Biện pháp 7: Cho trẻ nhận xét bạn diễn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 50 - 53)

- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch lạc

2.2.7. Biện pháp 7: Cho trẻ nhận xét bạn diễn

2.2.7.1. Mục tiêu – Ý nghĩa

- Việc cho trẻ được nhận xét bạn diễn giúp trẻ được nói ra suy nghĩ, đánh giá của mình về nhân vật trong câu chuyện. Từ đó, các trẻ sẽ rút ra được những điều mình đã làm được và chưa làm được. Góp phần hoàn thiện nhân vật và làm cho vở kịch thành công hơn.

- Giúp trẻ nhận thức ngôn ngữ nhân vật hợp lí, logic.

2.2.7.2. Nội dung

Sau mỗi nhân vật trẻ đóng, cô nhận xét về nhân vật của trẻ, đồng thời cô cho trẻ tham gia nhận xét câu chuyện của bạn.

2.2.7.3. Tiến hành

Nội dung này được tiến hành sau khi đã kết thúc trò chơi.

Đầu tiên, cô nhận xét về từng nhân vật. Khi nhận xét, cô cần giữ thái độ trân trọng với phần đóng kịch của trẻ. Cô nên chỉ rõ những ưu điểm để trẻ phát huy và đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế để các cháu rút kinh nghiệm. Lưu ý, cô tránh nói nặng nề, chỉ trích khiến trẻ chán nản, cụt hứng. Trong nhận xét, nên coi trọng động viên, khích lệ để trẻ thi đua nhau đóng kịch cho hay, sáng tạo.

Sau đó, cô mời một vài trẻ tham gia nhận xét phần đóng kịch của bạn. Qua đó, trẻ học tập lẫn nhau và thi đua nhau đóng kịch theo sự hướng dẫn của cô giáo.

2.2.7.4. Điều kiện vận dụng

- Sử dụng trong một lớp hoặc một nhóm trẻ với nhau. - Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ và nhận xét.

Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy thực sự có hiệu quả: trẻ hứng thú, tự tin, ham thích và mong muốn được tham gia đóng kịch, tự tin, mạnh dạn, biết thể hiện ngôn ngữ mạch lạc, truyền cảm biết thể hiện tính cách của các nhân vật thông qua cử chỉ, thái độ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt…

Tóm lại khi các biện pháp này được thực hiện trên trẻ thì đã giúp cho việc hình thành ngôn ngữ ở trẻ rất tốt. Trẻ tự tin, mạnh dạn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, diễn đạt câu từ tốt hơn, đặc biệt trẻ chủ động trong giao tiếp và trong mọi hoạt động vui chơi và học tập.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Các biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch đề xuất phải dựa trên những cơ sở khoa học và những nguyên tắc nhất định.

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất các biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng bao gồm:

+ Sưu tầm, xây dựng kịch bản phong phú đa dạng hướng tới việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc

+ Chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản

+ Hướng dẫn trẻ nắm vững cốt truyện và nội dung theo vai + Hướng dẫn trẻ thể hiện ngôn ngữ và hành động của nhân vật + Phân vai và luyện tập đóng vai

+ Cho trẻ đóng nhiều vai khác nhau.

Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đều trình bày theo cấu trúc: mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách tiến hành và điều kiện vận dụng để người đọc dễ vận dụng.

Biện pháp trên phải thực hiện một cách đồng bộ, không có biện pháp nào quan trọng hơn biện pháp nào trong quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi).

Các biện pháp giải quyết thực trạng này sẽ được chúng tôi thử nghiệm ở chương 3 của đề tài.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)