Kết quả điều tra bằng phiếu Anket

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 27 - 35)

a. Đánh giá về tầm quan trọng của trò chơi đóng kịch trong công tác giáo dục ngôn ngữ cho trẻ

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 20 giáo viên của trường mầm non Lê Đồng - Phú Thọ và đã thu được kết quả như sau:

Câu hỏi tự luận:

- Câu hỏi 1: Theo cô thế nào là giờ đóng kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học?

Câu trả lời cho câu hỏi này của 20 giáo viên, mỗi người một cách trình bày khác nhau nhưng cả 20 giáo viên chiếm 100% đều có cùng một nội dung cho rằng giờ đóng kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học là trẻ nhập vai các nhân vật để đóng theo vở kịch viết lại từ các tác phẩm văn học mà trẻ đã được học và thuộc.

Như vậy, ta có thể thấy rằng 100% các giáo viên đã hiểu bản chất được thế nào là giờ đóng kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học.

- Câu hỏi 2: Trong thực tế cô đã gặp những khó khăn gì trong việc tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đóng kịch?

Với câu hỏi này có hầu hết các giáo viên đều cho rằng khó khăn lớn nhất là, 100% các cháu còn nhỏ do đó vốn từ của các cháu còn ít, vì vậy việc diễn đạt câu từ còn hạn chế, trẻ chưa biết cách ngắt nghỉ phù hợp với giọng của nhân vật, chưa biết biểu đạt nhiều cách khác nhau như nét mặt, cử chỉ điệu bộ. Ngoài ra cũng có ý kiến của một số ít giáo viên cho rằng trẻ chỉ được làm quen với tác phẩm văn học khi ở lớp, trẻ được biết về các vai trong tác phẩm còn hạn chế.

- Câu hỏi 3: Theo cô cần đề xuất những biện pháp gì trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua trờ chơi đóng kịch?

Với câu hỏi này 19/20 giáo viên chiếm 90% có ý kiến cho rằng cần phải tăng cường tiếng phổ thông cho trẻ, cho trẻ tiếp xúc với phim ảnh và công nghệ thông tin nhiều hơn, cho trẻ được nói lên ý kiến của mình và nhà trường nên có biện pháp tạo điều kiện để sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Cùng với các câu hỏi trắc nghiệm:

- Câu 1. Theo cô trò chơi đóng kịch có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ?

- Với câu hỏi này 20/20 giáo viên chiếm 100% đều chọn đáp án quan trọng.

Như vậy ta thấy được các giáo viên đã nắm rõ được vai trò của trò chơi đóng kịch trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Câu 2. Theo cô giờ đóng kịch nên được xây dựng ở hình thức nào?

- 20/20 giáo viên chiếm 100% trả lời xây dựng ở cả hình thức trong giờ học và ngoài giờ học.

Như vậy các giáo viên trong trường Mầm non Lê Đồng đều nhất quán với một ý kiến cho rằng cần xây dựng giờ đóng kịch ở nhiều hình thức khác nhau.

- Câu 3. Cô có hay xây dựng và hướng dẫn cho trẻ đóng kịch theo các tác phẩm văn học không?

- 20/20 giáo viên chiếm 100% chọn đáp án thỉnh thoảng.

Kết quả này cho thấy trên thực tế việc quan tâm và chú trọng để tổ chức và xây dựng giờ học đóng kịch theo các tác phẩm văn học tại trường là còn rất hạn chế.

- Câu 4. Việc đầu tư về đồ dùng trực quan và các trang thiết bị trong trò chơi đóng kịch của cô như thế nào?

- 20/20 giáo viên chiếm 100% chọn đáp án thỉnh thoảng sử dụng.

Điều này cho ta thấy rằng các giáo viên vẫn còn thờ ơ và chưa thực sự coi trọng tới kết quả của trò chơi đóng kịch mặc dù đã nắm rõ được vai trò cũng như tầm quan trọng của giờ học.

