Những ưu điểm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC, CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT ĐẨNG TẠI TẠI QUẾ VÕ BẮC NINH (Trang 47 - 70)

2.2.1.1. Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ

Qua điều tra, tỷ lệ đảng viên tham dự sinh hoạt chi bộ thôn, tổ dân phố ở huyện Quế Võ có kết quả như sau, thể hiện ở biểu đồ 2.1 dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ

Có 366 đảng viên được hỏi (chiếm 61%) chiếm tỷ lệ cao nhất, cho biết tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt tại chi bộ đạt mức cao từ 80% đến 94%. Không có chi bộ nào khi sinh hoạt mà có tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt ở mức dưới 60%.

Số lượng đảng viên tham gia sinh hoạt được duy trì ở mức tương đối cao là do từ khi có Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhận thức của các cấp uỷ cơ sở trong toàn Đảng bộ được chuyển biến rõ rệt. Thực hiện Nghị quyết số 04 về “Nâng cao chất lượng

sinh hoạt chi bộ, nhất là trên địa bàn nông thôn, khu dân cư ” của Ban thường vụ Huyện ủy Quế Võ, các chi bộ đã duy trì nền nếp chế độ sinh hoạt, Các cấp uỷ thường xuyên quan tâm duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt thường kỳ theo quy định Điều lệ Đảng.

Tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt cao hơn trước, bình quân tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt đạt trên 90%, có những chi bộ luôn đạt 95% đến 100% đảng viên tham gia sinh hoạt như: Chi bộ thôn Mao Trung, Chi bộ Khu 3, Chi bộ Thịnh Cầu… Thậm chí, nhiều đồng chí đảng viên mặc dù được miễn sinh hoạt do tuổi cao, sức khỏe yếu nhưng vẫn cố gắng, nhiệt tình tham dự các buổi sinh hoạt chi bộ. 100% chi bộ thực hiện tốt thời gian sinh hoạt chi bộ theo đúng quy định, trong đó nhiều chi bộ khi có yêu cầu nhiệm vụ cần thiết đã tổ chức sinh hoạt có tháng 2-3 lần để bàn các giải pháp giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra như: việc xây nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông, dồn điền đổi thửa, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn...

2.2.1.2. Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ

Để đánh giá công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ, tác giả luận văn dựa vào 4 nội dung chuẩn bị đó là: Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt; Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) trước khi sinh hoạt chi bộ; Nội dung sinh hoạt được chuẩn bị đúng, đủ theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; xác định được nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận để chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề mới nổi lên có tính cấp bách ở địa phương; Xây dựng dự thảo nghị quyết của chi bộ.

Kết quả khảo sát về công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ thể hiện ở biểu đồ 2.2 dưới đây:

Biểu đồ 2.2: Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ

Có 570 đảng viên được hỏi (chiếm 95%) chiếm tỷ lệ cao nhất, cho biết trước mỗi kỳ sinh hoạt chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) đều tổ chức họp. Có 486 đảng viên được hỏi (chiếm 81%) chiếm tỷ lệ thấp nhất, cho biết chi ủy đã xây dựng dự thảo nghị quyết của chi bộ.

Kết quả trên cho thấy, công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ của chi ủy được chú trọng. Trước mỗi kỳ họp sinh hoạt chi bộ, đồng chí Bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt hoặc giao cho đồng chí Phó bí thư chi bộ chuẩn bị (91%) [xem phụ lục 2, bảng 2 bảng 114], sau đó tiến hành triệu tập họp Chi ủy hội ý, thống nhất các nội dung để triển khai, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng vừa qua, dự kiến nhiệm vụ tháng tới, các nội dung cần triển khai bàn bạc, thảo luận tại buổi sinh hoạt và thông báo trước cho đảng viên biết thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt chi bộ để đảng viên sắp xếp thời gian dự họp

hoặc thông báo về nội dung sinh hoạt chuyên đề để đảng viên chuẩn bị ý kiến phát biểu, nhằm nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức mới cho đảng viên. Nội dung chuẩn bị sinh hoạt được ghi chép đầy đủ vào sổ biên bản họp chi ủy.

Cũng theo kết quả điều tra, có tới 86% [xem phụ lục 2, bảng 2, trang 114] đảng viên được hỏi cho rằng nội dung sinh hoạt được chuẩn bị đúng, đủ theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; xác định được nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận để chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề mới nổi lên có tính cấp bách ở địa phương. Nội dung sinh hoạt chi bộ đã được đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể hơn. Đã gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra hàng ngày tại cơ sở. Các nội dung tập trung vào các vấn đề thời sự, các văn bản, chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất, chăn nuôi.

