1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu khóa luận
3.2. Quan điểm hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ
nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3.2.1 Quan điểm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An.
+ Phát triển nông nghiệp CNC tỉnh Nghệ An phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
+ Phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nơng nghiệp, q trình đơ thị hóa và xây dựng nơng thơn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng nâng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
+Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghệ sau thu hoạch, chế biến và thị trường tiêu thụ.
+Phát triển nơng nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
+Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với việc huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.
+ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung cho các chương trình, đề án trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới, nhất là phát triển nông nghiệp vùng Miền Tây Nghệ An.
3.2.2 Quan điểm hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Phát triển sản xuất nông nghiệp CNC gắn với sản xuất và chế biến phải thực sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực; trong đó, ưu tiên khai thác các nguồn tài nguyên vô hạn là: công nghệ, tri thức, thương hiệu… Xây dựng nền nơng nghiệp CNC phát triển tồn diện tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái, từng ngành hàng mà tỉnh nghệ an có thế mạnh, nâng cao mức sống người lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp CNC theo chuỗi phải gắn với thị trường tiêu thụ và công nghiệp chế biến và bảo quản. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn đồng thời áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Xây dựng nền nông nghiệp CNC trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của các thành phần kinh tế, khuyến khích tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp; kết hợp hài hồ giữa các hình thức hợp tác; chú trọng phát triển nơng nghiệp ở vùng bán sơn địa, các xã miền núi,... Phát triển trồng trọt hài hòa với chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu chăn nuôi và giết mổ tập trung đã được quy hoạch; tiếp tục nâng cao chất lượng giống cây trồng, gia súc, gia cầm để tăng chu kỳ sản xuất và tăng năng suất, sản lượng.
- Phát triển nông nghiệp CNC ở tỉnh nghệ an tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2030 phải phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước, tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, bền vững và áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP… trên một số cây trồng như lúa, rau, các loại cây ăn quả (bưởi, cam). Tăng cường công tác quản lý gắn với việc đẩy mạnh khuyến cáo vận động nhân dân để giảm thiểu tối đa việc tùy tiện dùng hóa chất độc hại trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông sản là điều kiện tiên quyết xây dựng nông nghiệp “hiệu quả, bền vững”.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp CNC tỉnh theo hướng tập trung ưu tiên các nguồn lực phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực là: Xây dựng vùng trọng điểm lúa của tỉnh, phát triển cây ăn quả (cam, bưởi..), cây rau an tồn, hoa cây cảnh; chăn ni gà cơng nghiệp, gà thả đồi, lợn hướng nạc, mật ong. Đồng thời ứng dụng cơng nghệ cao vào q trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm có giá trị, an tồn khơng những phục vụ nhu cầu tại chỗ, mà còn phục vụ khách du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và xuất khẩu.
3.3. Giải pháp hồn thiện chính sách hỗ trợ nơng nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2025 tầm nhìn 2035
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp CNC theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
3.3.1. Chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng
Thứ nhất, ngân sách nhà nước(NSNN) tiếp tục ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thu hút các nguồn lực trong nền kinh tế đầu tư cho nơng nghiệp
Chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển NNCNC thời gian qua cịn một số vấn đề đặt ra. Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư cơng cho NNCNC cần tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện trong thời gian tới, như tăng chi đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân bổ NSNN bảo đảm hài hịa lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nơng. Ngồi ra, để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực NNCNC, đặc biệt là thơng qua hình thức PPP, cần có giải pháp đột phá nhằm tận dụng lợi thế về vốn, trình độ, năng lực quản trị và cả thế mạnh về chuỗi cung ứng của các tập đoàn hàng đầu thế giới, cũng như của Việt Nam trong lĩnh vực nơng nghiệp.
Thứ hai, hồn thiện cơ sở pháp lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục tiếp cận vốn vay nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao
Cần có cơ chế định giá đất nơng nghiệp đối với một số địa phương theo giá thị trường để tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở thế chấp cho khoản vay, bảo đảm đầu tư đủ vốn cho doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp.
Số hóa nơng nghiệp gắn liền với việc hiện đại hóa tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo tính khả thi, đồng bộ thì q trình này địi hỏi phải có đủ quy mô về vốn và mặt bằng. Vấn đề này hiện nay chỉ các tập đồn lớn có thể giải quyết được, trong khi cũng giống như tình trạng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nơng nghiệp cơng nghệ cao phần lớn có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư, tổ chức, cá nhân cũng như xác lập quyền tài sản trên đất nông nghiệp, bao gồm cả nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới tiêu… để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn, mở rộng và nới các tiêu chuẩn để các cơ sở sản xuất nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đầu tư cho việc chuyển đổi số của mình.
