2.1. Đặc sắc nội dung hình tƣợng ngƣời lính trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học Việt ở Tiểu học
2.1.1. Ngƣời lính kiên cƣờng, dũng cảm với những khó khăn, thiếu thốn.
Chiến tranh là nơi người lính phải chịu nhiều thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, họ chịu biết bao thiếu thốn, khổ đau và trên hết là nỗi ám ảnh giữa ranh giới sống và chết. Ở họ, ta ngạc nhiên khi thấy một ý chí quyết tâm cao độ nhất, phải chăng bởi họ là những người lính cụ Hồ?
Kể từ sau 1948, với sự ý thức cao hơn về nhiệm vụ xây dựng nền văn nghệ kháng chiến, các nhà thơ đã coi đề tài người lính là một hình tượng trung tâm của thời đại. Kể từ đây, đề tài người lính xuất hiện trong thơ ngày một phổ biến hơn nhưng hình tượng lại càng rõ nét chứ không bị mòn sáo, trùng lặp. Đi hết sự hồn nhiên hồn hậu đến trầm tư triết luận về sứ mệnh của thế hệ mình. Hình bóng quê nhà trong tâm trí anh vệ quốc quân bình dị ngày nào được chuyển hoá thành những chàng trai trẻ “ham” cắt nghĩa về sự hi sinh tuổi thanh xuân - vật báu vô giá của một dân tộc đang hồi sinh. Hiểu rõ như thế thì làm sao mà không tiếc! Nhưng, nếu tiếc thì đâu còn có đất nước toàn vẹn ngày mai.
Lặng lẽ mà quyết liệt, anh dũng mà ham sống. Người lính đã dung hoà được những đối lập, hội tụ thành một quan niệm sống thuyết phục và lớn lao nhất. Đề tài người lính, vốn từ một nhiệm vụ chính trị đã chuyển thành một điểm tựa chân lí để ứng chiếu với những giá trị sống mới khi bước vào cuộc sống đời thường.
Viết về đề tài này, các tác giả đều thể hiện bằng giọng thơ rắn rỏi, quyết liệt, gan góc. Tác phẩm của họ đều mang dấu ấn cá nhân hòa chung với cái tôi kháng chiến, ca ngợi, tự hào về cuộc đấu tranh của dân tộc, ý chí quật cường chống lại kẻ thù xâm lược.
Ngay từ lớp 2, HS đã được tiếp xúc với những tác phẩm văn học thể hiện rõ phẩm chất anh dũng, kiên cường của người lính cụ Hồ. Trong bài thơ
“Lượm”, biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù.
“Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn” Sợ chi hiểm nghèo”
(Lƣợm – Tố Hữu)
Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả mà không hề sợ hi sinh. Đó là một cậu bé nhỏ tuổi với tình yêu nước sâu sắc, chính tình yêu đó đã giúp cậu bé có thêm sức mạnh, ý chí, sự dũng cảm, gan dạ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ở độ tuổi mười, mười một đó là độ tuổi còn đi học còn trong vòng tay chăm sóc của gia đình nhưng cậu bé không vậy mà đã đảm nhiệm một công việc hết sức khó khăn nguy hiểm mà người lớn cũng không thể nào làm được. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.
Nhà thơ Chính Hữu đã từng viết:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá Chân không giày”
Bằng những hình ảnh chân thực, rõ nét. Chính Hữu dường như đã làm hiện lên tất cả mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn mà những người lính đã phải gánh chịu trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Là những cơn sốt rét rừng đến run người, là thiếu thốn về vật chất - “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá”, “chân không giày”. Nhưng có lẽ những khó khăn, thiếu thốn ấy không thể làm cho các anh nao núng, những người lính ấy đã vượt lên trên tất cả bằng một nụ cười, hình ảnh “miệng cười buốt giá” đã cho chúng ta thấy rõ được tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực trong các anh. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm... Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” gợi nụ cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Thật hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy! Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng, nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa...
Không chỉ trong bài thơ “Đồng chí”, bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng đã khắc họa vẻ đẹp này của những người lính:
“ hông có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) Trên con đường hành quân ra trận, trên tuyến đường Trường Sơn với biết bao mưa bom, bão đạn và hiểm nguy nhưng những người lính lái xe đã nỗ lực vượt lên trên tất cả. Có thể thấy, những hình ảnh “bụi”, “mưa” vừa là những hình ảnh mang ý nghĩa tả thực nhưng hơn hết đó còn là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho những khó khăn, vất vả mà những người lính gặp phải trên đường ra trận. Những trận bom xối xả của địch trút xuống đã làm cho
những chiếc xe vốn là phương tiện quan trọng của bộ đội ta cũng bị hỏng hóc, vỡ kính. Nói đến đây, chúng ta có thể thấy mức độ tàn khốc của chiến tranh như thế nào, những chiếc xe làm bằng sắt, bằng thép còn như vậy huống chi là những người lính bằng xương bằng thịt. Ấy vậy mà họ vẫn hiên ngang, kiên cường chống lại dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Cậu bé Kim Đồng trong bài tập đọc “Ngƣời liên lạc nhỏ”, SGK Tiếng Việt lớp 3 cũng là một biểu hiện về sự dũng cảm. Khi gặp địch, Kim Đồng không hề sợ hãi mà vẫn thản nhiên huýt sáo làm hiệu. Khi giặc hỏi, cậu nhanh trí trả lời ngay: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm. Kim Đồng đã lừa địch bằng cách quay lại gọi: “Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa lắm đấy!”. Sự mưu trí ấy làm cho giặc tưởng rằng đó là thầy mo thật. Nhờ hành động dũng cảm, nhanh trí của cậu bé mà đã giúp cho một chiến sĩ hoạt động cách mạng thoát khỏi nguy hiểm.
