Khái niệm, mức thu, phƣơng thức thu bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 25 - 28)

1.1.2.1. Khái niệm thu bảo hiểm y tế

Thu BHYT là khái niệm chƣa đƣợc đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tuy nhiên, đã có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm này trong công trình nghiên cứu của mình:

- Đoàn Thị Lan (2018) cho rằng: Thu BHXH là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tƣợng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tƣợng đƣợc tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và

phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động BHXH.

- Võ Quang Tuấn (2019) cho rằng: Thu BHYT hộ gia đình là hoạt động tài chính của Nhà nƣớc nhằm thực hiện thu nguồn đóng BHYT của các hộ gia đình để hình thành quỹ tài chính BHYT thống nhất do Nhà nƣớc quản lý.

Nhƣ vậy, luận văn đồng tình với quan điểm của các tác giả này, đặc biệt là cách diễn đạt khái niệm của tác giả Đoàn Thị Lan. Theo đó, khái niệm đƣợc thống nhất sử dụng trong luận văn nhƣ sau: Thu BHYT là việc Nhà nước thực hiện việc thu tiền của các đối tượng tham gia chính sách BHYT theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó, hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động của chính sách BHYT, công tác KCB và duy trì hoạt động của BHYT. Nói một cách cụ thể hơn, thu BHYT là sự phối hợp, liên kết giữa các bộ phận của cơ quan BHXH trên cơ sở chính sách và quá trình tổ chức triển khai chính sách BHYT do nhà nƣớc quy định, để tiến hành vận động đúng, đủ và kịp thời nguồn thu cho quỹ BHYT nhằm thực hiện chính sách BHYT có hiệu quả.

1.1.2.2. Mức thu, phương thức thu bảo hiểm y tế

Theo quy định của Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, cùng các Nghị định hƣớng dẫn Luật BHYT, bao gồm: Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009, Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, mức thu và phƣơng thức thu BHYT nhƣ sau:

a) Mức thu BHYT

- Mức thu BHYT bắt buộc đối với NLĐ: Mức thu BHYT đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc tại các đơn vị, DN 4,5% mức tiền lƣơng tham gia

BHXH. Trong đó 3% do ngƣời SDLĐ đóng và 1,5% do NLĐ đóng.

- Mức thu BHYT tự nguyện: Các đối tƣợng tham gia BHYT tự nguyện sẽ buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Mức thu BHYT hộ gia đình đƣợc quy định theo số lƣợng thành viên trong gia đình. Ngƣời thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lƣơng cơ sở. Ngƣời thứ hai, thứ ba, thứ tƣ đóng lần lƣợt bằng 70%, 60%, 50% mức thu của ngƣời thứ nhất. Từ ngƣời thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức thu của ngƣời thứ nhất. Khi tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình ngƣời tham gia có thể lựa chọn phƣơng thức đóng phù hợp. Đóng theo từng tháng, đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần.

-Mức thu BHYT đối với học sinh, sinh viên: Các đối tƣợng là học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tƣợng bắt buộc tham gia BHYT (trừ học sinh, sinh viên đã có thẻ BHYT theo các nhóm khác). Mức thu của các đối tƣợng học sinh, sinh viên hàng tháng bằng 4.5% mức lƣơng cơ sở tại thời điểm đóng, trong đó NSNN hỗ trợ 30% mức thu. Học sinh, sinh viên có thể lựa chọn các phƣơng thức đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.

b) Phương thức thu BHYT

Ngƣời SDLĐ sẽ có trách nhiệm đóng BHYT cho NLĐ trích từ tiền lƣơng để đóng vào quỹ BHYT. Phƣơng thức thu BHYT dựa vào đối tƣợng tham gia BHYT, tùy từng đối tƣợng sẽ có những phƣơng thức thu khác nhau. Đối tƣợng tham gia BHYT có thể đƣợc tổ chức BHYT đóng bảo hiểm, đƣợc NSNN đóng, hoặc cá nhân, hộ gia đình tự đóng tiền vào quỹ BHYT.

- Hằng tháng, ngƣời SDLĐ đóng BHYT cho NLĐ và trích tiền đóng BHYT từ tiền lƣơng của NLĐ để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.

- Đối với các DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp không trả lƣơng theo tháng thì định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, ngƣời SDLĐ đóng BHYT cho NLĐ và trích tiền đóng BHYT từ tiền lƣơng của NLĐ để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.

- Hằng tháng, tổ chức BHXH đóng BHYT theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 13 của Luật Luật BHXH năm 2008, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2014 vào quỹ BHYT.

- Hằng quý, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng BHYT theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 13 của Luật Luật BHXH năm 2008, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2014 vào quỹ BHYT.

- Hằng quý, NSNN chuyển số tiền đóng, hỗ trợ đóng BHYT theo quy định tại các điểm e, g và i khoản 1 Điều 13 của Luật Luật BHXH năm 2008, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2014 vào quỹ BHYT.

- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w