Đặc điểm tự nhiên, xã hội, hành chính, kinh tế huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC, CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT ĐẨNG TẠI TẠI QUẾ VÕ BẮC NINH (Trang 40 - 44)

2.1. Những yếu tố tác động đến chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, tổdân phố ở đảng bộ huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh hiện nay dân phố ở đảng bộ huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh hiện nay

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội, hành chính, kinh tế huyện Quế Võ,tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

* Đặc điểm tự nhiên

Huyện Quế Võ nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Ninh 10km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Nam. Tọa độ địa lý từ 2104’00” đến 210 11’00” độ vĩ Bắc và từ 106005’50” đến 106017’30” độ kinh Đông; có diện tích 15.484,82 ha; vị trí tiếp giáp với các huyện sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Dũng, Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; - Phía Nam giáp huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Đông giáp huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương;

- Phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Quế Võ có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Thị trấn Phố Mới và 20 xã: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Chi Lăng, Đức Long, Châu Phong, Đào Viên, Đại Xuân, Hán Quảng, Mộ Đạo, Nhân Hoà, Ngọc Xá, Phượng Mao, Phương Liễu, Phù Lãng, Phù Lương, Quế Tân, Việt Hùng, Việt Thống và Yên Giả.

Dân số Quế Võ tính đến 31/12/2017 là hơn 160.000 người. Trong đó hơn 93% dân số sử dụng nước sạch và trên 85% số gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Ngoài bệnh viện đa khoa huyện, Quế Võ có 19 bác sĩ, 109 y sĩ, y tá và 127 giường bệnh trên 21 trạm y tế xã thị trấn.

Đến nay, Quế Võ có 41 di tích trong đó có 9 di tích cấp Quốc gia. Quế Võ có 66 trường Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học cơ sở với hơn 1000 giáo viên và hơn 20.000 học sinh trên địa bàn huyện

Huyện Quế Võ có QL 18 từ Nội Bài đến Quảng Ninh chạy qua địa phận Huyện dài 22km, là cầu nối phát triển kinh tế xã hội giữa huyện với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Vĩnh Phúc.

Hệ thống sông ngòi tỉnh tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng khá dày đặc, mật độ lưới sông cao, huyện có 3 mặt sông là ranh giới với các huyện, tỉnh. Phía bắc có sông Cầu là ranh giới với tỉnh Bắc Giang; phía nam có sông Đuống là ranh giới với huyện Gia Bình, phía đông có sông Thái Bình là ranh giới với huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Quế Võ tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <30 (trừ một số đồi núi thấp như: núi ở xã Phù Lương, Phù Lãng có độ cao từ 20 - 80 m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ chênh cao so với mặt nước biển trung bình từ 3 - 5 m.

Quế Võ là huyện đồng bằng có nhiều đồi, gò. Ngoài dãy Châu Sơn còn có Phả Lại Sơn, phong cảnh tươi đẹp. Trải qua quá trình chuyển đổi địa chất và sự xâm thực bào mòn kết hợp với sự chuyển đổi về dòng chảy của hệ thống sông ngòi, cấu tạo thổ nhưỡng của Quế Võ là loại phù sa tương đối điển hình còn sót lại nhiều tàn dư của thềm kiến trúc cao thấp khác nhau.

Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra

những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Quế Võ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Quế Võ có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa... để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.

* Đặc điểm kinh tế - xã hội

Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện ủy, sự điều hành kiên quyết của UBND huyện và sự đồng thuận của nhân dân trong huyện đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội qua các giai đoạn: Kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm toàn huyện tăng bình quân 11,5%/năm, đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra (mục tiêu 11-13%), trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,1% đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra (mục tiêu 5-6%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 19,4%, đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra (mục tiêu 18-20%); thương mại, dịch vụ tăng 8,4%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 28,1% năm 2010 đã giảm xuống 11,1% năm

2017; Công nghiệp - xây dựng từ 30,5% năm 2010 tăng lên 52,8% năm 2017; Dịch vụ chiếm 41,3% năm 2010 giảm xuống 35,5% năm 2017.

GDP bình quân đầu (giá thực tế) năm 2010 đạt 1.164 USD, năm 2017 đạt 44,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 2.009 USD/người/năm USD.

Sản xuất nông nghiệp phát triển, Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 ước đạt 1.502,4 tỷ đồng so với năm 2010 tăng 51 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010), trong đó giá trị sản xuất trồng trọt đạt 738,532 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 481,1 tỷ đồng, thủy sản đạt 204,5 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 3,26 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp đạt 75,06 tỷ đồng.

Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ. Năm 2015, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 49,2%, chăn nuôi chiếm 32%; thuỷ sản chiếm 13,6%, dịch vụ và lâm nghiệp chiếm 5,2%.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được duy trì và phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các ngành, lĩnh vực như: chế biến lương thực, may mặc, gốm sứ, gốm mỹ nghệ, mộc dân dụng, vật liệu xây dựng... hoạt động hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm cho nhân dân..

Giá trị sản xuất công nghiệp - XDCB tăng từ 3.936,97 tỷ đồng năm 2010 lên 14.977 tỷ đồng năm 2015 (giá so sánh 2010), tương đương 18.712 tỷ đồng (giá hiện hành); trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng từ 1.025 tỷ đồng năm 2010 lên 1.810 tỷ đồng năm 2015 (theo giá hiện hành).

Văn hóa xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, thể thao có nhiều tiến bộ; cải cách hành chính, tư pháp được quan tâm, có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như: Chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của huyện cho phát triển kinh tế, tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn được duy trì, song chưa bền vững. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển biến chậm, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế; mô hình sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô ổn định và bền vững; hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã nông nghiệp chưa cao; tiến độ xây dựng Nông thôn mới còn chậm; sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp còn thiếu tính bền vững, quy mô hoạt động nhỏ, lẻ, chưa phát triển được ngành nghề mới, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội là yếu tố khách quan có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng sinh hoạt của chi bộ thôn, tổ dân phố. Những khu dân cư có điều kiện tự nhiên, địa hình, thuận lợi và kết cấu hạ tầng tốt thì rất thuận lợi trong việc tổ chức sinh hoạt, hội họp, việc tiếp nhận, cập nhật thông tin cho đảng viên và quần chúng nhân dân nhanh chóng, dễ dàng. Ngược lại, đối với những địa bàn mà địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế và đời sống người dân khó khăn thì việc sinh hoạt Đảng, hội họp, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khó khăn. Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tác động rất lớn đến chất lượng sinh hoạt của chi bộ. Do vậy, mỗi một chi bộ phải đánh giá đúng thực trạng những điều kiện của mình để phát huy những thế mạnh, hạn chế, khắc phục những khó khăn của ấp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC, CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT ĐẨNG TẠI TẠI QUẾ VÕ BẮC NINH (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w