- Câu 5. Khi sử dụng trò chơi đóng kịch nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhà trường có tổ chức cuộc thi theo sân khấu diễn không?

- 20/20 giáo viên chiếm 100% chọn đáp án thỉnh thoảng tổ chức. Qua đây ta thấy rõ được sự hạn chế về phạm vi tổ chức, tầm quan trọng của hoạt động cũng bị giảm xuống.

b. Đánh giá của giáo viên Mầm non về ưu thế của trò chơi đóng kịch trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)

Để xác định nhận thức của giáo viên về ưu thế của trò chơi đóng kịch trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) chúng tôi đặt câu hỏi: “Những trò chơi nào trong các trò chơi dưới đây có ưu

thế trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ?” kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1: Nhận thức của giáo viên về ưu thế của các trò chơi trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)

STT Tên trò chơi Số lượng Tỉ lệ %

1 2 3 4 5 Trò chơi lắp ghép xây dựng Trò chơi đóng kịch Trò chơi đóng vai có chủ đề Trò chơi học tập Trò chơi vận động 6 15 13 5 3 33,3 83,3 72,2 27,7 16,6

Qua bảng này ta thấy có 83,8% giáo viên mầm non cho rằng trò chơi đóng kịch có ưu thế trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Sau trò chơi đóng kịch là trò chơi đóng vai có chủ đề, có tới 72,2% giáo viên mầm non cho rằng trò chơi đóng vai có chủ đề có ưu thế trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Như vậy, trò chơi đóng kịch được các giáo viên coi là phương tiện ưu thế trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

c. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch

Để đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc và thực trạng việc trẻ học tập đối với giờ đóng kịch chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá việc trẻ 4 đến 5 tuổi đóng kịch theo cốt truyện và đạt kết quả như sau:

Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch

STT Các tiêu chí Mức độ ở trẻ Điểm

1 Khả năng diễn đạt ngôn ngữ

Diễn đạt khó khăn 2 Diễn đạt bình thường 3

Diễn đạt tốt 5

2

Khả năng thể hiện giọng điệu, ngữđiệu ngôn ngữ của nhân vật

Chưa thể hiện được 1 Thể hiện bình thường 4

Thể hiện tốt 5

3

Khả năng kết hợp và sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (hành động, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…)

Chưa tốt 2

Bình thường 3

Tốt 5

4 Khả năng kết hợp các vai diễn khác

Chưa kết hợp được 2 Kết hợp bình thường 4

Kết hợp tốt 4

5 Phong cách biểu diễn, lời kể biểu cảm

Không sử dụng 2

Sử dụng ít 3

Sử dụng tốt 5

Dựa vào những tiêu chí trên, chúng tôi xây dựng thang đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua trò chơi đóng kịch của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo thang điểm như sau:

Mức độ yếu: Dưới 4 điểm (Chưa mạch lạc)

Mức độ trung bình:Từ 5 đến 6 điểm (Có biểu hiện mạch lạc) Mức độ khá: Từ 7 đến 8 điểm (Mạch lạc)

Mức độ tốt: Từ 9 đến 10 điểm (Rất mạch lạc)

Tiêu chí này được chúng tôi sử dụng trong các đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ trong quá trình nghiên cứu.

Bảng 1.3. Kết quả điều tra mức độ ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) đánh giá theo từng tiêu chí của lớp 4 tuổi trường Mầm non

Lê Đồng - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ Tiêu chí Lớp Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Lớp 4 tuổi A1 (30 trẻ) 21 7 17 20 6 Lớp 4 tuổi A2 (30 trẻ) 20 8 15 18 7 Lớp 4 tuổi A3 (25 trẻ) 16 5 10 12 4 Tổng số Số lượng 57 20 42 50 17 Phần trăm 49% 17% 36% 43% 15% * Nhận xét:

Số lượng trẻ được đánh giá đạt mức độ ngôn ngữ mạch lạc theo từng tiêu chí là 85 trẻ. Mỗi tiêu chí ở bảng 1.3 cho ta thấy rõ số lượng trẻ thực hiện được tiêu chí đó là bao nhiêu trẻ và chiếm bao nhiêu phần trăm.

