Hoạt động đốvà giải đố nhằm phát triển ngữ âm cho trẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động đố và giải đố (Trang 77 - 79)

C V + Vị ngữ là nhóm từ:

2.2.2.1. Hoạt động đốvà giải đố nhằm phát triển ngữ âm cho trẻ.

Luyện phát âm cho trẻ là khâu đầu tiên trong q trình giáo dục ngơn ngữ, là cơ sở đầu tiên để hình thành tiếng nói ở trẻ.

Luyện phát âm cho trẻ là hướng dẫn trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biểu cảm âm thanh ngôn ngữ.

Sử dụng các câu đố nhằm giúp trẻ phát âm đúng, rõ ràng và cảm nhận nhịp điệu, vần điệu của tiếng Việt.

Đối với trẻ 1- 2 tuổi, ở trẻ đã xuất hiện những từ đầu tiên, những từ này thường là những từ có cấu âm đơn giản, dễ phát âm như: bà, mẹ,cá,gà,..

Đồng thời những từ này cũng là tên gọi của những người, đồ vật, con vật thân thiết nhất đối với trẻ.

Ví dụ như câu đố:

Con gì bay liệng giữa trời Mỏ khoằm, vuốt nhọn tìm nơi bắt gà?

Là con gì? (Con chim diều hâu) Trẻ ở lứa tuổi này chỉ có thể phát âm được từ: Gà, chim còn các từ khác trẻ chưa phát âm được hoặc có thể phát âm được nhưng chưa đúng.

Trẻ từ 2 – 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh, trẻ đã phát âm được nhiều từ hơn tuy nhiên vẫn còn mắc lỗi phát âm. Hầu hết các âm đầu trẻ đều phát âm chưa đúng.

Ví dụ như câu đố:

Tơi cũng có lưỡi

Nhưng chẳng nói năng Xới lên mặt ruộng Những hàng thẳng băng

Là cái gì? (Cái cày) Khi dạy trẻ phát âm từ “nói năng” trẻ phải phát âm đúng được âm “n” không lẫn với âm “l”

Hay câu đố:

Tay cầm cái chổi Chăm chỉ miệt mài Quets dọn hằng ngày Phố phường sạch sẽ

Là ai? (Cô, chú công nhân vệ sinh) Khi cho trẻ phát âm từ “sạch sẽ” trẻ phải phát âm đúng được âm “s” không lẫn với âm “x”.

Chẳng hạn câu đố:

Da xù xì như cóc Nhưng quả lại nhỏ hơn

Mùi thơm tỏa ngát trời Chỉ miền Nam mới có

Là quả gì? (Qủa sầu riêng) Trẻ dễ phát âm “xù xì” thành “thù thì”. Cần dạy trẻ phát âm đúng âm “x” để trẻ không lẫn với âm “th”.

Trong 6 thanh điệu của Tiếng Việt thì thanh ngã [~] và thanh [?] là chưa ổn định.

Ngã → ngá

Thông qua câu đố có thể giúp trẻ cải thiện được nhưng điều nói trên.Ví dụ:

Con gì tám cẳng

Nghênh ngang hai càng Đeo chiếc yếm trắng Dạo chơi đồng làng?

Là con gì? (Con cua) Trẻ hay đọc: tám → đám hoặc tãm;

đồng → tồng

Cô giáo khi đố trẻ phải đọc rõ ràng, chính xác thì khi đọc câu đố và giải đố trẻ mới phát âm đúng được.

Đến 5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo, các loại âm của tiếng mẹ đẻ hoặc một thứ tiếng nước ngồi nào đó mà trẻ được tiếp xúc

Đến cuối 6 tuổi về cơ bản trẻ đã được phát âm đúng các âm trừ một số trường hợp trẻ nói ngọng do mấy lí do sau:

- Trẻ nói ngọng do khuyết tật bẩm sinh - Trẻ nói ngọng do q nng chiều

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động đố và giải đố (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)