Lý Tự Trọng đã từng nói thế này khi bị giặc bắt: “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, nô lệ của thực dân, phong kiến. Không thể có con đường nào khác” (Lý Tự Trọng - Tiếng Việt 5 tập 1, trang 9, Chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em).
Anh được giao làm nhiệm vụ liên lạc, đã mấy lần gặp nguy hiểm nhưng bằng sự nhanh trí của mình anh đã thoát chết. Một lần, khi đang làm nhiệm vụ, bị tên đội sếp Tây gọi lại đòi khám, bằng sự dũng cảm, gan dạ của mình anh đã thoát khỏi nguy hiểm. Người chiến sĩ ấy không hề run sợ khi đứng trước tòa mà lớn tiếng vạch trần bản chất của quân xâm lược, khẳng định con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.
Hình ảnh người lính luôn là hình ảnh đẹp nhất của văn học Việt Nam. Viết về các anh là viết về những đôi tay đã làm nên hình hài, dáng vóc thân thương của non sông gấm vóc Việt Nam. Huyền thoại về những người lính gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của đất nước ta. Có lẽ, chưa một dân tộc nào trên thế giới lại phải gánh chịu những mất mát và khổ đau vì chiến tranh như dân tộc ta. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khiến cho
những con người Việt Nam trở nên lớn lao và kì vĩ, chính lòng gan dạ, khí phách, quả cảm đã tạo nên sức mạnh mãnh liệt cho những người lính. Ta dễ hiểu vì sao chị Lý sau bao tra tấn dã man điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung mà bọn giặc nhẫn tâm vẫn không giết nổi chị “người con gái anh hùng”. Ta hiểu vì sao anh Trỗi sau bao đòn roi đau đớn từ chính quyền thực dân vẫn thà chết chứ không chịu bán nước. Đó là bởi một khi ý chí đã cứng hơn sắt thép thì không có gì lay chuyển nổi. So với độc lập tự do của tổ quốc thì cái chết với những người lính có là gì. Làm sao quên được hình ảnh chị Sáu kiêu hùng đi giữa hai hàng lính với cái chết thoảng hương nhài, làm sao quên những Bế Văn Đàn, những Phan Đình Giót, những La Văn Cầu :
“Những đồng chí, thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi gai thép Ào ào như vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt còn ôm”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) Hình ảnh của các anh là biểu tượng ngời sáng cho lòng quả cảm, tinh thần hiên ngang, bất khuất. Một nhà văn nước ngoài từng nói “Ở Việt Nam có bao nhiêu bông hoa đẹp, là có bấy nhiêu anh hùng”. Các anh là những bông hoa như vậy, những bông hoa kiên cường mọc lên từ những vùng sỏi đá, cằn khô. Nhựa sống của nó là ý chí và lòng dũng cảm phi thường. Chính những con người ấy đã làm nên lịch sử. Họ vượt lên nhiều gian nan, đạp qua mọi thử thách làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, quyét sạch chủ nghĩa thực dân cũ khỏi đất nước ta. Những câu thơ của tố Hữu như đang reo ca, nhảy múa với đoàn quân chiến thắng:
“Tin về nửa đêm Hỏa tốc hỏa tốc Ngựa bay lên dốc Đuốc chạy sáng rừng
Chuông reo tin mừng Loa kêu từng cửa
Bản làng đỏ đèn đỏ lửa... Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp! Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì gian khổ với nhiều mất mát đau thương nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta, người lính cụ Hồ đã vượt qua tất cả gian nan thử thách, khốc liệt của chiến tranh bởi lòng yêu nước nồng nàn, ý chí cách mạng kiên cường, niềm tin lạc quan. Họ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh:
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Những chàng trai, cô gái độ tuổi mười tám, đôi mươi xung phong vào tuyến lửa Trường Sơn bất chấp mưa bom bão đạn đã làm nên dáng đứng kiêu hùng của dân tộc. Huyền thoại ấy đã đi vào lịch sử hơn mọi lời ca. Và chính lòng dũng cảm, tinh thần chiến đấu quên mình của các anh, các chị đã tạo nên “dáng đứng Việt Nam, tạc vào thế kỷ”:
“Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân) Khó khăn là thế, thiếu thốn là thế, dù cho “giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ” (Giết giặc – Tố Hữu), dù mưa gió triền miên, dù vũ khí thô sơ, thiếu thốn... thì tình yêu quê hương, yêu quê hương, yêu đất nước luôn thường trực, luôn rạo rực, thôi thúc các anh:
“ Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm Áo vải chân không Đi lùng đánh giặc”
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Bước tới chiến trường, hòa mình trong cuộc chiến đấu gian khổ và ác liệt, gương mặt tinh thần của những người lính nhanh chóng hiện diện trong thơ như một tiếng nói tự ý thức mạnh mẽ. Không chỉ tuyên ngôn về trách nhiệm, hành động trước lịch sử, những người lính còn tự bạch về bản thân, về đồng đội, về cuộc sống ở chiến trường...