Nhiều tổ chức cơ sở đảng đã xây dựng kế hoạch và hướng dẫn cho các chi bộ trực thuộc về nội dung, cách thức sinh hoạt nhằm tập trung thảo luận sâu một mặt công tác hoặc một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ. Qua đó, đã tạo bầu không khí sinh hoạt chi bộ sinh động, hấp dẫn hơn, thu hút sự quan tâm của đảng viên; khắc phục được tình trạng chung chung tại các buổi sinh hoạt chi bộ. Cùng với đó, chi ủy đã xây dựng được dự thảo nghị quyết của chi bộ (81%) [xem phụ lục 2, bảng 2 trang 114] để lãnh đạo thôn, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; triển khai đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản, quy định của cấp ủy cấp trên đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tháng tiếp theo.

2.2.1.3. Tổ chức sinh hoạt chi bộ

Kết quả khảo sát về các nội dung thực hiện trong tổ chức sinh hoạt chi bộ được thể hiện ở biểu đồ 2.3 dưới đây:

Biểu đồ 2.3: Những nội dung thực hiện trong tổ chức sinh hoạt chi bộ

Có 582 đảng viên được hỏi (chiếm 97%) chiếm tỷ lệ cao nhất, cho biết

thời điểm tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp có thẩm quyền. Có 408 đảng viên được hỏi (chiếm 68%) chiếm tỷ lệ thấp nhất, cho biết trong sinh hoạt chi bộ có nhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến.

Thứ nhất, thời điểm, chế độ sinh hoạt đảng ở các chi bộ thực hiện khá nghiêm túc nền nếp, sinh hoạt định kỳ vào ngày mồng 3 hằng tháng.

Để việc sinh hoạt đảng của các chi bộ đi vào nền nếp, tránh chồng chéo với các buổi sinh hoạt khác, đồng thời tạo điều kiện cho việc quản lý đảng viên và điều hành công việc chung của các cơ quan, địa phương, đơn vị, Ban

Thường vụ Tỉnh ủy quy định lấy ngày 03 hàng tháng là ngày sinh hoạt chi bộ trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Các chi bộ đã thực hiện nghiêm túc, phần đông các chi ủy đều thông báo trước thời gian sinh hoạt hoặc cố định ngày sinh hoạt, nhưng việc thông báo trước nội dung, yêu cầu sinh hoạt cho đảng viên biết để chuẩn bị ý kiến tham gia thì không phải cấp ủy nào cũng làm được.

Thứ hai, nội dung sinh hoạt được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả.

Những nội dung sinh hoạt được chi bộ thực hiện tốt được thể hiện bằng Biểu đồ 2.4 dưới đây đây:

Biểu đồ 2.4: Những nội dung sinh hoạt được triển khai trong sinh hoạt chi bộ

Có 574 phiếu đánh giá (chiếm 95,7%) chiếm tỷ lệ cao nhất, cho biết nội dung Chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương,

chính sách của đảng được thực hiện tốt trong sinh hoạt chi bộ. Có 520 phiếu đánh giá (chiếm 86,7%) chiếm tỷ lệ thấp nhất, cho rằng nội dung về việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở địa phương được thực hiện tốt trong buổi sinh hoạt chi bộ.

Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, đều được các chi bộ chú trọng thực hiện trong sinh hoạt đảng, tạo ra những chuyển biến quan trọng về nhận thức, biện pháp tiến hành và hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng.

Việc quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin thời sự, chính sách được các chi bộ tiến hành thường xuyên trong sinh hoạt đảng. Việc học tập các nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy được các cấp ủy đảng tập trung chỉ đạo, số đảng viên tham gia sinh hoạt đông đảo và nghiêm túc; phương pháp học tập nghị quyết được đổi mới, có trao đổi, thảo luận, liên hệ thực tiễn, học tập, quán triệt tinh thần chỉ thị, nghị quyết của cấp trên gắn với việc xây dựng chương trình hành động của địa phương. Các tổ chức đảng được cung cấp thường xuyên, đầy đủ các loại tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Huyện ủy thông báo nội bộ của các cấp ủy, chính quyền… nên nội dung sinh hoạt chính trị tư tưởng thêm sinh động, thiết thực, đảm bảo tính giáo dục trong sinh hoạt đảng, thu hút sự quan tâm của đảng viên đối với sinh hoạt chi bộ hơn. Chất lượng nội dung chính trị, tư tưởng trong sinh hoạt đảng được nâng lên nên đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên đối với việc thực hiện nội dung chính trị, tư tưởng trong sinh hoạt chi bộ.

Trong sinh hoạt có nội dung chính trị cụ thể, sát thực tiễn. Huyện uỷ và đảng uỷ các xã đã quan tâm đúng mức đến việc tổ chức các hội nghị để cho

đảng viên nghiên cứu, quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các thông tin, văn bản, chỉ thị, hướng dẫn mới của trên theo phân cấp được phổ biến kịp thời. Các báo ngày, báo tuần, thông tin nội bộ đã được phổ biến đến từng đảng viên. Chính vì vậy mà cán bộ, đảng viên trong chi bộ năm bắt được kịp thời những thông tin mới nhất, những tình hình mới nhất, từ đó có phương pháp xem xét và giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra ngày một tốt hơn. Từ đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, bổ sung kiến thức cho đảng viên.