+ Về khả năng diễn đạt ngôn ngữ:

Có 49% số trẻ biết diễn đạt ngôn ngữ đúng và chuẩn xác. Trẻ đã nói chuẩn tiếng phổ thông, ít nói ngọng, nói lắp. Tuy chưa thể diễn đạt hết những gì mà mình muốn nói nhưng trẻ đã có thể biểu đạt được những từ ngữ đơn giản nên phần nào đó trẻ cũng hình dung ra được nội dung của vở kịch và hiểu được tính chất của nhân vật mình đang đóng. Trẻ diễn đạt lời nói của mình tốt, số trẻ diễn đạt khó khắn chiếm tỉ lệ thấp hơn so với số trẻ diễn đạt bình thường. + Về khả năng thể hiện giọng điệu, ngữ điệu ngôn ngữ của nhân vật:

Số trẻ biết thể hiện đúng giọng điệu, ngữ điệu của nhân vật chiếm 17%. Trẻ đã biết nhấn nhả giọng cho phù hợp với từng hoạt cảnh và từng tính cách nhân vật, thu hút sự chú ý lắng nghe của người khác tới nhân vật của mình. Ví

dụ: Cháu Hà Anh đóng vai nhân vật chú Dê Trắng hiền lành trong câu chuyện “Chú Dê Đen”, cháu đã biết thể hiện giọng điệu nhút nhát, run sợ khi bị chó sói gian ác quát tháo và dọa nạt. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trẻ chưa thể hiện được giọng điệu, tính cách rõ ràng của nhân vật. Các cháu mới chỉ dừng lại ở việc học thuộc lời thoại câu chuyện, việc nhấn giọng vào những từ ngữ giàu hình ảnh còn hạn chế. Trẻ kể lại như là đọc theo trí nhớ chứ không thể hiện được giọng điệu nhân vật.

+ Về khả năng kết hợp và sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ

Có 36% trẻ thực hiện được yêu cầu này. Đây là điều rất cần thiết để góp phần tạo nên sự thành công cho vở kịch. Các hành động, cử chỉ, nét mặt giúp khắc họa thêm tính cách của nhân vật. Trẻ đã rất tự tin khi có sự hướng dẫn của cô giáo. Cháu Gia Huy đã thể hiện nét mặt rất tốt khi đóng vai Chó Sói hung ác trong câu chuyện “Chú Dê Đen”, cháu đã thể hiện được vẻ mặt dữ tợn, mắt trợn, tay chỉ thẳng vào mặt khi quát tháo Dê Trắng và nét mặt từ dữ tợn đến hoảng sợ khi quát hỏi Dê Đen. Bên cạnh đó, vẫn còn một số trẻ chưa biết sử dụng triệt để các yếu tố phi ngôn ngữ trong trò chơi đóng kịch. Trẻ còn thụ động, chân tay còn lóng ngóng và kể chuyện chỉ với tính chất liệt kê, mô tả một cách sơ lược.

+ Về khả năng kết hợp các vai diễn khác

Số trẻ biết kết hợp các vai diễn khác nhau chiếm 43%. Trẻ đã biết phối hợp với bạn diễn của mình để người xem hình dung ra sự việc một cách tiếp nối. Trẻ tự tin khi biểu diễn và khi đối thoại với bạn diễn của mình. Điều này giúp hình thành ở trẻ thói quen giao tiếp, tư duy nhanh nhạy và sự phối hợp với người khác. Ngoài ra, trẻ còn biết thể hiện nhiều nhân vật khác nhau. Có thể đổi vai chơi trong các lần chơi khác nhau để tạo sự hứng thú và cho trẻ được tiếp xúc với những tuýp nhân vật tốt xấu khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn 57% trẻ chưa biết kết hợp các vai diễn khác. Điều này cho thấy trẻ còn nhút nhát, ấp úng không biết bắt đầu đối thoại với bạn như thế nào. Cô giáo cần quan tâm hơn tới những trẻ như thế này để có thể giúp trẻ hòa nhập vào tập thể, phát huy được thế mạnh của bản thân, ngoài ra cô cũng cần tăng cường đổi vai chơi để tạo cho trẻ sự mới lạ, ham thích trong mỗi lần chơi. Từ đó giúp trẻ được nói, được giao tiếp và phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn.

