Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 104 - 115)

3.2.5.1. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính trong thu bảo hiểm y tế

Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức thực hiện BHYT giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu, đồng thời, tác động đến niềm tin của NLĐ và DN về hoạt động BHYT nói riêng và BHXH nói chung. Các thủ tục thu nộp càng đơn giản gọn nhẹ càng giúp các DN, ngƣời tham gia BHYT cảm thấy phấn khởi, hào hứng và tích cực hơn vào việc đăng ký tham gia.

Thực hiện tốt cơ chế một cửa ở tất cả các hệ thống BHXH từ cấp tỉnh, tỉnh. Thực hiện công khai các giấy tờ, văn bản hƣớng dẫn, các thủ tục tham gia và thu BHYT trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm tránh cho các đối tƣợng hiểu sai quy định, làm sai quy định và phải thực hiện nhiều lần. Đồng thời kết hợp một cách hợp lý, thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ quản lý thu bằng các phần mềm mới, tiên tiến, hiện đại.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tham gia BHYT. Phát triển hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT theo hƣớng chuyên nghiệp, đào tạo kỹ năng, phƣơng pháp tiếp cận ngƣời dân cho đại lý thu để vận động tham gia BHYT phù hợp với từng nhóm đối tƣợng. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra các đơn vị SDLĐ có dấu hiệu vi phạm về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về

BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

3.2.5.2. Giải pháp về tăng cường phối hợp hoạt động với các Sở, ngành, cơ quan quản lý nhà nước

Qua thực tế triển khai thực hiện các hoạt động kiểm tra về BHYT của cơ quan BHXH đối với các DN thƣờng mang lại hiệu quả không cao. Mặt khác, nếu mỗi lĩnh vực hoạt động nhƣ: thuế, an toàn lao động, quản lý lao động... đều thực hiện các hoạt động kiểm tra riêng lẻ sẽ gây áp lực rất lớn đối với các DN. Do đó, các sở, ngành cần phối kết hợp để thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành, thông qua đó, có thể đối chiếu giữa số lao động, hợp đồng lao động, số thu của DN đăng ký nộp BHYT và đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế..., kịp thời phát hiện trƣờng hợp chƣa tham gia để yêu cầu đăng ký tham gia theo quy định. Việc phối hợp kiểm tra là rất cần thiết.

Tuy nhiên, cũng cần phải có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật nhƣ trốn đóng, không đăng ký tham gia hoặc đăng ký tham gia không đủ số ngƣời thuộc diện theo quy định, nợ đọng BHYT... Để đảm bảo thực hiện nghiêm chính sách BHYT trên địa bàn cần phải quyết liệt xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm, đồng thời phối hợp để thực hiện tốt biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị SDLĐ để nộp tiền BHYT chƣa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh theo quy định tại Thông tƣ số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC- NHNN ngày 18/02/2008 giữa liên Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc hƣớng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của ngƣời SDLĐ để nộp số tiền BHXH chƣa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chƣa đóng, chậm đóng đó vào quỹ BHXH.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Để hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định cần phải tiến hành đồng bộ hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện nhằm thực hiện nhất quán trong công tác thu bảo hiểm y tế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm y tế giai đoạn 2017 - 2021 và định hƣớng

đến năm 2025. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, trong Chƣơng 3 của luận văn trên cơ sở phƣơng hƣớng, mục tiêu, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp trong đó tập trung các giải pháp nhƣ: nâng cao tổ chức bộ máy, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát hoạt động thu BHYT….

Với những kết quả của đề tài, tác giả tin tƣởng sẽ góp phần tích cực cho việc hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm y tế, khẳng định tính đúng đắn, trụ cột quan trọng của chính sách BHYT trong hệ thống ASXH trên địa bàn tỉnh Bình Định, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

KIẾN NGHỊ

1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng

Cơ quan quản lý nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành và thực thi các quy định về quản lý thu chi BHYT. Do đó, để công tác quản lý thu đƣợc cải thiện, hoạt động thu bảo hiểm, nợ đọng của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Bình Định đƣợc nâng cao hiệu quả, cần có một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ sau:

- Kiến nghị Quốc hội tăng cƣờng giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT đối với các tỉnh, thành phố; kịp thời tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật BHYT và đồng bộ các quy định pháp luật có liên quan. Ban hành và quản lý chặt chẽ hơn nữa các quy định về việc phải chịu lãi chậm đóng bảo hiểm đối với các đơn vị, tổ chức cá nhân nợ BHYT, đồng thời có thể áp dụng cho BHXH, BHTN. Cụ thể, cân nhắc việc đề xuất lãi chậm đóng BHYT bằng 02 lần mức lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng kỳ hạn 09 tháng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm trƣớc liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

- Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh mức hỗ trợ cho ngƣời tham gia BHYT theo hƣớng tăng mức hỗ trợ đóng cho một số nhóm đối tƣợng. Cụ thể:

hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo; đối với ngƣời thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp có mức sống trung bình và đối tƣợng học sinh, sinh viên, cân nhắc việc nâng mức hỗ trợ từ 30% mức đóng BHYT hiện nay lên 70% mức đóng BHYT.

2. Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Với chức năng là cơ quan Nhà nƣớc trực thuộc Chính phủ thực hiện các chế độ, chính sách BHYT, quản lý và sử dụng các quỹ BHYT, BHXH Việt Nam cần thực hiện tốt việc phối hợp với các bộ, ngành trong việc thực hiện chính sách BHYT. BHXH Việt Nam cần đƣa ra phân loại các trƣờng hợp nợ BHYT, từ đó đánh giá đƣợc quy mô của khoản nợ và xử lý bằng các biện pháp tăng dần mức độ phù hợp.

- Nợ chậm đóng là các trƣờng hợp đơn vị có thời gian nợ dƣới 01 tháng.

- Nợ đọng là các trƣờng hợp đơn vị có thời gian nợ từ 01 đến dƣới 03 tháng.

- Nợ kéo dài là các trƣờng hợp đơn vị có thời gian nợ từ 03 tháng trở lên nhƣng không thuộc các trƣờng hợp nợ khó thu nêu bên dƣới.

- Nợ khó thu, gồm các trƣờng hợp:

+ Đơn vị mất tích, tức đơn vị bỏ trụ sở ghi trong đăng ký kinh doanh không khai báo, cơ quan BHXH không thể liên lạc đƣợc theo quy định của pháp luật.

+ Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt

động; đơn vị không hoạt động, không có ngƣời quản lý, điều hành.

+ Đơn vị có chủ sở hữu là ngƣời nƣớc ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam.

+ Đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Đơn vị nợ đang trong thời gian đƣợc tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất, đơn vị đƣợc cấp có thẩm quyền cho khoanh nợ.

3. Đối với chính quyền tỉnh Bình Định

- Tăng cƣờng sự chỉ đạo trong việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Bình Định. UBND tỉnh tạo điều kiện cho BHXH Việt Nam phối hợp nhịp nhàng

giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với UBND các cấp tỉnh, xã và là cơ sở để bình xét thi đua khen thƣởng.

- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại tỉnh Bình Định cần thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BHYT trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo các phòng, ban trong tỉnh phối hợp với UBND cấp tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị, DN cố tình trốn đóng BHYT cho NLĐ, nợ đọng tiền đóng BHYT, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về BHYT trên địa bàn tỉnh Bình Định.

KẾT LUẬN

Vai trò của chính sách BHYT ngày càng to lớn đối với ngƣời ngƣời dân và xã hội, trở thành một trong nhữngtrụ cột của hệ thống ASXH nguồn tài chính đáng kể góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chính sách BHYT đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định là một trong những chính sách xã hội quan trọng, thực hiện chính sách BHYT theo nguyên tắc có đóng, có hƣởng, quyền lợi tƣơng ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHYT.Nhờ nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng nhà nƣớc, sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cơ quan chức năng, số ngƣời tham gia BHYT trong thời gian qua đã tăng đáng kể, gia tăng số lƣợt KCB BHYT trên toàn quốc. Để BHYT thực hiện tốt chức năng của mình, đồng thời quỹ BHYT ngày càng phát triển an toàn và ổn định thì vai trò của công tác quản lý thu là hết sức quan trọng và cần thiết.

Trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh COVID-19 và bão lũ liên tiếp tại miền Trung- Tây Nguyên gây tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống KTXH, hƣởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, ngành BHXH Việt Nam đã đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, luôn đổi mới sáng tạo hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ đƣợc Đảng, Chính phủ giao. Diện bao phủ BHXH đƣợc mở rộng với hơn, chỉ tiêu bao phủ BHYT có bƣớc tăng trƣởng ấn tƣợng: So với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị vƣợt 10,85%. Để có đƣợc kết quả nổi bật nêu trên trong điều kiện khó khăn chung của đất nƣớc, cần ghi nhận sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng của toàn thể công chức, viên chức, NLĐ toàn ngành BHXH Việt Nam.

Quản lý thu BHYT là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện chính sách BHYT, dựa trên nguyên tắc: thu đúng đối tƣợng, thu đủ số tiền và đảm bảo thời gian đóng tiền vào quỹ BHYT. Quản lý thu BHYT phải hƣớng tới mục tiêu phát triển quỹ BHYT, mở rộng phạm vi bao phủ BHYT về tỷ lệ dân số tham gia, tiến tới BHYT toàn dân, đảm bảo cân đối giữa thu và chi quỹ BHYT.

Trên cơ sở lý luận chung về BHYT và các nghiên cứu của học viên tại luận văn, sự cần thiết của chính sách BHYT đã phân tích và làm rõ. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017- 2021 của BHXH tỉnh Bình Định. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đối tƣợng tham gia BHYT; thực trạng công tác lập kế hoạch thu BHYT; thực trạng tổ chức thu BHYT; thực trạng công tác kiểm tra, giám sát thu BHYT; đánh giá hiệu quả quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh Bình Định. Qua phân tích, đánh giá đã chỉ ra những điểm điểm mạnh, điểm yếu, đặc biệt là đánh giá đƣợc nguyên nhân của các hạn chế để làm cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu.

Trên các cơ sở đó, luận văn đã đề ra phƣớng hƣơng, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHYT cho BHXH tỉnh Bình Định triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và cả ngành BHXH Việt Nam nói chung.Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện thời gian có hạn và giới hạn phạm vi của đề tài nghiên cứu, bên cạnh đó nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viên rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của Hội đồng, thầy giáo, cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện, có ý nghĩa thực đối với công tác quản lý thu BHYT của BHXH tình Bình Định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm Việt Nam (2001), Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

2. Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc (2008), Thông tƣ số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 Hƣớng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của ngƣời

SDLĐ để nộp tiền BHXH chƣa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh, Hà Nội.

3. BHXH Việt Nam (2017). Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 Ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp - Quản lý sổ BHXH, Thẻ BHYT.

4. Bộ Y tế- Bộ Tài chính (2015), Thông tƣ liên tịch 37/2015/TTLT-BYT- BTC Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, Hà Nội.

5. Chính phủ (2009), Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Hà Nội. 6. Chính phủ (2014), Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Hà Nội.

7. Chính phủ (2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, Hà Nội.

8. Chính phủ (2016). Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 quy định thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH.

9. Chính phủ (2018), Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Hà Nội. 10. Đặng Văn Dân (2018), Giáo Trình Bảo Hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội. 11. Đoàn Thị Lan (2018), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại

BHXH huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dƣơng, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Thủy Lợi.

12. Đoàn Thị Lan (2018), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại BHXH huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dƣơng, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Thủy Lợi.

13. Nguyễn Đăng Tuệ (2021), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb Bách khoa Hà Nội, Hà Nội

14. Phạm Thu Hƣờng (2012), BHYT tự nguyện ở tỉnh Vĩnh Phúc- Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

15. Phùng Văn Tình (2019), Quản lý thu BHYT hộ gia đình tại BHXH tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên.

16. Quốc hội (2008), Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Hà Nội.

17. Quốc hội (2014), Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014, Hà Nội.

18. Trần Minh Đức (2016), Nâng cao chất lƣợng quản lý thu BHYT phục vụ cân đối quỹ KCB tại BHXH Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

19. Võ Thành Tâm (2013), Giáo trình BHXH, Nxb Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

20. Võ Quang Tuấn (2019), Quản lý thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 104 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w