Nhìn chung, các chi bộ thôn, tổ dân phố cơ bản đã đổi mới hình thức

lẫn nội dung về công tác chính trị tư tưởng. Bằng nhiều hình thức sinh hoạt

chính trị: thông tin thời sự, học tập lý luận chính trị, học tập các nghị quyết

của Đảng, thảo luận, tổ chức trao đổi, phát động các phong trào tham gia tìm

hiểu về Đảng và Bác, mời báo cáo viên Ban tuyên giáo Huyện ủy giới thiệu

chuyên đề v.v… nhằm nâng cao chất lượng học tập, sinh hoạt Đảng, chống

âm mưu “diển biến hòa bình”, ngăn chặn kịp thời những quan điểm sai trái,

phát tán tài liệu phản động và văn hóa phẩm đồi trụy; đồng thời góp phần

vạch trần những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch và cũng

vụ, các chi bộ ấp đề ra kế hoạch để triển khai toàn diện, đồng bộ công tác

chính trị tư tưởng; quy định cụ thể chế độ giao ban trong Chi ủy, họp chi bộ

để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng và dư luận để kịp thời giải quyết theo

thẩm quyền và báo cáo lên cấp trên. Ngoài những nội dung chủ yếu tuyên

truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết

của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ đảng viên và nhân dân, các chi

bộ còn tuyên truyền giáo dục đạo đức cách mạng, truyền thống yêu nước. Ngoài việc duy trì sinh hoạt định kỳ, nhiều chi bộ đã thực hiện sinh hoạt chuyên đề mỗi quý một lần như các chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên hoặc chọn nhiệm vụ trọng tâm, khâu khó, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong việc thực hiện nhiệm vụ của chi bộ; những vấn đề cán bộ, đảng viên, quần chúng đặc biệt quan tâm như việc đấu tranh, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội ở địa phương; các giải pháp xây dựng nông thôn mới; công tác quản lý và phân công công tác cho cán bộ đảng viên… để đưa vào sinh hoạt chuyên đề, các chi bộ đã cơ bản bám sát nguyên tắc, quy định trong Điều lệ Đảng, sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp ủy đảng. Nội dung sinh hoạt được cấp ủy, bí thư chuẩn bị trước nên trong sinh hoạt cơ bản đã tập trung vào nội dung cần bàn.

Trong những năm qua, nhiều đảng bộ cơ sở đã có những cách làm hay, mô hình hiệu quả, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn dân cư. Huyện ủy đã ban hành Quy định về trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị; quy định về chế độ dự sinh hoạt với chi bộ dưới cơ sở của cấp ủy viên. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy chế, chấn chỉnh nề nếp làm việc của các cấp ủy; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; kịp thời sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tổ chức xây dựng Đảng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

Trong quá trình triển khai sinh hoạt chi bộ đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả. Nhiều chi bộ ở khu dân cư tổ chức một số kỳ sinh hoạt chi bộ mở rộng mời trưởng, phó khu dân cư, trưởng các chi hội, đoàn thể, trưởng ban công tác mặt trận và một số hộ gia đình tiêu biểu đến dự họp để bàn các việc quan trọng liên quan đến khu như: Xây dựng nông thôn mới, hiến đất làm đường bê tông, dồn điền, đổi thửa, sản xuất nông nghiệp… Qua đó đã phát huy được tinh thần dân chủ, đóng góp ý kiến của tập thể, tạo sự đoàn kết ở cơ sở.

Hoạt động lãnh đạo các tổ chức và đoàn thể của các chi bộ thôn, tổ dân phố ở huyện Quế Võ trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chi bộ đã làm tốt công tác lãnh đạo Ban điều hành thôn, tổ dân phố, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi..v.v. Một trong những nguyên nhân cơ bản mà các chi bộ lãnh đạo tốt các tổ chức và đoàn thể là do xác định đúng nhiệm vụ của mình.

Đối với Mặt trận tổ quốc, chi bộ lãnh đạo tập trung vào hoạt động tham gia xây dựng Đảng, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường khối đại

đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, gia đình văn hóa, phong trào đền ơn đáp nghĩa, chương trình xóa đói giảm nghèo..v.v

Đối với Đoàn thanh niên, chi bộ đã lãnh đạo Đoàn thanh niên trong việc tập hợp thanh niên, tăng cường làm công tác chính trị để trang bị những lý tưởng và hòai bão cho thế hệ trẻ, thực hiện tốt các phong trào do đoàn cấp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC, CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT ĐẨNG TẠI TẠI QUẾ VÕ BẮC NINH (Trang 47 - 70)