Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 35 - 39)

+ Việc coi trò chơi đóng kịch là phương tiện hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo còn bị xem nhẹ.

+ Giáo viên chưa trao đổi với phụ huynh trẻ về vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ.

+ Trong giờ chơi, nhiều lúc cô chưa quan sát được những tình huống trẻ thực hiện hành vi giao tiếp của mình.

+ Do trẻ không tự tạo được những hoàn cảnh chơi để làm phong phú nội dung chơi.

+ Đội ngũ giáo viên ở trình độ Cao đẳng và Đại học còn ít.

+ Giáo viên chưa nắm chắc về lý luận tổ chức và hướng dẫn trò chơi đóng kịch cho trẻ, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, do vậy không gây hứng thú cho trẻ, dẫn đến kết quả chơi của trẻ chưa cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong quá trình hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ thì nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nhờ ngôn ngữ mạch lạc, trẻ em mới có thể giao tiếp một cách hiệu quả. Để có lời nói mạch lạc, trẻ phải trải qua một quá trình tập luyện dưới sự hướng dẫn có chủ đích, có kế hoạch của cô giáo.

Trò chơi đóng kịch là một nội dung trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Nó không chỉ đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính nghệ thuật. Ngược lại, nó không chỉ là hoạt động mang tính nghệ thuật mà còn là trò chơi. Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong suốt giờ học. Tạo điều kiện cho trẻ có một khoảng không gian lớn để trẻ tự sáng tạo và đó cũng là điều kiện để trẻ bộc lộ những suy nghĩ, những lời nói riêng của mình, đây chính là điều kiện để hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Như vậy, trò chơi đóng kịch là một hoạt động góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, là con đường hình thành ở trẻ những phẩm chất đầu tiên của cuộc đời. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) thì nó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn vì đây là giai đoạn mà kiểu tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ nhất. Ở đây, giai đoạn 4-5 tuổi trẻ phát triển với tốc độ cực nhanh và đặc biệt nhạy cảm với mọi tác động dù lớn, dù nhỏ. Chính vì vậy mà tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) là rất cần thiết và có ý nghĩa.

Chương 2

XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI)

THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH

2.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHƠI ĐÓNG KỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ ( 4-5 TUỔI)

Khi xây dựng các biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch cần phải dược xây dựng trên cơ sở đặc trưng của trò chơi đóng kịch, dựa trên khái niệm, nội dung giáo dục và đặc điểm nhận thức, tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ.

- Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, đó là phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ.

- Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ phải đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho trẻ được tích cực trải nghiệm những tình cảm, nhận thức của mình trong các mối quan hệ diễn ra trong trò chơi.

- Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ cần đảm bảo tính giáo dục, tính phát triển, tính hệ thống và đồng bộ, tính cụ thể, tính dẻo dai và linh hoạt, tính tập thể và tính cách biệt hóa.

- Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch phải dựa trên cơ sở thực tiễn, kế thừa và phát huy những mặt mạnh trong việc tổ chức trò chơi hiện nay ở trường mầm non.

2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) THÔNG QUA TRÒ CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH

Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, những quan điểm mang tính định hướng và những nguyên tắc xây dựng trò chơi, chúng tôi xin đề xuất một số biện

pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng kịch như sau:

2.2.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, xây dựng kịch bản phong phú, đa dạng hướng tới việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc hướng tới việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc

2.2.1.1. Mục tiêu – ý nghĩa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)