Lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 32 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh tiểu học

theo định hướng phát triển năng lực

1.3.1. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh

* Khái niệm về năng lực trong Chương trình giáo dục phổ thông mới:

Khái niệm năng lực nhƣ trên đã định nghĩa là sự tổ hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó đạt đƣợc kết qua cao.

Nói cách khác, có thể hiểu năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện, cho phép con ngƣời thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Hai đặc trƣng cơ bản của năng lực là: 1) Đƣợc bộc lộ, thể hiện qua hoạt động; 2) Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả mong muốn.

+ Năng lực cá nhân đƣợc bộc lộ ở hoạt động (hành động công việc) nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong bối cảnh (điều kiện) cụ thể. Đây là đặc trƣng phân biệt năng lực với tiềm năng (potential) - khả năng ẩn giấu bên trong, chƣa bộc lộ ra, chƣa phải là hiện thực.

+ Năng lực gắn liền với tính “hiệu quả”, “thành công” hoặc “chất lƣợng cao” của hoạt động. Đặc trƣng này giúp phân biệt năng lực với một khái niệm ở vị trí giữa nó với tiềm năng là khả năng. Khả năng là cái tồn tại ở dạng tiềm năng, có thể biến thành hiện thực khi cần thiết và khi có các điều kiện thích hợp, nhƣng cũng có thể không biến thành hiện thực.

Năng lực đƣợc cấu thành từ những bộ phận cơ bản: 1) Tri thức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ nào đó; 2) Kỹ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với (trong) quan hệ nào đó; 3) Những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực hiện tri thức, kỹ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và theo một định hƣớng rõ ràng, chẳng hạn ý chí - động cơ, tình cảm - thái độ đối với nhiệm vụ, hoặc nói chung là tính tích cực trí tuệ, tính tích cực giao tiếp, tính tích cực học tập...

Quan niệm về năng lực nhƣ trên đảm bảo những cơ sở để hình dung một chƣơng trình định hƣớng năng lực cho ngƣời học, đó phải là một chƣơng trình chú trọng tổ chức hoạt động cho HS. Qua hoạt động, bằng hoạt động, HS hình thành, PTNL, bộc lộ đƣợc tiềm năng của bản thân.

Theo quan điểm tiếp cận cấu trúc, năng lực có thể chia thành 2 loại sau: + Năng lực chung: Là năng lực cơ bản, thiết yếu để con ngƣời có thể sống và làm việc bình thƣờng trong xã hội nhƣ: Khả năng hành động độc lập thành công, khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức, khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất.

+ Năng lực chuyên biệt: Là năng lực đƣợc hình thành và phát triển thông qua một lĩnh vực, môn học cụ thể nào đó. Năng lực chỉ có thể thấy đƣợc khi quan sát hoạt động của ngƣời học ở các tình huống nhất định. Năng lực đƣợc hình thành không chỉ trong quá trình học tập tại trƣờng mà cả ngoài trƣòng và xã hội trên bình diện tích lũy dần và phát triển.

* Những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS theo Chương trình giáo dục phổ thông mới:

Dựa trên quan điểm chung nhất, Chương trình giáo dục phổ thông mới

yêu cầu hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt lõi sau:

+ Những năng lực chung đƣợc tất cả các môn học và hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) góp phần hình thành, phát triển gồm: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết

vấn đề và sáng tạo.

+ Những năng lực chuyên môn đƣợc hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học nhất định gồm: Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính toán; Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất.

Chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên tƣ tƣởng cơ bản là chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang giáo dục hình thành phẩm chất và PTNL ngƣời học; chuyển từ tiếp cận nội dung dạy học - giáo dục sang tiếp cận mục tiêu dạy học - giáo dục; chuyển từ dạy học cung cấp kiến thức là chủ yếu sang dạy cách học, kỹ năng tự học.

* Một số khái niệm cơ bản của chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học:

Khác với chƣơng trình định hƣớng nội dung, chƣơng trình dạy học định hƣớng PTNL nhằm mục tiêu PTNL ngƣời học; tức là tập trung vào việc mô tả chất lƣợng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lí chất lƣợng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.

So sánh một số đặc điểm cơ bản của chƣơng trình giáo dục định hƣớng nội dung và chƣơng trình giáo dục định hƣớng PTNL sẽ cho thấy ƣu điểm của chƣơng trình, giáo dục định hƣớng PTNL.

Bảng 1.1. So sánh chƣơng trình giáo dục định hƣớng nội dung và chƣơng trình giáo dục định hƣớng PTNL

Chƣơng trình Thành tố

Chƣơng trình Thành tố

Nội dung

Phƣơng pháp

Chƣơng trình Thành tố

Đánh giá

quả học

ngƣời học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w