Thực trạng của hoạt động cảm thụ văn học của HS Tiểu học

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 35 - 37)

HS ngày nay do ảnh hưởng quá nhiều từ cuộc sống hiện đại, bên cạnh văn học nói riêng và việc học tập nói chung, các em còn mải mê nhiều hoạt động khác nhau nên không dành nhiều thời gian cho văn học. Một bộ phận HS còn bàng quan, thờ ơ với môn Tiếng Việt.

Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học đã cho chúng ta thấy được hầu hết HS chỉ đến với các tác phẩm thông qua các bài giảng của thầy cô. HS lâu nay chỉ được coi như một khách thể, một đối tượng tiếp thu của GV, GV cảm thụ như thế nào thì HS cảm thụ như thế ấy theo kiểu áp đặt, HS không cần thiết phải nói lên cảm nhận, suy nghĩ trước một tác phẩm. Điều

này đã làm giảm đi khả năng cảm thụ sáng tác của các em. Hơn nữa, vì chỉ là đối tượng tiếp thụ của GV nên HS không trực tiếp rung cảm với tác phẩm, thiếu sự giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc – HS.

Phần lớn, hiện nay vì các em là HS Tiểu học còn bỡ ngỡ chưa hình thành được kỹ năng cảm thụ văn học hoặc kỹ năng cảm thụ văn học yếu nên các em cảm thấy lúng túng, khó khăn tự mình đọc hiểu, tiếp nhận tác phẩm văn học. Một bộ phận HS dù rất thích học văn nhưng lại không có những phương pháp, những kĩ năng cơ bản để tìm hiểu tác phẩm văn chương các em cũng không thể khám phá và hiểu sâu sắc được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, cũng như thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc. Giờ học Tiếng Việt nhất là phân môn Tập đọc vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người đọc.

Điều mà GV cần quan tâm và khắc phục hơn cả là một số HS hầu như không tiếp xúc kĩ, không tìm hiểu văn bản. Không đọc kĩ để giải mã được những từ khó ghi ở phần chú thích. Không thực hiện được điều đó thì khó có thể hiểu được tác phẩm, mà không hiểu được tác phẩm thì không thể rung động cho dù đó là kiệt tác.

Hiện nay, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đã theo định hướng phát triển năng lực cho HS áp dụng chủ yếu ở phân môn Tập đọc. Trước đây, chúng ta thường coi phân tích hay bình giảng theo hướng áp đặt một chiều thì bây giờ một số GV đã áp dụng đổi mới từ cách dạy truyền thống thiên về đọc chép sang cách dạy đọc - hiểu. GV giúp HS biết cách đọc, cách tiếp cận, khám phá nội dung và nghệ thuật của văn bản theo các mức độ khác nhau, từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo, khơi dậy HS khả năng liên tưởng, tượng tượng. Phương pháp định hướng phát triển năng lực cho HS thông qua môn Tập đọc đã một phần giúp các em tìm hiểu bài và cảm nhận về tác phẩm một cách tỉ mỉ hơn nhưng các em vẫn chưa thực sự khám phá và hiểu sâu về tác phẩm.

Do vậy, từ thực trạng năng lực cảm thụ của HS Tiểu học đã nói trên, vấn đề năng lực cảm thụ văn học của HS là một trong vấn đề cần được quan tâm hơn trong quá trình dạy học văn hiện nay.

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)