3.1 .Đối tượng nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Một số vấn đề về phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
tiểu học trong dạy học chủ đề hình học lớp 5
1.5.1. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề trong học chủ đề hình học ở tiểu học tiểu học
Nhìn nhận theo quan điểm của B. M. Chieplôv, năng lực GQVĐ của HS trong học tập chủ đề hình học được biểu hiện ở ba phương diện:
- Về động cơ học tập: HS cần có động cơ tốt khi học tập nội dung chủ đề hình học, biểu hiện qua tinh thần thái độ phấn khởi, hứng thú.
- Về kiến thức, kỹ năng: HS hình thành và rèn luyện các vốn kiến thức kỹ năng như kiến thức về chủ đề hình học đã học (các hình học, các công thức...), các kỹ năng cơ bản đã có như tính tốn,... , đã được rèn luyện các thao tác tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh... trong học tập, đời sống.
- Về đặc điểm nhận thức cá nhân HS: Những đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS tiểu học (ghi nhớ, tưởng tưởng...).
1.5.2. Các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề hình học ở tiểu học học ở tiểu học
Qua những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực tư duy hình học, người ta đã nêu lên năm mức độ phát triển của năng lực GQVĐ trong dạy học nội dung hình học ở tiểu học như sau:
1) Các hình hình học được tri giác như một cái “toàn thể”, chúng chỉ khác nhau về hình dạng.
2) Có thể nhận diện hình hình học qua phân tích đặc điểm của hình bằng con đường trực giác.
3) Có thể thực hiện được việc sắp xếp một cách logic các tính chất của các hình và bản thân các hình.
4) Nhận thức được ý nghĩa của con đường xây dựng tồn bộ lí thuyết hình học bằng suy diễn.
5) Có thể thực hiện được tư duy trừu tượng, tách khỏi các đối tượng hình học cụ thể, tách khỏi các ý nghĩa cụ thể của các mối quan hệ giữa các đối tượng đó, nắm được hình học xây dựng thành một hệ thống suy diễn trừu tượng.