Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC, CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT ĐẨNG TẠI TẠI QUẾ VÕ BẮC NINH (Trang 81 - 86)

Kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của những hạn chế trong sinh hoạt thôn, tổ dân phố được thể hiện bằng Biểu đồ 2.10 dưới đây:

Biểu đồ 2.12: Nguyên nhân của những hạn chế trong sinh hoạt chi bộ

Có 537 đảng viên được hỏi (chiếm 89,5%) chiếm tỷ lệ cao nhất, cho rằng do trình độ của người đứng đầu chi ủy còn hạn chế. Có 478 đảng viên

được hỏi (chiếm 79,7%) chiếm tỷ lệ thấp nhất, cho rằng nguyên nhân là do cấp ủy cấp trên quan tâm chưa sát sao.

Một là, ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường, đã tác động tiêu cực đến tâm trạng của cán bộ, đảng viên ở địa phương. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí của Đảng ta cũng như ở địa phương kết quả vẫn còn hạn chế, phần nào cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình”, kẻ địch tăng cường các thủ đoạn xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, bôi nhọ uy tín, thanh danh của cán bộ, kể cả cán bộ ở địa phương, vì vậy lòng tin của nhân dân đối với tổ chức đảng ở điai phương có lúc bi suy giảm, tình hình đó làm cho chất lượng các buổi SHCB không cao..

Hai là, một số chi uỷ, nhiều cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí của chi bộ và ý nghĩa, tầm quan trọng của SHCB; chưa thực sự quan tâm, suy nghĩ, tìm các biện pháp để đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng SHCB. Ý thức trách nhiệm của đảng viên trong SHCB ở một số chi bộ còn thấp, ngại va chạm, ngại ý kiến và nhất trí là chủ yếu.

Một số chi ủy chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của chi bộ thôn, tổ dân phố, chưa thật sự coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, thiếu thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng có nơi làm còn hình thức, xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết của cấp trên còn sao chép, đề ra nhiệm vụ còn chung chung, không phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một bộ phận chi ủy thôn, tổ dân phố chưa ngang tầm, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra. Biểu

hiện còn lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành giải quyết các vụ việc phức tạp phát sinh, bên cạnh đó lại có một bộ phận đảng viên còn biểu hiện thiếu tính chiến đấu, thiếu tính tiên phong, gương mẫu, còn nể nang, thiếu mạnh dạn đấu tranh trước các biểu hiện tiêu cực, một số chi ủy viên chưa tích cực đổi mới phong cách và lề lối làm việc, có biểu hiện nói nhiều, làm ít.

Ba là, một số đảng uỷ xã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, chưa thường xuyên kiểm tra việc tổ chức sinh hoạt của các chi bộ trực thuộc. Chưa có biện pháp tích cực, hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những khuyết điểm tồn tại của chi bộ và chưa chỉ ra cho các chi bộ những hạn chế và các biện pháp để nâng cao chất lượng SHCB.

Đảng viên ở các chi bộ thôn, làng, nhất là đảng viên trẻ thường xuyên đi làm ăn xa, nên việc chấp hành chế độ sinh hoạt cũng như đóng góp ý kiến xây dựng chi bộ không nhiều, thậm trí còn vắng SHCB thường xuyên, vi phạm quy định của Điều lệ Đảng.

Bốn là, do đặc thù là chi bộ thôn, làng lãnh đạo trực tiếp nhân dân sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, cho nên cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh hoạt của chi bộ có tháng sinh hoạt muộn theo quy định (quy định sinh hoạt vào ngày 03 hàng tháng), thời gian buổi sinh hoạt cũng hạn chế, đảng viên đi sinh hoạt tỷ lệ thấp, có chi bộ bỏ không sinh hoạt; đảng viên nông thôn phải đi lao động xa ở thành phố do vậy việc bố trí để dự SHCB không được thường xuyên, nề nếp, đặc biệt có đảng viên bỏ sinh hoạt hàng tháng dẫn đến phải xử lý kỷ luật.

Năm là, trình độ lý luận, năng lực thực tiễn của đội ngũ chi uỷ, nhất là bí thư, phó bí thư chi bộ còn nhiều hạn chế, do chư được bồi dưỡng, đào tạo về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy việc chuẩn bị nội dung, điều hành SHCB còn hạn chế.

Kỹ năng xử lý điều hành tình huống của bí thư chi bộ ở một số chi bộ còn yếu. Năng lực lãnh đạo của chi uỷ, nhất là vai trò của bí thư ở một số chi bộ còn hạn chế. Đội ngũ bí thư trong các trường học có năng lực chuyên môn nhưng còn hạn chế về kinh nghiệm công tác Đảng.

Sáu là, chính sách đãi ngộ đối với cấp uỷ, bí thư, phó bí thư ở chi bộ chưa tạo ra động lực cho họ làm việc tốt, phát huy trách nhiệm cá nhân. Hiện tại mức phụ cấp của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, làng trực thuộc đảng bộ các xã trong huyện Quế Võ nói riêng, của các quận, huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh nói chung là quá thấp (phụ cấp hàng tháng là hệ số 1 so mức lương tối thiểu bằng 1.150.000đ/ tháng). Phó bí thư, chi uỷ viên không có phụ cấp. Do vậy chưa tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm cho đội ngũ bí thư, phó bí thư, chi uỷ viên công tác thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ cán bộ nhất là ở thôn, tổ dân phố thường xuyên biến động, chế độ chính sách còn bất cập, một số điểm chưa phù hợp, từ đó một bộ phận cán bộ ở thôn, tổ dân phố chưa tâm huyết với nhiệm vụ được giao.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Quế Võ đã nỗ lực, phấn đấu và biết phát huy những thế mạnh của huyện để đưa kinh tế- văn hóa- xã hội phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Để làm được điều này, từng chi bộ thôn, tổ dân phố ở huyện Quế Võ đã phát huy truyền thống của quê hương anh hùng cách mạng, chủ động, sáng tạo trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Thực tế ấy, đã chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cấp.

Nhìn chung các chi bộ thôn, tổ dân phố ở huyện Quế Võ trong những năm qua có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Số lượng và

chất lượng của đảng viên chi bộ ngày được nâng lên. Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ngày càng đi vào nề nếp. Các chi bộ đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; công tác vận động quần chúng đã mang lại nhiều kết quả đáng phấn khởi. Ngoài ra, các chi bộ thôn, tổ dân phố còn lãnh đạo các tổ chức quần chúng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời làm nòng cốt trong tất cả các phong trào. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế: nội dung sinh hoạt còn chưa thiết thực, một số nơi chưa đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt chi bộ; chất lượng đảng viên chi bộ thôn, tổ dân phố còn chưa cao, cơ cấu trình độ còn khoảng cách; một số đảng viên có biểu hiện sa sút ý chí chiến đấu v.v… Từ những kết quả đạt được và những hạn chế nêu trên, các chi bộ thôn, tổ dân phố ở huyện Quế Võ cần phải biết phát huy những mặt mạnh, khắc phục đi đến chấm dứt những hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở đó, xác định được mục tiêu, phương hướng và xây dựng những giải pháp đồng bộ, thiết thực và có tính khả thi để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của chi bộ thôn, tổ dân phố.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC, CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT ĐẨNG TẠI TẠI QUẾ VÕ BẮC NINH (Trang 81 - 86)