Sự chịu đựng gian khổ, hy sinh của người lính xuất phát từ lòng yêu nước, những người lính chống Mỹ đã lý giải, cắt nghĩa mối quan hệ biện chứng bằng cách nói đầy tính triết lý, từ chối hết ngôn từ, hình ảnh hoa mỹ:
“Chúng tôi nói về lòng yêu nước Bằng lưỡi xẻng moi hầm
Bằng xác giặc ngổn ngang, khẩu súng đỏ nòng Bằng áo nhuộm mưa dầm, thuốc đạn”
(Áo lính sƣ đoàn – Nguyễn Đức Mậu)
Cũng từ lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng đối mặt với gian khó, với cái chết mà mỗi người lính qua các thế hệ luôn mang một tâm thế lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào sức mạnh chiến thắng.
2.1.2. Ngƣời lính lạc quan, yêu đời với khát vọng sống mãnh liệt
Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình về những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người lính thật chân thật, sinh động. Họ thể hiện được tinh thần lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Dù cho khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy đến đâu thì ngọn lửa khát vọng vẫn luôn cháy trong tim những người lính trẻ. Đây chính là cách để họ vượt lên bom đạn khốc liệt của chiến tranh.
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” (Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực – Tiếng Việt 5 tập 2, Trang 50, Chủ
điểm Người công dân). Nguyễn Trung Trực đã từng tuyên bố như vậy khi bị giặc bắt. Không run sợ trước kẻ thù, bằng hết dũng khí và lòng yêu nước, sự lạc quan của mình, ông đã khẳng định với chúng rằng chúng ta sẽ không bao giờ chịu khuất phục, bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì người Nam mới hết đánh Tây. Câu nói ấy là lời tuyên bố đanh thép, thể hiện sự bình tĩnh, gan dạ của Nguyễn Trung Trực trước kẻ thù xâm lược.
Trong chiến tranh bom đạn, những chiếc xe của người lính bị biến dạng, phá hủy gần như toàn bộ sắt thép còn như thế huống chi con người. Vậy mà, những chiếc xe ấy trong con mắt của Phạm Tiến Duật vẫn hiện lên một cách độc đáo, rất có hồn, rất ngang tàn. Bằng con mắt và tâm hồn lạc quan, những khó khăn ấy không hề hấn gì, người lính vẫn thật yêu đời:
“Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) Hai từ “ung dung” đã đủ để thể hiện một tinh thần lạc quan, coi thường hiểm nguy của người lính lái xe. Lời thơ nhịp nhàng, sôi nổi như lời ca, tiếng hát, khiến không khí bài thơ thật vui tươi, sinh động.
Đời lính đâu phải chỉ có khói bom và thuốc súng. Với tâm hồn rộng mở, trong sáng, người lính cũng có những phút giây, những kỉ niệm thật êm đẹp, thơ mộng. Giữa cảnh núi rừng mênh mông yên tĩnh, trong màn sương muối lạnh lẽo phủ dầy, trong tư thế sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu, người lính vẫn thả hồn mình tìm đến với vẻ đẹp của vầng trăng, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của vầng trăng, thấy vầng trăng như treo nơi đầu súng:
“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng, trăng treo.”
(Đồng chí - Chính Hữu)
Trong gian khổ, tinh thần lạc quan của các anh càng tỏa sáng, cùng với lòng yêu nước, chí căm thù giặc làm thành vũ khí để vượt qua tất cả:
“Cười lên, ai cấm ta đâu
Đồng tình ta trượt, dù đau cũng cười...”
(Mƣa núi – Minh Huệ)
Đi hành quân, đường trơn, vác nặng, vượt mưa lũ, trèo đèo cao... Vất vả thế đấy nhưng luôn đầy ắp tiếng cười. Ngã cũng cười; trượt chân cũng cười; có anh tuột gạo cũng cười; qua suối, phải cởi quần áo... lại cười.