- Trẻ biết tô một số nghề nghiệp phổ biến: Bộ đội, công nhân, giáo viên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Câu đố là một trị chơi trí tuệ bằng ngơn ngữ, nó cung cấp cho con người vốn tri thức phong phú, đa dạng về thế giới khách quan. Có thể nói câu đố như một bộ từ điển bách khoa về thế giới hữu hình (thế giới vật thể). Thế giới sự vật, hiện tượng trong câu đố là thế giới động, thế giới có hồn. Câu đố như một lăng kính mà khi đi qua lăng kính này, sự vật, hiện tượng đều mang màu sắc mới, sinh động nhưng cũng rất chân thực. Điều này cũng chứng tỏ chính trên cơ sở kinh nghiệm sống, kinh nghiệm quan sát thế giới khách quan mà trí thơng minh, óc tưởng tượng của con người được nảy nở, phát triển mạnh mẽ.
Học câu đố cũng chính là một cách học Tiếng Việt, đặc biệt là với trẻ em khám phá thế giới qua câu đố là cách học dễ nắm bắt nhất. Câu đố giúp các em học cách quan sát, nâng cao nhận thức, phát triển tư duy. Không những vậy câu đố còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Thông qua câu đố giúp các em phát triển ngữ âm, làm giàu và tích cực hóa vốn từ, nói đũng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc. Có thể khẳng định, câu đố là một phương tiện nhận thức vừa thỏa mãn được nhu cầu nhận thức vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, lao động đồng thời câu đố giúp các em phát triển ngôn ngữ rất tốt.
2. Kiến nghị
Hoạt động đố và giải đố là hoạt động nằm trong chương trình giáo dục mầm non, tuy nhiên việc sử dụng câu đốvà giải đố trong các hoạt động tại các trường mầm non tỉnh Phú Thọ chưa triệt để, giáo viên ít sử dụng câu đố trong các hoạt động của mình, ban giám hiệu chưa kiểm tra, đánh giá việc sử dụng câu đố và hoạt động giải đố nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt động của giáo viên.Vì thế các cấp có thẩm quyền nên có kế hoạch đánh giá nội dung này. Có như thế giáo viên mới phát huy tính năng động, sáng tạo của mình trong vấn đề phát triển ngơn ngữ cho trẻ đồng thời giúp trẻ có nhiều cơ hội thực hành nhằm phát triển nhận thức và ngôn ngữ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động đố và giải đố muốn đạt được hiệu quả cao, cần tiếp tục nghiên cứu các hình thức khác nhau và sử dụng đại trà trong các trường mầm non.