, chìm? Hay on Tum, Đắc Lắc?”

Đất nước Việt Nam chúng ta dài rộng, bộ đội đóng quân ở mọi miền. Niềm thương nhớ của đàn em nhỏ cứ mãi mãi nới rộng ra qua các miền đất, vùng biển, hải đảo và trải dài qua nhiều năm tháng…

Năm dấu hỏi tu từ liên tiếp, dồn dập - là thủ pháp nghệ thuật trùng điệp - đặt ở cuối năm câu thơ, khiến nỗi nhớ thương của cháu càng thêm sâu lắng, mênh mông, chẳng khác gì như nỗi niềm nghi ngại, thắc thỏm, lo âu, mong mỏi, giục giã tìm hiểu… Rất có thể cháu không thể biết được rằng, gia đình đã đi tìm mộ liệt sĩ ở nhiều nơi, qua suốt bao tháng năm mà không có kết quả. Khổ thơ kết thúc bài thơ dành cho thái độ và câu trả lời rất súc tích, mang tầm khái quát cao của người lớn - những người có hiểu biết và xúc cảm sâu nặng hơn trẻ nhỏ:

“Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ: - Đất nước không còn giặc Chú ở bên Bác Hồ!”

Khi con nhắc hỏi về chú, mẹ khóc. Còn bố thì ngước lên bàn thờ và chắc chắn ông đã thắp mấy nén hương thơm, cúi đầu và trầm ngâm lặng lẽ hồi lâu. Thái độ, cử chỉ của mẹ và câu trả lời của bố đã giúp đứa con nhỏ hiếu thảo nhanh chóng hiểu rằng chú đã hy sinh. Sự ra đi của người chú đã để lại sự xót thương cho những người ở lại. Hình ảnh người mẹ “đỏ hoe đôi mắt” là sự minh chứng cho tình cảm, sự biết ơn mà những người ở lại gửi đến những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ đất nước. Câu trả lời của người ba đã giúp cho Nga lí giải những thắc mắc bấy lâu, tuy nhiên người cha đã nói tránh đi để làm giảm đau xót trong lòng đứa trẻ, không phải là “mất”, mà là “chú ở bên Bác Hồ”. Qua hình ảnh này chúng ta có thể thấy sự hy sinh của người chú là thiêng liêng, cao cả, là sự cống hiến cho đất nước, cho tổ quốc thân yêu. Những năm qua, nhiều gia đình lập ban thờ tưởng niệm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc thì cũng đồng thời tưởng niệm vong linh liệt sĩ. Gia đình bé Nga cũng vậy!

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ với giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ của đứa trẻ và tâm trạng đau sót của người cha. Việc sử dụng liên tiếp các dấu hỏi làm tăng thêm sự tò mò của bé Nga về sự vắng mặt của chú.

Tác giả đã khéo léo lồng tình cảm gia đình, cá nhân riêng lẻ vào tình cảm chung rộng lớn, cao đẹp đối với nhân dân, Tổ quốc và Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Yêu thương bộ đội, thương binh, tưởng nhớ Bác Hồ và liệt sĩ cũng là yêu thương nhân dân mình, Tổ quốc mình. Khổ thơ kết thúc đã nâng cao ý nghĩa bài thơ lên. Người liệt sĩ từ gia đình bé Nga ra đi đã được trở về bên cạnh Bác Hồ. Chú của bé Nga tiếp tục đi trên con đường vinh quang mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc đã lựa chọn. Bài thơ viết về liệt sĩ qua cái nhìn, xúc cảm thơ ngây của em bé khiến cho người lớn cũng xúc động.

3.2.3. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2, trang 71, Chủ điểm Những ngƣời quả cảm tập 2, trang 71, Chủ điểm Những ngƣời quả cảm

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ, đã từng trải nghiệm cuộc sống trên tuyến đường Trường Sơn nên thơ của Phạm Tiến Duật hầu như chỉ viết về

những người lính trẻ và những cô thanh niên xung phong. Thơ ông chinh phục trái tim bạn đọc bằng những giọng điệu sôi nổi trẻ trung, ngang tàng và mang đậm chất lính. “Bài thơ tiểu đội xe không kính” đã in đậm dấu ấn

phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Phạm Tiến Duật sáng tác bài thơ này vào năm 1969 trong thời điểm gay go, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thi phẩm nằm trong chùm thơ được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. Trong thi phẩm, Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn - hình ảnh cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.

Chân dung người lái xe Trường Sơn được tác giả khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không kính và một giọng thơ ngang tàng, trẻ trung, gần gũi. Cảm hứng về những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về vẻ đẹp của những chiến sỹ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ. Đó là tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, đó còn là lòng lạc quan, yêu đời, tình đồng chí đồng đội thắm thiết và lòng yêu nước nồng nàn, lý tưởng chiến đấu cao đẹp.

Cái nhìn lạc quan của người lính về sự ác liệt của chiến tranh được thể hiện rất rõ qua cách lý giải về những chiếc xe không kính:

“ hông có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Đó là lời giới thiệu của các anh, hết sức giản dị, rất thật. Trên chiếc xe không có kính đó người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt. Bom giật bom rung họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng lao ra chiến trận. Điệp từ “không” khiến câu thơ giãn ra, tạo nhịp điệu khoan thai, đặc biệt từ “rồi” khép lại câu thơ thứ hai đã làm nên một giọng điệu rất nhẹ. Người lính nói về những chiếc xe không kính chính là nói về cuộc chiến khốc liệt mà họ phải trải qua. Vậy mà người lính lái xe lại kể về tất cả những điều ấy bằng một giọng thản nhiên đến lạ lùng. Điều này cho thấy rất rõ cái nhìn bình thản của người lính về những mất mát của bom đạn mà kẻ thù đã gây ra. Đó là cái nhìn lạc quan của bản lĩnh anh hùng.

Phẩm chất anh hùng của một người lái xe Trường Sơn ngời sáng qua tư thế ung dung:

“Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn trời, nhìn đất, nhìn thẳng”

“Ung dung” được đảo lêu đầu câu để nhấn mạnh tư thế bình tĩnh, đường hoàng, hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe không kính. Nhìn thẳng là nhìn vào gian khổ, hi sinh không run sợ, không né tránh bởi họ chiến đấu vì chính nghĩa. “Ung dung” là tư thế thoải mái, là tâm trạng bình thản và thái độ bình tĩnh, tự tin. Đặt vào hoàn cảnh chiến tranh ác liệt lại lái những chiếc xe không kính thì sự ung dung này chính là biểu hiện cho lòng dũng cảm của người lính lái xe. Điệp từ “nhìn” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ đã họa lên tư thế hiên ngang của người lính. Tư thế ấy là một sự thách thức với bom đạn

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)