+ Về phong cách biểu diễn, lời kể biểu cảm

Chỉ có 15% số trẻ có phong cách biểu cảm, tự tin và tự nhiên thể hiện nhân vật của mình. Những trẻ này thường là những trẻ có tư duy tốt, nhận thức nhanh nên trẻ rấy hay xung phong kể chuyện để thể hiện mình và để được cô khen, các bạn noi gương. Còn 85% trẻ chưa có phong cách rõ ràng, chưa có giọng kể thu hút và chưa thể hiện được tính chất của nhân vật. Sự sáng tạo về ngôn từ, miêu tả sự vật hiện tượng xung quanh chưa kỹ lưỡng và tự nhiên, dập khuôn máy móc.

Qua đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) trường Mầm non Lê Đồng – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ, theo từng tiêu chí ta thấy: mức độ phát riển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ thấp, việc thực hiện các tiêu chí điều tra của trẻ không đồng đều. Trong đó tiêu chí 1 được trẻ thực hiện tốt nhất, tiêu chí 5 ít trẻ thực hiện được. Vì vậy, giáo viên cần có biện pháp tác động thích hợp để trẻ đạt được mức độ phát triển ngôn ngữ cao hơn và đồng đều hơn.

Qua từng tiêu chí tổng hợp lại cho ta đánh giá chung về nức độ ngôn ngữ của trẻ như sau:

Bảng 1.4. Đánh giá chung về mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) trường Mầm non Lê Đồng – Thị xã Phú Thọ -

Tỉnh Phú Thọ. Mức độ Lớp Mức độ yếu Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Tổng số trẻ Lớp 4 tuổi A1 8 16 6 0 30 Lớp 4 tuổi A2 11 14 5 0 30 Lớp 4 tuổi A3 11 10 4 0 25 Tổng số Số lượng 30 40 15 0 85 Xếp loại Phần trăm (%) 35,3% 47,1% 17,6% 0% 100%

* Nhận xét:

Nhìn vào bảng 1.4 ta thấy: Ở cả ba lớp mẫu giáo thì không trẻ nào đạt được mức độ tốt (rất mạch lạc). Có nghĩa là trẻ chưa có ngôn ngữ mạch lạc. Bởi có trẻ làm tốt ở phần này nhưng lại làm không tốt ở phần khác. Các tiêu chí ở trẻ phát triển không đồng đều, do vậy không trẻ nào đạt được mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

Có 17,6% trẻ đạt mức độ khá (mạch lạc), tương ứng với 15 trẻ. Con số này vẫn còn rất nhỏ. Chính vì vậy giáo viên cần chú ý hơn nữa để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc .

Có 47,1% trẻ ở mức độ trung bình (có biểu hiện mạch lạc). Những trẻ này có biểu hiện mạch lạc nhưng chưa được rèn luyện và thực hành nhiều nên còn lúng túng và thiếu tự tin. Ở mức độ này có 40/85 trẻ đạt được, chiếm tỉ lệ cao nhất trong 4 mức độ.

Có tới 35,3% trẻ diễn đạt chưa mạch lạc (mức độ yếu). Những trẻ này thường diễn đạt rất yếu và thiếu sự logic. Đây là con số cho ta thấy thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vấn đề này cần được lưu tâm và phải có những biện pháp hợp lý để khắc phục.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)