Đảm bảo mục tiêu dạy học trong chương trình mơn tốn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học chủ đề hình học lớp 5 (Trang 37 - 38)

1.7.4.1 .Về phía giáo viên

2.1.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học trong chương trình mơn tốn

Mục tiêu là thành tố quan trọng của q trình dạy học. Thơng qua các bài kiểm tra, giáo viên (GV) đánh giá được mức độ nhận thức, năng lực của HS trong q trình học tập. Từ đó, giúp HS điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Một mục tiêu được đặt ra đầy đủ cả về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ sẽ hướng quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao nhất. Từ mục tiêu dạy học, giúp GV xác định hình thức, phương pháp dạy học phù hợp, lựa chọn các công cụ kiểm tra, đánh giá hiệu quả.

Dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học nhằm mục tiêu:

- Học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học (các số tự nhiên, phân số, số thập phân,…); các đại lượng thơng dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

- Hình thành ở học sinh các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài tốn có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

- Góp phần bước đầu phát triển ở học sinh năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực trừu tượng hoá, khái quát hố, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng (nói và viết), cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập tốn; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

- Phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh, đặt nền móng cho sự phát triển hài hịa, toàn diện con người đáp ứng yêu cầu sống, làm việc của xã hội.

Do đặc điểm phát triển trí tuệ của HSTH, việc dạy các YTHH chưa thể dựa trên phép suy diễn, mà chủ yếu dựa trên sự quan sát, thực hành, giúp HS bước đầu tiếp xúc với các biểu tượng hình học cơ bản, một số tính chất của các hình hình học.

Mục tiêu dạy và học hình học lớp 5:

- Hình thành biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu; biết đặc điểm, tính chất và các yếu tố của các hình để có biểu tượng ngày càng chính xác, đầy đủ về hình.

- Có ý niệm về đại lượng hình học như độ dài đoạn thẳng, chu vi, diện tích, thể tích của một số hình học thường gặp.

- Rèn luyện các kĩ năng thực hành như: đo độ dài đoạn thẳng, vẽ hình, xếp ghép hình. Đặc biệt có kĩ năng tính tốn: tính diện tích hình tam giác, hình thoi và hình thang; tính chu vi và diện tích hình trịn; tính diện tích xung quanh, diện tích tồn phần , thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Rèn luyện óc quan sát, trí tượng tượng, phát triển vốn từ vựng về hình học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học chủ đề hình học lớp 5 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)