Hoạt động đốvà giải đố nhằm giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc.

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động đố và giải đố (Trang 82 - 85)

C V + Vị ngữ là nhóm từ:

2.2.2.3. Hoạt động đốvà giải đố nhằm giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc.

mạch lạc.

Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là luyện cho trẻ nói đúng theo cấu trúc của tiếng Việt, giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thơng báo rõ ràng. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là dạy trẻ nói được các mơ hình câu, các thành phần câu cũng như vị trí của các thành phần bằng cách cho trẻ thường xuyên được nghe, được nói theo các mơ hình câu chuẩn để từ đó dần dần nắm được cách cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ.

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Rèn luyện khả năng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụng ngơn ngữ giao tiếp một cách hồn chỉnh, lưu loát. Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc không tách rời với việc phát triển các nhiệm vụ khác của phát triển lời nói: giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói, làm giàu và tích cực hóa vốn từ, hình thành cấu trúc ngữ pháp. Có nhiều quan niệm về ngơn ngữ mạch lạc. Tuy nhiên, ngơn ngữ được coi là mạch lạc khi có đủ những yếu tố sau:

- Lời nói phải có chủ đề và thể hiện tập trung chủ đề đó. - Chủ đề phải được triển khai logic.

- Lời nói phải có bố cục rõ ràng.

- Có dùng các phép liên kết một cách hợp lý. - Có sắc thái biểu cảm trong lời nói.

Phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngơn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định

Thông qua hoạt động đố và giải đố giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc Chẳng hạn:

Khi cô giáo đưa ra câu đố về con thỏ:

Con gì đi ngắn, tai dài

Mắt hồng lơng mượt có tài nhảy nhanh?

Là con gì? (Con thỏ) Thì :

+ Trẻ 2- 3 tuổi nói là: Con thỏ C V

Lúc này vốn từ của trẻ rất nghèo nàn nên trẻ chỉ nói được câu một từ có cấu trúc đơn giản. Đó là sự xuất hiện của câu đơn hạt nhân với hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ: C – V.

Hay khi đưa ra câu đố về quả nho:

Qủa gì thường ở trên giàn

Từng chùm chím mọng mang tồn chữ o

Là quả gì? (Chùm nho) +Trẻ 3 – 4 tuổi nói là: Cháu thưa cơ chùm nho ạ.

C V C V C V C V

Sau 36 tháng, ở trẻ xuất hiện câu đơn nhiều thành phần. Các thành phần mở rộng thường là bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ.

Hay khi đưa ra câu đố về cục tẩy:

Vừa mềm, vừa bé bỏng thôi Mà làm sạch vết mực rơi mới tài

Trẻ 4- 5 tuổi nói là: Cháu thưa cơ, cháu đốn vật ở trên bàn là cục tẩy ạ. C V C V

(“trên bàn” là định ngữ)

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động đố và giải đố (Trang 82 - 85)