Thứ ba, cần chuyển đổi số của ngành nơng nghiệp các tổ chức tín dụng (TCTD) cần xây dựng định hướng đầu tư tín dụng với lĩnh vực nông nghiệp, phù hợp với thực tế và quy hoạch phát triển ngành, trong đó chú trọng vào một số nội dung như:
(i) Đánh giá lại nhu cầu thị trường, nghiên cứu các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và các nông sản chủ lực để xây dựng định hướng đầu tư tín dụng với lĩnh vực nơng nghiệp, nhằm đa dạng hóa danh mục tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng;
(ii) Đầu tư tín dụng hướng tới sản xuất nơng nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tăng khả năng liên kết trong chuỗi giá trị tồn cầu của sản phẩm nơng nghiệp Việt Nam;
(iii) Tăng tỷ trọng phục vụ hoạt động chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản;
(iv) Chú trọng cho vay trên cơ sở các hợp đồng liên kết giữa cơ sở chế biến xuất khẩu với người sản xuất;
(v) Liên kết thơng qua mơ hình cánh đồng lớn, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm hướng tới các doanh nghiệp giữ vai trò “đầu tàu”, “trụ cột” để dẫn dắt, đưa khoa học cơng nghệ, trình độ quản trị… vào chuỗi giá trị;
(vi) Cho vay thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp số theo vùng sản xuất tập trung, tập trung vào các danh mục sản phẩm chủ lực, các thế mạnh của địa phương theo định hướng chung và trên cơ sở lợi thế so sánh của địa phương, của vùng, qua đó nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng. Trong đó, lưu ý thực tế phát triển thế mạnh của từng vùng trong thời gian qua, định hướng phát triển vùng tại Kế hoạch theo Quyết định số 255/QĐ-TTg và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trong thời gian tới;
(vii) Rà soát để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục vay vốn của khách hàng; nghiên cứu các hình thức cho vay phù hợp với yêu cầu phát triển cây trồng, vật ni và tăng cường tính liên kết giữa cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu; xây dựng tiêu chí đánh giá tín dụng trên cơ sở cân nhắc và sử dụng mối quan hệ và thông tin chuỗi bên cạnh việc dựa trên thông tin khách hàng vay; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người dân ở nông thôn đều nắm bắt được các chủ trương, chính sách của nhà nước và các quy định của TCTD về cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kịp thời xử lý khó khăn vướng mắc của khách hàng trong quá trình cho vay.
Các TCTD cần đơn giản hóa, nghiên cứu điều chỉnh linh hoạt điều kiện cho vay phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp; cải thiện điều kiện tiếp cận vốn, bao gồm cả điều kiện về tài sản thế chấp như: mở rộng cho vay đối với hộ nông dân không phải thế chấp tài sản; bổ sung đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; xem xét nâng mức cho vay khơng có tài sản bảo đảm và kéo dài thời gian cho vay.
Trong thời gian qua, chính sách tín dụng ngân hàng đối với nơng nghiệp ở nước ta hầu hết ưu ái cho khu vực chính thức và hướng vào các ngân hàng thương mại lới. Nhà nước chưa hình thành hệ thống tín dụng quy mơ nhỏ chun nghiệp cung ứng cho lĩnh vực nông nghiệp. Các sản phẩm tín dụng cung ứng của các TCTD cịn đơn điệu, chủ yếu cho vay theo nhóm, cho vay hạn mức... Bên cạnh các chính sách, ưu đãi tạo điều kiện cho khu vực tín dụng chính thức phát triển, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi khuyến khích cho khu vực tín dụng phi chính thức.
Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 116/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP, trong đó nêu cụ thể nội dung sửa đổi, bổ sung gửi về NHNN trước ngày 30/6/2021.
Phát triển nông nghiệp bền vững là một hợp phần quan trọng không thể thiếu của phát triển bền vững nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đồng thời là xu hướng tất yếu của thời đại. Do đó, các chính sách tài chính cần được nghiên cứu, rà soát và sửa đổi để phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế - xã hội, đồng thời có thể góp phần khuyến khích lĩnh vực nơng nghiệp phát triển theo các mục tiêu đã đề ra
3.3.2. Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, nhưng việc chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí quốc sách hàng đầu. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy gia tăng về số lượng nhưng thiếu các chuyên gia giỏi đầu ngành trong nhiều lĩnh vực tiên phong. Các cơng trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội cịn ít. Tốc độ đổi mới cơng nghệ trong các doanh nghiệp cịn chậm, cho nên chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Khoa học và công nghệ chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Thực trạng đó đặt ra thách thức rất lớn cho lực lượng chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông nghệp công nghệ cao khi đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, hội nhập ngày càng sâu rộng và chịu sự tác động tồn cầu. Vì vậy cần hồn thiện các chính sách hỗ trợ nơng nghiệp cơng nghệ cao như sau:
- Tiếp tục hồn thiện về tổ chức, chuyển giao cơng nghệ sản xuất cho từng loại cây trồng, vật nuôi; đặc biệt mở rộng thị trường xuất khẩu theo mơ hình liên kết chuỗi giá trị hàng hóa để phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tiến hành xây dựng các mơ hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để đưa vào phục vụ nông nghiệp. Phối hợp với các sở, ngành, viện, trường, các tổ chức khoa học và cơng nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức nước ngồi tập hợp các dữ liệu, tài liệu, mơ hình đã có.
- Tổ chức hồn thiện cá mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao đã có và hiện đang triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố thông qua việc gắn kết với viện, trường, tổ chức khoa học và cơng nghệ, từ đó lựa chọn mơ hình phù hợp để chuyển giao qua mạng lưới liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà nông).
- Tổ chức tiếp nhận việc chuyển giao một số cơng nghệ cao từ nước ngồi phù hợp với điều kiện ứng dụng tại Nghệ An.
- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nơng nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
- Đề xuất, đặt hàng các mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. tiếp nhận, chuyển giao, hợp tác trong quá trình triển khai áp dụng cơng nghệ.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3.3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ khi thực hiện một chính sách, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2018-2020, UBND tỉnh Nghệ An khẳng định phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá của quá trình chuyển đổi mơ hình phát triển kinh tế-xã hội của đất