Truyện ngắn “Công việc đầu tiên” SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2,

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 84 - 99)

126, Chủ điểm Nam và nữ

Trong chiến tranh, tất cả nhân dân đều chung sức một lòng để chống lại kẻ thù. Từ người già đến trẻ nhỏ, từ con trai đến con gái, “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”. Có những người trực tiếp ra chiến trường xông pha trận mạc nhưng

cũng có những người làm hậu phương vững chắc nơi quê nhà. Cũng giống như cô Út trong đoạn hồi kí “Công việc đầu tiên”.

Đoạn hồi kí ghi lại một cách chân thật bước đầu tham gia hoạt động và giác ngộ cách mạng của cô Út.

Khi nhận bỏ truyền đơn từ tay anh Ba Chẩn giao cho, khi nghe anh hỏi: “Út có dám rải truyền đơn không? ” thì cô vừa mừng vừa lo. Mừng vì được “hội bí mật” tin cậy giao cho một công việc quan trọng. Lo vì chưa biết cách làm. Nếu bị bọn mật thám bắt thì đối phó như thế nào? Thời ấy, thực dân Pháp khủng bố và đàn áp dã man những người yêu nước, những người Cộng sản: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những biển máu” (Hồ Chí Minh).

Cô Út vừa mừng vừa lo, nói:

-“Được. Nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ”. Được anh Ba Chẩn “dặn dò tỉ mỉ” cách rải truyền đơn, cách đối phó với bọn địch, cô út bắt tay vào hành động. Tâm trạng cô Út “cứ bồn chồn, thấp thỏm”. Suốt đêm “ngủ không yên”, cô “lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn”.

Tuy lần đầu tiên nhận một công việc cách mạng cụ thể, nhưng cô Út rất mưu trí: vì đi khoảng ba giờ sáng, giả đi bán cá như mọi hôm. Truyền đơn giắt trên lưng quần, tay bê rổ cá, chân rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Cô Út đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Truyền đơn đã rải hết, khi cô gần tới chợ, trời cũng vừa sáng tỏ.

Truyền đơn cô Út rải có tác dụng to lớn. Nhân dân “xì xào ầm lên”, bàn tán: “Cộng sản rải giấy nhiều quá !”. Còn bọn địch thì bất ngờ, hốt hoảng đối phó: “Mấy tên lính mũ tà hớt hải xách súng, chạy rầm rầm”.

Được anh Ba Chẩn khen, cô Út lại đi rải truyền đơn ở chợ Mỹ Lồng, và cũng hoàn thành. Cô “bắt đầu ham hoạt động”. Tình cảm yêu nước, tinh thần cách mạng chống thực dân Pháp và bọn tay sai trong tâm hồn cô út đã được khơi dậy. Điều tâm sự thổ lộ của cô với anh Ba Chẩn cho thấy cô Út đã

trưởng thành và thật sự giác ngộ cách mạng: “Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng”. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Đoạn hồi kí này ghi lại chuyện cô Út đi rải truyền đơn, những ngày đầu tham gia hoạt động cách mạng. Cô Út đã trưởng thành cùng phong trào yêu nước và cách mạng. Cô Út chính là bà Nguyễn Thị Định sau này. Trong kháng chiến chống Pháp, bà là cán bộ cốt cán của Bến Tre. Thời chống Mỹ, tên tuổi của bà gắn liền với phong trào “đồng khởi” và “đội quân tóc dài” của Bến Tre, rồi trở thành Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Ở chương 3, khóa luận đã đề xuất một số cách cảm thụ tác phẩm văn học. Có 5 cách để cảm thụ một tác phẩm văn học. Cách thứ nhất là phát hiện hình tượng và tái hiện hình tượng. Cách thứ hai là phát hiện các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật. Cách thứ ba là tìm hiểu về cách dùng từ, đặt câu sinh động. Cách thứ tư là đọc diễn cảm có sáng tạo và cách thứ năm là bộc lộ cảm xúc qua một đoạn viết ngắn. Tiếp theo, đề tài đi vào hướng dẫn cách cảm thụ một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Cảm thụ thơ gồm 3 tác phẩm: “Lƣợm”, “Chú ở bên

Bác Hồ”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Cảm thụ truyện ngắn gồm 2

tác phẩm: “Ngƣời liên lạc nhỏ” và “Công việc đầu tiên”. Qua đó thể hiện rất rõ nét hình tượng người lính cụ Hồ trong kháng chiến của dân tộc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học trong dạy học Tiếng Việt là hết sức cần thiết. Dạy học Tiếng Việt không chỉ đặt yêu cầu cho học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng và biết cách cảm thụ một cách sâu sắc, mà còn phải trau dồi và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Nâng cao năng lực cảm thụ thơ, truyện cho học sinh Tiểu học qua thông qua tìm hiểu hình tượng người lính trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học để giúp các em biết cảm nhận những phẩm chất tốt đẹp của người lính, phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật độc đáo, vẻ đẹp của ngôn từ cũng như tình cảm của tác giả muốn bộc lộ. Từ đó, học sinh biết vận dụng từ thực tế quan sát hay những gì đã cảm nhận để diễn đạt được tình cảm, thái độ, tâm trạng của mình với thế giới xung quanh.

