Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 39)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến chính sách hỗ

2.1.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

nghiệp công nghê cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng:

Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm thiên nhiên Nghệ An là vùng thường xảy ra nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, do vậy hoạt động nông nghiệp công nghệ cao của địa phương lại càng lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Chính lý do này, dẫn đến chưa có nhiều nhà đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.

Chính sách

Các hính sách khai thác và huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh lại chưa thực sự đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Chính sách khuyến khích huy động các nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ nguồn vốn đầu tư tuy đã tác động tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp công nghệ cao phát triển nhưng còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh nông nghiệp cơng nghệ cao ở Nghệ An hiện nay cịn nhỏ bé, mơ hình phát triển trang trại chưa được nhân rộng .

Cơ cấu vốn:

Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp cơng nghệ cao cịn thấp so với u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa trên , chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ , trong điều kiện điểm xuất phát thấp như Nghệ An . Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý , còn dàn trải , chưa chú trọng đầu tư cho sản xuất cây con giống , chế biến nông sản , chậm đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp công nghệ cao . Công tác tạo vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên mới tập trung đầu tư vốn từ ngân sách , các nguồn vốn tín dụng ưu đãi , huy động vốn trong dân cịn hạn chế.

-Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ:

Việc chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hiện đang được tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện ở nhiều lĩnh vực, với những mơ hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như giá trị trong sản xuất nơng nghiệp.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

+ Việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào miền núi, vùng sâu, vùng xa còn chậm.

+ Các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển khu vực kinh tế nơng nghiệp cơng nghệ cao miền núi cịn ít;

+ Công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật cho miền núi, cho vùng sâu xa cịn gặp nhiều khó khă

+ Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng tăng cũng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua. Hiện tại phương thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở dạng quảng canh và quảng canh cải tiến . Phương hướng từ quảng canh sang bán thâm canh , thâm canh và ni theo mơ hình cơng nghiệp đã đặt ra những yêu cầu về đào tạo nâng cao trình độ hộ ni trồng thủy sản về kiến thức kinh tế thị trường , đặc biệt là kiến thức về khoa học công nghệ trong ni trồng thủy sản .

Đơ thị hóa: Chính q trình đơ thị hóa ở Nghệ An đang diễn ra nhanh chóng là nhân tố quan trọng quyết định để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp nhanh hay chậm.

Chính sách:

+ Các chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao của Nghệ An cịn tin mạn, chưa có hệ thống, chưa thường xuyên, chưa xác định trọng tâm vào thúc đẩy các lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao .

+ Công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Nghệ An về cơ bản còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học tạo giống mới, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản .

+ Đối với đánh bắt thủy, hải sản , nhất là đánh bắt xa bờ cũng đang đứng trước thực trạng : trình độ của ngư dân khơng đáp ứng với trình độ của các phương tiện và những hiểu biết về ngư trưởng và phương pháp đánh bắt mới . Phương hướng mở rộng phạm vi khai thác, trong đó tiếp tục đầu tư đánh bắt xa bở và dở lộng , dở khơi , đang làm gia tăng nhu cầu đào tạo ngư dân kiến thức về sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, về ngu trưởng và về phương thức đánh bắt theo ngư trường và phương tiện mới .

- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:

Yếu tố xã hội:

Trong nền kinh tế thị trường ở Nghệ An, mặc dù người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm theo khả năng của mình, song họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí là thất nghiệp, bởi xét đến cùng sự ổn định về việc làm chỉ mang tính tương đối, do vậy, người lao động cần phải được đào tạo, tái đào tạo để có được trình độ chun mơn, kỹ năng tay nghề giỏi hơn, có sức khỏe và tác phong làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, vì vậy, quy luật giá trị đặt ra yêu cầu tiên quyết là vấn đề chất lượng lao động.

Như vậy, mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và kinh tế-xã hội là mối quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều. Kinh tế-xã hội càng phát triển thì khả năng đầu tư của nhà nước và xã hội cho phát triển nguồn nhân lực ngày càng tăng, tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực. Ngược lại, nguồn nhân lực của quốc gia, địa phương được phát triển tốt sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và trong vịng xốy ốc thuận chiều này nhân tố nọ kích thích nhân tố kia phát triển

Giáo dục và đào tạo:

Giáo dục và đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng sản xuất, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Bởi tri thức và phẩm chất của người lao động là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo. Các quốc gia đều nhìn nhận rằng một nền giáo dục hồn chỉnh, đồng bộ, toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học, những người lao động có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo. Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo cịn là q trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hồn thiện nhân cách. Cịn đối với xã hội, giáo dục và đào tạo là q trình tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Trong đó, giáo dục phổ thơng là nền tảng, là cơ sở tạo ra nguyên liệu cho đào tạo nguồn nhân lực; giáo dục nghề nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cung cấp

cho thị trường sức lao động. Với ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, đầu tư cho giáo dục được xem như là đầu tư cho phát triển.

Khoa học và công Nghệ

Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ của Nghệ An ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế-xã hội hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Những tiến bộ khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu lao động của địa phương; làm thay đổi tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động, làm cho lao động trí óc tăng dần và lao động chân tay ngày càng có khuynh hướng giảm đi; tiến bộ khoa học và công nghệ từng bước được quốc tế hóa tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng, giá thành.

Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động bị hao mịn nhanh chóng; tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đã làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học từ giáo dục phổ thông đến đại học.

Do vậy, cần phải nghiên cứu cải tiến, mềm hóa chương trình, phương thức đào tạo để tạo điều kiện cho người lao động có thể cần gì học nấy, học tập suốt đời, khơng ngừng cập nhật, nâng cao trình độ trước những thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)