Chính sách hỗ trợ về vốn và tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 41)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận

2.2. Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiêp công nghệ cao

2.2.1. Chính sách hỗ trợ về vốn và tín dụng

a.Tổ chức ban hành:

Để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất NNCNC và Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã ban hành một số chính sách hỗ trợ về vốn và tín dụng như sau: Chính sách hỗ

trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, Chính sách hỗ trợ, Chính sách tiếp cận, hỗ trợ tín dụng,…

b.Tổ chức thực thi:

+ Chính sách hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết

1. Chính sách hỗ trợ: Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 200 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

2. Nguồn kinh phí hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại khoản 1, Điều này thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới và nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.

3. Chính sách hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết Chính sách hỗ trợ: Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các cơng trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 4 tỷ đồng.

4. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ quy định tại khoản 1, Điều này thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và phịng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác. Điều 4. Chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm 1.

+ Chính sách hỗ trợ:

Ngồi phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng phục vụ liên kết quy định tại Điều 3, Nghị quyết này, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:

a) Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho cán bộ quản lý hợp tác xã và nông dân tham gia liên kết theo dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề liên quan đến các hợp đồng, dự án liên kết theo dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hỗ trợ 50% chi phí giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm cho 02 vụ hoặc 02 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;

c) Hỗ trợ 40% và khơng q 300 triệu đồng chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi cho mỗi hợp đồng, dự án liên kết.

2. Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ tại điểm a, khoản 1, Điều này, thực hiện theo quy định của các chương trình, dự án về khuyến nơng; chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp cho lao động nơng thơn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với hợp tác xã và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.

3. Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ tại các điểm b, c, khoản 1, Điều này, thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.

+ Chính sách tiếp cận, hỗ trợ tín dụng:

Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP được ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau:

1. Mức hỗ trợ: Bằng chênh lệch lãi suất cho vay thương mại của các ngân hàng thương mại so với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.

2. Căn cứ để xác định chênh lệch lãi suất hỗ trợ:

a) Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại làm cơ sở để ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất là mức lãi suất cho vay thấp nhất của các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, có hoạt động cho vay các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ được ngân hàng thương mại niêm yết công khai tại các điểm giao dịch.

b) Mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước làm căn cứ cấp bù chênh lệch lãi suất là mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước công bố áp dụng cho từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

3. Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại:

a) Tối đa 08 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; tối đa 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; tối đa 05 năm đối với dự án nơng nghiệp khuyến khích đầu tư.

b) Trường hợp dự án của doanh nghiệp nơng nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 08 năm. c) Dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm.

4. Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

5. Phương thức hỗ trợ

a) Ngân sách tỉnh cấp trực tiếp cho doanh nghiệp chênh lệch lãi suất vay mà doanh nghiệp được hỗ trợ và được thực hiện theo hồ sơ thanh toán thực tế giữa doanh nghiệp với ngân hàng thương mại trên cơ sở hợp đồng đã ký.

b) Không thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay (gốc và lãi) quá hạn tính từ thời điểm quá hạn.

6. Vốn cấp bù chênh lệch lãi suất: Vốn cấp bù chênh lệch lãi suất được bố trí từ ngân sách tỉnh theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết này.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)