Đề tài đã hoàn thiện việc nghiên cứu những vấn đề sau:

- Đề tài xác định được cơ sở khoa học của vấn đề cảm thụ văn học. Trong đó, đã làm rõ bản chất, đặc điểm của cảm thụ văn học và khả năng cảm thụ văn học. Đề tài còn tìm hiểu các thể loại tác phẩm như thơ, truyện. Đồng thời cũng làm rõ các cơ sở thực tiễn của cảm thụ văn học và thực trạng cảm thụ văn học ở trường Tiểu học hiện nay. Sau đó, tiến hành phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật về các tác phẩm có liên quan đến chủ đề người lính ở chương trình Tiếng Việt để cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người lính. Từ đó định hướng ra một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học. Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp cụ thể như sau:

+ Tích lũy vốn hiểu biết thực tế về cuộc sống văn học + Nâng cao năng lực đọc - hiểu trong giờ Tập đọc + Thủ thuật đọc, kể diễn cảm cho học sinh

Những biện pháp nêu trên sẽ một phần giúp các em có thêm kỹ năng cảm thụ văn học để cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà trƣờng

- Trang bị thêm tài liệu và đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tiếng Việt - Đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn để tiếp thu các phương pháp dạy học mới, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học một cách khoa học vào thực tiễn dạy học môn Tiếng Việt nói chung và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ, truyện cho học sinh nói riêng.

2.2. Đối với giáo viên

- Phải coi trọng việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh và việc dạy này phải diễn ra thường xuyên. Đặc biệt trong giờ dạy Tập đọc khi hướng dẫn cho học sinh cảm thụ văn học về nội dung và nghệ thuật phải hay và có sự chuẩn bị chu đáo.

- Có lòng nhiệt huyết, tận tâm với nghề, phối hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh.

2.3. Đối với học sinh

- Để có khả năng, năng lực cảm thụ sâu sắc và tinh tế các em cần phải tự giác rèn luyện và nhận thức đúng đắn. Điều đó giúp các em đến với thơ ca một cách tự giác là yếu tố quan trọng để cảm thụ tốt hơn.

- Không ngừng học hỏi thầy cô, bạn bè. Nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân. Chủ động, tích cực lĩnh hội một cách hiệu quả kiến thức mà thầy cô truyền đạt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Sơn Ca (2016), Người lính Điện Biên kể chuyện, Nxb Kim Đồng. 2. Vũ Công Chiến (2016), Hồi ức lính, Nxb Trẻ.

3. Nguyễn Minh Châu (2004), Dấu chân người lính, Nxb Văn học.

4. Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình (2017), Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho HS lớp 4, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

5. TS. Nguyễn Thị Hậu, Tạ Đức Hiền, TS. Nguyễn Kim Sa (2018), Cảm thụ Văn học cho HS lớp 5, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Hùng (1981), Biệt động Sài Gòn, Nxb Trẻ.

7. Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương và ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2002), Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội Nhân dân.

8. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Đại học Sư phạm.

9. GS. Phan Trọng Luận (2002), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, Nxb Đại học Sư phạm.

10. Nhiều tác giả (2014), ý ức người lính, Nxb Thông tin và truyền thông. 11. Nhiều tác giả (2019), Những người đi giữ biên cương, Nxb Hồng Đức. 12. Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia. 13. Phùng Quán (1988), Tuổi thơ dữ dội, Nxb Văn học.

14. Đặng Thùy Trâm (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nxb hội nhà văn. 15. Nguyễn Đức Thuận (1967), Bất khuất, Nxb Văn học.

16. Nguyễn Văn Thạc (2005), Mãi mãi tuổi hai mươi, Nxb Thanh niên.

17. Nguyễn Đình Thống (2009), Võ Thị Sáu - con người và huyền thoại, Nxb tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Nghiêm Văn Tân (2009), 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, Nxb Phụ nữ. 19. Văn Thành (2015), Đồng đội, Nxb Văn học.

PHỤ LỤC

1. Tác phẩm “Lƣợm” – Tố Hữu (Tiếng Việt 2 tập 2)

LƢỢM

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao.

Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn” Sợ chi hiểm nghèo.

Đường quê vắng vẻ Lúa trỗ đòng đòng Ca lô chú bé

2. Tác phẩm “Ngƣời liên lạc nhỏ - Tô Hoài (Tiếng Việt 3 tập 1)

NGƢỜI LIÊN LẠC NHỎ

1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:

- Nào, bác cháu ta lên đường!

Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.

2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.

3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi: - Bé con đi đâu sớm thế?

Kim Đồng nói:

- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi:

- Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng rực lên như vui trong nắng sớm.

3. Tác phẩm “Hai Bà Trƣng” – Văn Lang (Tiếng Việt 3 tập 2)

HAI BÀ TRƢNG

1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tường cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời :

- Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

4. Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

4. Tác phẩm “Ở lại với chiến khu” – Phùng Quán (Tiếng Việt 3 tập 2)

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng:

- Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất giạn khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào?

2. Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.

Lượm tới gần đống lửa, giọng em run lên :

- Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian…

Cả đội nhao nhao : - Chúng em xin ở lại. Mừng nói như van lơn:

- Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ…

3. Trước những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm cho trung đoàn trưởng rơi nước mắt.

Ông ôm Mừng vào lòng, nói :

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy. 4. Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát theo : “Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi Ra đi, ra đi, thà chết không lui...”

Tiếng hát bay lượn trên mặt suốt, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

5. Tác phẩm “Chú ở bên Bác Hồ” – Dƣơng Duy (Tiếng Việt 3 tập 2)

CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ

Chú Nga đi bộ đội Sau lâu quá là lâu!

Nhớ chú, Nga thường nhắc: - Chú bây giờ ở đâu?

Chú ở đâu, ở đâu?

Trường Sơn dài dằng dặc? Trường Sa đảo nổi, chìm? Hay Kon Tum, Đắk Lắk?

Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ:54 - Đất nước không còn giặc Chú ở bên Bác Hồ!

6. Tác phẩm “Ngƣời chiến sĩ giàu nghị lực” – Báo lao động (Tiếng Việt 4 tập 1)

NGƢỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC

Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)