Năng lực, phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 25 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Năng lực, phát triển năng lực

- Về khái niệm “năng lực”:

Trong quan điểm của các nhà triết học mác-xít, năng lực và năng lực cá nhân con ngƣời đƣợc đặt trong tổng hòa về phẩm chất, nhân cách của con ngƣời. Năng lực đƣợc đặt trong tổng hòa nhân cách, phẩm chất của con ngƣời, nhƣng năng lực con ngƣời không phải hoàn toàn tự nhiên mà chủ yếu do hoạt động, học tập, rèn luyện và giáo dục mà có.

Cho đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, tùy theo mỗi góc độ tiếp cận, hiểu khái niệm năng lực theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu quan niệm năng lực là một tổ hợp phẩm chất tâm lý cá nhân, là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của con ngƣời; năng lực của con ngƣời luôn gắn liền với hoạt động của chính họ.

Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn trong “Tâm lí học đại cương”

cho rằng: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.” [43].

Theo tác giả Nguyễn Xuân Thức, năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” nhƣ năng lực tƣ duy, năng lực tài chính; hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với

chất lượng cao” nhƣ năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo. Từ đó, tác giả Nguyễn Xuân Thức khái quát: “Năng lực là tổ hợp thuộc tính tâm sinh lý và trình độ đã được chứng thực/chứng tỏ là hoàn thành một hoặc nhiều công việc theo các tiêu chuẩn tương ứng trong bối cảnh hoạt động thực tế của người học” [44; tr.61-62].

Hiểu nhƣ vậy, quá trình hình thành năng lực phải gắn với luyện tập, thực hành và trải nghiệm các nhiệm vụ học tập nào đó và bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Nó bao gồm cả khả năng chuyển tải kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen vào các tình huống học tập cụ thể. Nó cũng bao gồm cả sự tổ chức thực hiện, sự thay đổi, cách tân và tính hiệu quả cá nhân cần có để ngƣời học học tập.

Năng lực của con ngƣời thể hiện, bộc lộ qua việc thực hiện thành công hoạt động, nhƣng bản thân nó không phải là hoạt động. Nó là kết quả “huy động” tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác nhƣng không phải chính “sự huy động” ấy. Vì vậy, có thể hiểu, năng lực là tổng hợp các thuộc tính riêng có của chủ thể tạo thành khả năng đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tối ưu.

Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu, mục tiêu giáo dục của cấp học và giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Có 3 dấu hiệu quan trọng cần lƣu ý về năng lực HS: Một là năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kỹ năng học đƣợc…, mà còn là khả năng hành động, ứng dụng vận dụng tri thức, kỹ năng học đƣợc để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với các em; Hai là năng lực không chỉ là hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả ba yếu tố này, thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn

sàng hành động đạt mục đích đề ra; Ba là năng lực đƣợc hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong và ở ngoài lớp học. Nhà trƣờng là môi trƣờng giáo dục chính thống giúp HS hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trƣờng khác nhƣ gia đình, cộng đồng, vv… cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em.

Từ cách hiểu về năng lực nhƣ trên, có thể hiểu năng lực HS tiểu học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu, mục tiêu giáo dục của cấp học và giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.

- Về khái niệm “phát triển năng lực”:

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), “PTNL là quá trình mà thông qua đó, các năng lực của con ngƣời đƣợc hình thành, đƣợc tăng cƣờng, thích nghi và duy trì theo thời gian”.

Có thể thấy, quan niệm về PTNL cá nhân đƣợc hiểu trên một số góc độ: là quá trình xây dựng và hoàn thiện các kỹ năng, khả năng, năng lực…; là quá trình trang bị cho con ngƣời những kiến thức, kỹ năng, thói quen và sự tiếp cận với thông tin, kiến thức, hoạt động đào tạo và các phƣơng thức PTNL khác để giúp họ hoạt động có hiệu quả; là quá trình nâng cao kiến thức, tăng cƣờng năng lực kỹ thuật, công nghệ, nâng cao kỹ năng làm việc cho con ngƣời trong những điều kiện làm việc khác nhau…

Khái quát lại, có thể hiểu PTNL cá nhân con người là quá trình tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể làm chuyển hóa về chất các năng lực, làm cho năng lực của mỗi cá nhân chuyển từ trình độ thấp lên cao, từ chưa phù hợp đến phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn nhằm giúp mỗi cá nhân đạt kết quả tối ưu nhất trong các hoạt động của mình. Ở đây, PTNL cá nhân con ngƣời là quá trình tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể, là nhấn mạnh tính chủ động, tích

cực, sáng tạo của các chủ thể tham gia.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w